LHQ khen Việt Nam chống dịch Covid-19 tốt, Hà Nội sẽ xây bệnh viện dã chiến trong 10 ngày

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNPhun thuốc tiêu độc khử trùng tại cầu Thê Húc.
Phun thuốc tiêu độc khử trùng tại cầu Thê Húc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thông tin về sức khỏe bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 32 của Việt Nam N.T.T.T liên quan bệnh nhân số 17. Hà Nội sẽ xây dựng bệnh viện dã chiến số 2 chỉ trong 10 ngày do tình hình dịch SARS-CoV-2 phức tạp. Ngoài ra, điều phối viên LHQ khẳng định tin tưởng nỗ lực chống dịch nCoV của Việt Nam.

Hà Nội xây bệnh viện dã chiến số 2 chống dịch Covid-19 trong 10 ngày

Ngày 10.3, Sở Y tế Hà Nội thông tin cho biết, Bệnh viện dã chiến số 2 chống dịch bệnh do virus corona chủng mới Covid-19 (nCoV hay SARS-CoV-2) gây ra dự kiến sẽ được xây dựng chỉ trong vòng 10 ngày. Vị trí của bệnh viện này được lựa chọn địa điểm triển khai thi công là Trung tâm sát hạch lái xe, nằm trên địa phận xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội. Chính quyền Hà Nội cho biết, đây là bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng.

Theo thông tin mà các ngành chức năng tại Hà Nội cung cấp, Bệnh viện dã chiến này có quy mô 600 giường bệnh với 20 khoa phòng chức năng sẽ thu dung, cấp cứu, điều trị cách ly cho toàn bộ bệnh nhân mắc Covid-19 trong khu vực.

Bến đậu taxi tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố ca nhiễm COVID-19 thứ 31 tại Việt Nam

Theo Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện dã chiến số 2 là cơ sở chuyên khoa truyền nhiễm được tổ chức, xây dựng và triển khai trên cơ sở khi tình hình dịch Covid-19 gây ra ở cấp độ 4 (cấp độ khi có trên 1.000 ca bệnh).

Đặc biệt, cũng giống như Bệnh viện Hỏa Thần Sơn của Trung Quốc được xây dựng thần tốc, Bệnh viện dã chiến số hai tại Hà Nội dự kiến được thi công trong thời gian 10 ngày trên cơ sở các hạng mục đã có. Tuy nhiên, lãnh đạo chính quyền Hà Nội khẳng định phải đảm bảo nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị các thiết bị chủ yếu như: máy thở, máy X Quang di động, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, xe điện chuyên chở bệnh nhân nội viện, xe cứu thương.

Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng thống kê cho biết, khả năng thu dung tối đa của tất cả các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội khi có dịch xảy ra là 5.000 giường. Hà Nội đã lên phương án xây dựng 2 bệnh viện dã chiến. Bệnh viện số 1 sẽ nằm trên địa bàn xã Xuân Sơn, Sơn Tây Hà Nội với quy mô 600 giường bệnh và bệnh viện dã chiến số 2 sẽ được xây dựng tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 32 bị tổn thương phổi

Trường hợp nhiễm virus corona thứ 32 của Việt Nam, nữ bệnh nhân N.T.T.T, 24 tuổi về Việt Nam từu London, Anh bằng máy bay riêng hiện vẫn đang sốt, ho liên tục, phổi bị tổn thương.

Cụ thể, chiều ngày 10.3, TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM thông tin cho biết, bệnh nhân N.T.T.T đã được đưa từ khu vực cách ly về bệnh viện để điều trị.

“Từ đêm qua đến nay bệnh nhân sốt, ho nhiều, ho khan, đau tức ngực. Hình ảnh chụp X-quang phổi có tổn thương dạng thâm nhiễm mô kẽ lan tỏa khắp 2 phế trường”, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM khẳng định.

Đồng thời, chiều 10.3, bệnh viện đã tổ chức hội chẩn liên viện với các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, hồi sức, hô hấp, thực hiện chẩn đoán hình ảnh và đưa ra hướng điều trị cho nữ bệnh nhân số 32 nhiễm Covid-19 của Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, BS Nguyễn Trí Dũng khẳng định, bệnh nhân đã được cách ly tuyệt đối trên chuyên cơ riêng do gia đình thuê và trong suốt hành trình từ Anh về Việt Nam đều thực hiện nghiêm các biện pháp cần thiết.

Ngoài ra, hệ thống phòng dịch của thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động tiếp cận và đưa trực tiếp bệnh nhân T.T từ sân bay đến khu cách ly với nhiều biện pháp đảm bảo phòng hộ tối đa.

“Bệnh nhân không tiếp xúc với bất cứ người nào trong suốt quá trình di chuyển. Chuyên cơ, xe vận chuyển bệnh nhân và khu vực cách ly được khử trùng theo quy định”, BS Nguyễn Trí Dũng khẳng định.

Nữ bệnh nhân số 32 nhiễm Covid-19 của Việt Nam sống tại Anh, sang Milan (Italy) dự tuần lễ thời trang ngày 21-23.2. Bệnh nhân dự tiệc và gặp “bệnh nhân 17” cùng nhiều người Anh khác đêm 27.2 tại London.

Xét nghiệm sàng lọc mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nghi ngờ đến từ vùng dịch COVID-19 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 thứ 34 tại Việt Nam quá cảnh tại Hàn Quốc

Về lịch trình bệnh, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân này khởi phát ho vào ngày 2.3.2020 (tại London - Anh), không sốt. Bệnh nhân đến bệnh viện tại London để khám và được cho thuốc về nhà điều trị.  Ngày 07.3.2020 sau khi biết tin bệnh nhân số 17 tại Việt Nam mắc bệnh Covid-19, bệnh nhân đến lại bệnh viện để khám và được cho thêm thuốc về nhà nhưng triệu chứng ho khan không giảm, không sốt.

Không an tâm về sức khỏe, bệnh nhân thuê máy bay riêng (số hiệu WGT2B) về Việt Nam và nhập cảnh lúc 8h15 ngày 9.3 có nhiệt độ 37,5°C, ho khan, ngay lập tức được chuyển về bệnh viện dã chiến Củ Chi bằng xe chuyên dụng cách ly nghiêm ngặt.

Kết qua chụp X-Quang phát hiện bệnh nhân bị viêm phổi mô kẽ. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, còn ho khan nhiều, họng đỏ nhẹ, thở êm và tự thở được chuyển về cách ly tại BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM lúc 20h30 ngày 09.3.2020.

Bộ Y tế khẳng định, mẫu bệnh phẫm được lấy và chuyển về Viện Pasteur TPHCM vào lúc 20h ngày 09.3.2020. Kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR vào lúc 22g30 ngày 09.3.2020.

Điều phối viên LHQ tin tưởng nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Cũng trong chiều nay, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi tiếp Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra.

Hai bên tiến hành gặp gỡ, trao đổi về một số vấn đề, gồm sự tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ và nỗ lực chống dịch bệnh Covid-19.

© Ảnh : Thống Nhất- TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam
LHQ khen Việt Nam chống dịch Covid-19 tốt, Hà Nội sẽ xây bệnh viện dã chiến trong 10 ngày - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam

Phát biểu với Điều phối viên của LHQ, Thủ tướng Việt Nam bày tỏ vui mừng về sự hợp tác hiệu quả của các tổ chức LHQ trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra đang lan rộng toàn cầu

“Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết, kịp thời, đồng bộ đưa ra nhiều giải pháp, ngăn chặn hiệu quả, đặc biệt là cách ly y tế từ rất sớm, huy động cả hệ thống tham gia. Những biện pháp với phương châm “chống dịch như chống giặc” được toàn dân ủng hộ, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao”, cổng thông tin chính phủ dẫn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Cán bộ tổ công tác đo thân nhiệt cho người dân trong khu cách ly trường quân sự Sơn Tây. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 thứ 32, là con gái của một tỷ phú?
Đồng thời, thông báo với Điều phối viên LHQ, lãnh đạo chỉnh phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh, trong gần một tháng từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên (23.1), tại Việt Nam chỉ có 16 ca dương tính với chủng mới virus corona, đều đã được chữa khỏi và công bố xuất viện.

Tuy nhiên, trong chuyến bay gần đây từ Anh tới Việt Nam, có hành khách nhiễm Covid-19, lây lan sang một số người. Việt Nam nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống đối với trường hợp này như cách ly y tế, truy tìm các hành khách để đưa vào cách ly.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bên cạnh chống dịch, Việt Nam thực hiện mục tiêu kép là cả phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong 2 tháng đầu năm nay, tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp, với nhiều điểm nóng bùng phát, nhất là ở khu vực Trung Đông, châu Phi. Trong bối cảnh đó, Việt Nam bước đầu đảm nhiệm tốt và đạt được nhiều kết quả tích cực trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, nhất là đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020.

Riêng trong tháng Chủ tịch HĐBA, Việt Nam đã tổ chức thành công buổi thảo luận về Hiến chương LHQ, qua đó đề cao chủ nghĩa đa phương, vai trò của Hiến chương, của LHQ, và của luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng đã tổ chức buổi thảo luận đầu tiên của HĐBA về hợp tác với ASEAN, qua đó tạo sự kết nối với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Trong tất cả các vấn đề, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, dựa trên lập trường nguyên tắc, luôn xây dựng và trách nhiệm vì lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định ở các khu vực.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Sputnik Việt Nam
Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư âm tính với COVID-19
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam mong muốn Điều phối viên chia sẻ một số ý kiến đánh giá của ông và các cơ quan LHQ về tham gia của Việt Nam cho đến nay, cũng như gợi ý một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm, thúc đẩy thời gian tới.

Phát biểu với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Kamal Malhotra đánh giá cao nỗ lực, hoạt động mà Việt Nam tiến hành để ngăn chặn lây lan dịch, không chỉ ở giai đoạn 1 mà cả giai đoạn 2.

Điều phái viên LHQ cho biết, ngay trong giai đoạn đầu, Việt Nam là quốc gia duy nhất chặn đứng và giảm số lượng người mắc COVID-19 (chữa khỏi 16 trường hợp).

“LHQ đã sử dụng kinh nghiệm giai đoạn đầu của Việt Nam để chia sẻ với các nước trên thế giới”, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.

Đối với việc Việt Nam có thêm những trường hợp nhiễm Covid-19 mới, LHQ vẫn đánh giá cao các biện pháp mạnh mẽ, chủ động mà Việt Nam đang thực hiện để chặn sự lây lan trong cộng đồng.

Tuy nhiên, không riêng Việt Nam, các quốc gia khác đang đứng trước ngã rẽ quyết định về ứng phó COVID-19.

“Các cơ quan chuyên môn tin tưởng chúng ta sẽ chặn đứng được virus lây lan ở cộng đồng. Chúng ta cần chủ động, quyết liệt hơn nữa. Mặc dù, giai đoạn hiện nay, chúng ta tập trung vào sự lây nhiễm cá thể, nhưng tương lai khi virus lây lan rộng hơn, cần tập trung nguồn lực vào giám sát sự lây lan cũng như phát hiện, điều trị các trường hợp nặng, những ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19 có thể làm xáo trộn xã hội, tăng cường truyền thông, giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới kinh tế-xã hội”, Điều phái viên LHQ phát biểu.

Đồng thời, Kamal Malhotra cho hay, các tổ chức LHQ ở Việt Nam sẽ có các tiếp cận và hỗ trợ Việt Nam hài hoà trên tinh thần “Một LHQ” về công nghệ, kỹ thuật, đánh giá giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới kinh tế-xã hội.

Điều phối viên của LHQ tại Việt Nam cũng đánh giá cao việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, đặc biệt là việc triển khai bệnh viện dã chiến ở Nam Suddan và sự tham gia của phụ nữ trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Bến đậu taxi tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố ca nhiễm COVID-19 thứ 31 tại Việt Nam

Ngoài ra, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Kamal Malhotra đã trân trọng gửi Thủ tướng bản báo cáo của Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD) vừa được công bố về những ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế toàn cầu.

“Văn phòng của tôi sẽ xem xét kỹ để đưa ra khuyến nghị ảnh hưởng đối với Việt Nam”, vị chuyên gia khẳng định.

Theo đó, các lĩnh vực bị ảnh hưởng của Việt Nam mà LHQ sẽ nghiên cứu, tư vấn kịp thời là: Hệ thống y tế, tài chính, ảnh hưởng về sản xuất, nhóm dân cư dễ bị tổn tương, giáo dục LHQ luôn sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam ứng phó tốt với dịch này trong giai đoạn 2 với những diễn biến phức tạp, khó lường.

Trao đổi với người đứng đầu chính phủ, ông Kamal Malhotra dành rất nhiều lời khen cho Việt Nam. Chẳng hạn như, đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ trong một tháng khó khăn, nhiều thách thức của tình hình thế giới, tuy nhiên, ông Kamal Malhotra cho rằng Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt nhất và hoàn thành xuất sắc. Đặc biệt là tổ chức hai cuộc thảo luận Hiến chương LHQ và hợp tác với ASEAN, được bạn bè quốc tế đánh giá cao với những sáng kiến đóng góp vào hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng chung của khu vực và quốc tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала