Milan thơ mộng chống Coronavirus: «Ai hoảng sợ, người ấy sẽ chết trước»

© REUTERS / REMO CASILLIVi rút coronavirus ở Ý
Vi rút coronavirus ở Ý - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kể từ khi ở Italy ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do coronavirus, các phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế đều phản ánh tình trạng rối loạn tâm thần tập thể, hoảng sợ và bóng dáng tử thần.

Phóng viên Sputnik đã đến đó để hỏi chuyện người dân Italy và khách du lịch, cho thấy những gì đang thực sự xảy ra ở xứ sở thơ mộng này.

Khách du lịch đeo mặt nạ y tế ở Venice. - Sputnik Việt Nam
Giá khẩu trang y tế và gel khử trùng tăng vọt ở Ý

Sau khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Malpensa của thành phố Milan, các chuyên gia y tế liền tới đo thân nhiệt của từng hành khách. Chỉ sau khi vượt qua bài kiểm tra này, mọi người mới có thể bắt đầu thủ tục nhập cảnh. Nhà ga phi trường trông vắng vẻ, và sự im lặng tuyệt đối chỉ bị phá vỡ bởi những lời thông báo từ hệ thống loa truyền thanh. Thấy rõ là ít ai thực hiện hành trình đến đây như đến thủ đô thời trang của Italy, còn trên các bức tường treo đầy những áp-phích cảnh báo về biện pháp phòng ngừa chống lại coronavirus, cơn dịch bệnh nham hiểm đã giết chết hơn 3.000 người ở khắp thế giới.

Tuy nhiên, trong chính thành phố không bộc lộ sự hoảng loạn mà truyền thông Italy và báo chí quốc tế mô tả. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, dù trong chuyển động chậm rãi. Quảng trường Duomo gần như trống không, tuy vốn nổi danh là nơi thường thu hút đám đông lớn, còn trên tàu xe ngay cả vào giờ cao điểm vẫn có nhiều ghế trống.

© Sputnik / Lucas HerreraTấm biển đề "không có khẩu trang" ở Ý
Milan thơ mộng chống Coronavirus: «Ai hoảng sợ, người ấy sẽ chết trước» - Sputnik Việt Nam
Tấm biển đề "không có khẩu trang" ở Ý

Không hoảng sợ, chẳng khẩu trang

«Cá nhân tôi không sợ. Nhiều người nghĩ rằng bệnh dịch đã ập đến và gần như là Thế chiến III rồi. Nhưng, theo cách nhìn của tôi, ai hoảng hốt người ấy sẽ chết trước tiên», - Antonio, một người Italy làm ​​việc trong ngành vận tải nói với nhà báo.

Quan điểm ​​của ông trùng hợp với ý kiến ​​của nhiều người Milan khác mà nhà báo tiếp xúc.

«Tôi hoàn toàn chẳng sợ chút nào! Mọi thứ đều bị thổi phồng quá đáng. Chẳng qua các chính trị gia của chúng tôi không biết làm thế nào để đương đầu với cuộc khủng hoảng này. Họ thiết lập vòng phong toả Italy và Milan, còn dân chúng tôi trả giá cho hậu quả của cơn hoảng loạn đó, y như thời xảy ra đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 vậy!», - bà Adriana nói. Bất kể là bà đã ngoài 65 tuổi nhưng Adriana không kiềm chế mong muốn đi ra ngoài trời và chống cây ba-toong dạo bộ dọc theo Quảng trường Duomo.
Khách du lịch trong khẩu trang bảo vệ đi thuyền gondola ở Venice - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Các tour du lịch đến Ý bị hủy bỏ do coronavirus

Không giống như các khu vực bị thiệt hại của Trung Quốc, trên đường phố Italy rất khó tìm thấy những người bưng bít kín mũi kín miệng. Cả Chính phủ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khuyến nghị rằng đeo khẩu trang chỉ là cách thức bảo vệ cho bệnh nhân, vì nó không đảm bảo hiệu quả cao đối với người khỏe mạnh. Mặt khác, trong phần lớn các hiệu thuốc thì trên cửa đều dán tờ thông báo «Hết khẩu trang».

Nan đề cho du khách: Liệu đến thăm Italy có an toàn chăng?

«Chúng tôi đã đặt vé từ lâu, xem tin tức và bình tĩnh thực hiện biện pháp phòng ngừa. Chúng tôi mua sẵn khẩu trang và thuốc khử trùng để rửa tay», - Jasmine giải thích, bà là du khách người Anh đến Milan cùng con gái và mấy đứa cháu. «Họ hàng can ngăn chúng tôi rằng: «Hãy huỷ chuyến đi! Các vị sẽ mắc bệnh đấy!». Nhưng tất cả các ngôi làng ở Italy, nơi bùng phát virus, thì đã bị cô lập cách ly rồi. Chẳng có lý do gì để không đến Milan hoặc Rome. Cũng như đến bất kỳ đất nước nào khác. Tất cả sẽ từ từ lây lan virus, và rốt cuộc thì nó sẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vậy phải làm gì? Tự giam hãm mình ở nhà? Mấy tuần? Hai tháng? Ba tháng? Hay là bốn tháng?», - vị nữ du khách đặt câu hỏi.

Cô Samantha trẻ tuổi người Ecuador đang nghỉ ngơi ở Milan thấy có chút khác thường: «Mọi chỗ đều đóng cửa. Chẳng có gì đặc biệt để làm».

Chính quyền Italy đã lưu tâm về điều này, và chính vì vậy từ ngày 2 tháng 3, Giáo đường Duomo của Milan sẽ mở cửa trở lại, còn Nhà hát La Scala nổi tiếng biểu diễn vào ngày 8 tháng 3. Ngoài ra, các quán bar sẽ đón khách sau 18:00. Như vậy, mặc dù thực tế ở ba khu vực là vùng Lombardia, Veneto và Emilia-Romagna thì các giờ học trong trường phổ thông vẫn tạm ngưng, còn miền bắc Italy đang cố gắng dần trở lại nếp sống thường nhật.

Trong khi đó, WHO cũng không khuyến cáo mọi người huỷ bỏ các dự định. «Du khách không cần hủy kế hoạch, chỉ nên tính đến những hạn chế do các hãng hàng không áp dụng khi vạch chương trình cho chuyến đi», - bà Carmen Dolea lãnh đạo Ban Thư ký WHO về Quy định Sức khỏe Quốc tế cho biết.

Kỳ thị - thêm một bệnh dịch khác

Đợt bùng phát coronavirus nhân lên thái độ bài ngoại, vốn cũng đã hiện hữu ở Italy. Thái độ chán ghét người nhập cư đặc biệt là dân tị nạn có sự thúc đẩy từ các chính trị gia cánh hữu, nay đã biến thành sự thù địch đối với những ai có ngoại hình Trung Quốc.

Người hâm mộ đội bóng đá Ý Atalanta - Sputnik Việt Nam
Coronavirus làm tê liệt giải vô địch bóng đá Ý

Một số quán bar ở Rome từ chối phục vụ người Trung Quốc, đến tận phân biệt đối xử và dùng vũ lực gây hấn với các sinh viên nước ngoài, vì một số tầng lớp trong xã hội Italy nhìn nhận người Trung Quốc như là kẻ thù.

«Chúng tôi đến đăng ký nhận phòng tại một nhà nghỉ nơi chúng tôi đã đặt trước phòng chung cho 6 người. Ở đấy họ nói với chúng tôi rằng không chấp nhận người châu Á. Du khách châu Âu thì thẳng thừng yêu cầu chúng tôi chuyển sang phòng riêng mà giá đắt hơn», - Melody kể, cô gái này không đến từ Trung Quốc nhưng cũng bị phân biệt đối xử do có vóc dáng châu Á.

Melody đang sống và học tập ở Phần Lan, đến Milan nghỉ ngơi vài ngày, nhưng kỳ nghỉ của cô thế là bất thành: «Mọi người nhìn gườm gườm, mặc dù không phải tất cả người châu Á chúng tôi đều đến từ Trung Quốc. Tôi chẳng hạn, tôi là người Đài Loan và đến từ Phần Lan đấy chứ».

Vì sao ở Italy có nhiều người nhiễm virus?  

Italy đã đi qua con đường từ quốc gia vượt trước một bước so với các nước châu Âu khác về kiềm chế coronavirus hồi cuối tháng 1, đến chỗ là đất nước có tỷ lệ ca lây nhiễm và tử vong cao nhất do chủng virus mới này, sau Trung Quốc. Thủ tướng Giuseppe Conte thừa nhận rằng ông «kinh ngạc» trước đà gia tăng số trường hợp lây nhiễm.

Футбол. Кубок конфедераций-2017. Финальный матч - Sputnik Việt Nam
Lần đầu tiên cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp bị nhiễm coronavirus ở Ý
«Tất nhiên, chúng tôi tiến hành kiểm tra nhiều hơn, vì vậy phát hiện thêm nhiều người nhiễm bệnh. Ở London có thể ít người nhiễm bệnh hơn ở Codogno, một làng nhỏ ở vùng Lombardia», - ông Andrea nói trong một quán bar ở trung tâm Milan.

Theo tình trạng của ngày 1 tháng 3, cơ quan chuyên môn Italy đã lấy 21.127 bệnh phẩm để kiểm tra lây nhiễm, điều này đã được sự xác nhận của ông Angelo Borrelli đứng đầu Bộ Quốc phòng Italy tại một cuộc họp báo. Xin nêu vài số liệu để so sánh: cho đến ngày 26 tháng 2, Pháp đã tiến hành khoảng 762 xét nghiệm. Nơi sát gần với Italy trên lục địa là Vương quốc Anh, trong đầu tháng 3 đã lấy 11.750 bệnh phẩm để xét nghiệm.  

Vào tháng 1, các cơ quan y tế Italy đã bắt đầu kiểm tra bắt buộc với các trường hợp đáng ngờ mà không có tiêu chí lựa chọn nghiêm ngặt. Tại các nước châu Âu khác, xét nghiệm chỉ được thực hiện với những bệnh nhân bộc lộ triệu chứng tương tự và từng tiếp xúc với người có nguy cơ trong vòng 14 ngày trước đó.

© AP Photo / Lapresse/ Claudio FurlanNhững người lính Ý đeo khẩu trang tuần tra quảng trường ở trung tâm Milan
Milan thơ mộng chống Coronavirus: «Ai hoảng sợ, người ấy sẽ chết trước» - Sputnik Việt Nam
Những người lính Ý đeo khẩu trang tuần tra quảng trường ở trung tâm Milan

Kể từ ngày 25 tháng 2, Trung tâm phòng chống dịch bệnh của châu Âu cập nhật các tiêu chí phân loại cho những trường hợp nhiễm coronavirus và từ đó, Italy chỉ kiểm tra những ai có biểu hiện đáp ứng các tiêu chí về nhiễm trùng như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала