Bộ Công thương lên tiếng việc Mỹ coi Việt Nam là nước phát triển

© Ảnh : Đỗ Phương Anh - TTXVNSản xuất ngành dệt may xuất khẩu sang châu Âu.
Sản xuất ngành dệt may xuất khẩu sang châu Âu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vụ Thương mại đa biên Bộ Công thương Việt Nam lên tiếng phản hồi thông tin Việt Nam bị Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) loại khỏi danh sách các nước đang phát triển và bị đối xử như một nước phát triển.

Việt Nam mất nhiều ưu đãi của WTO vì sự phàn nàn của Tổng thống Trump?

Việc chính quyền Mỹ quyết định thu hẹp danh sách nội bộ mà theo đó Việt Nam bị chính quyền Tổng thống Donald Trump loại khỏi danh sách các quốc gia đang phát triển. Theo Washington, Việt Nam cùng với Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… sẽ bị đối xử như những quốc gia đã phát triển và hiển nhiên sẽ không còn được hưởng những chính sách ưu đãi của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trước đó, ngày 10.2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết Hoa Kỳ quyết định thu hẹp danh sách những quốc gia đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngương kích hoạt các cuộc điều tra về việc liệu những nước này có gây tổn hại đến các ngành công nghiệp của Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu công bằng hay không.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đằng sau việc Việt Nam bị Mỹ loại khỏi danh sách các nước đang phát triển

USTR chính thức khẳng định Việt Nam cùng với hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraina) bị loại khỏi danh sách các nước được hưởng Quy chế quốc gia đang phát triển trong Luật Chống trợ cấp của Hoa Kỳ.

Đây được coi là động thái đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Trước thông tin này, những ngày qua, nhiều người đã bắt đầu lo ngại về những ưu đãi mà Việt Nam mất đi khi bị Mỹ loại khỏi danh sách quốc gia đang phát triển sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.

Năm 2019 vừa qua, kim ngạch thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đạt gần 76 tỷ USD, tăng đến 25% so với năm 2018. Đặc biệt, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời, Việt Nam trở thành một trong những thị trường tăng mạnh và tăng nhanh lượng hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này vô tình cũng kéo theo nhiều hệ lụy.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt mời các phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói về dịch coronavirus, đề nghị của Trung Quốc và quyết định của chính quyền Mỹ

Đã không ít lần Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu bày tỏ quan ngại về việc “Việt Nam được hưởng lợi quá nhiều từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung” giúp quốc gia hơn 96 triệu dân với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng 7,02% - duy trì trong top các nước đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong cả thập kỷ vừa qua.

Vốn dĩ, mục tiêu của các ưu đãi đặc biệt của WTO đối với các quốc gia đang phát triển là giúp các nước nghèo giảm nghèo, tạo việc làm và hòa nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu, cắt ngắn khoảng cách quá lớn giữa các nước phát triển về kinh tế và những quốc gia còn kém phát triển.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nếu số tiền trợ cấp nước ngoài ở mức tối thiểu (thường được xác định là dưới 1% giá trị), các chính phủ được yêu cầu chấm dứt điều tra thuế đối kháng. Tuy nhiên, với các nước đang phát triển, WTO có một tiêu chuẩn khác, theo đó yêu cầu các Chính phủ chấm dứt điều tra thuế quan nếu số tiền trợ cấp dưới 2% giá trị. Như vậy, nếu bị đưa ra khỏi danh sách quốc gia đang phát triển, Việt Nam có thể bị Mỹ điều tra thuế quan trong trường hợp số tiền trợ cấp ít nhất 1% giá trị hàng hóa.

Bộ Công thương phản ứng việc Việt Nam bị Mỹ đối xử như nước phát triển

Về vấn đề này, đại diện Vụ Thương mại đa biên Bộ Công thương Việt Nam cho biết, theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới, các nước phát triển dành cho những quốc gia đang phát triển và kém phát triển một số ưu đãi, linh hoạt. Trong đó, sự ưu ái lớn nhất chính là Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS) và linh hoạt trong các vụ kiện bán phá giá và chống trợ cấp.

WTO - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ hủy những ưu đãi giành cho Trung Quốc, Việt Nam và các nước đang phát triển khác

Như vậy, các nước đang và kém phát triển được miễn trừ việc bị áp dụng thuế chống trợ cấp hay thuế chống bán phá giả bởi các nước phát triển nếu xuất khẩu với khối lượng nhỏ hoặc khoản trợ cấp được các nước đang phát triển áp dụng đượu coi là không đáng kể.

Vụ Thương mại đa biên Bộ Công thương nhấn mạnh, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ công bố danh sách các nước phát triển. Hoa Kỳ đã ban hành danh sách tại Thông báo ngày 10.2.2020 dựa trên cơ sở Luật Thuế đối kháng của Washington và danh sách mới là bản cập nhật lại danh sách cũ đã ban hành từ năm 1998.

Bộ Công thương khẳng định, trong danh sách năm 1998, Việt Nam không có tên do chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên, tại danh sách mới cập nhật tháng 2 này, tuy Việt Nam đã là thành viên của WTO nhưng các nước đang phát triển có quy mô kinh tế và thương mại lớn không được đưa vào danh sách.

Vì vậy, theo Bộ Công thương Việt Nam, thay đổi trên trong chính sách của Mỹ mặc dù có tác động đến một số nước đã nằm trong danh sách trước đây nhưng không có tác động thực tế đến Việt Nam.

“Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên đang phát triển khác trong WTO tiếp tục làm việc với Hoa Kỳ để làm rõ các thay đổi trong chính sách cũng như cơ sở của các tiêu chí mới, đảm bảo việc áp dụng là phù hợp với các quy định của WTO”, Bộ Công thương nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала