Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 35 là nhân viên Điện Máy Xanh Đà Nẵng

© Ảnh : Đức Phương - TTXVNKhu vực cách ly được bố trí biệt lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Khu vực cách ly được bố trí biệt lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm chủng mới virus corona (nCoV-SARS-CoV-2) là nhân viên Điện Máy Xanh ở Đã Nẵng tiếp xúc với hai du khách nhiễm Covid-19. Campuchia cách ly 7 người Việt Nam trên du thuyền Viking Cruise Journey để xét nghiệm coronavirus.

Tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Y tế xem xét công bố dịch sau khi tỉnh này xác nhận hai ca dương tính với Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lên kế hoạch xem xét mọi tình huống điều chỉnh kế hoạch đào tạo, lùi thời gian thi THPT quốc gia do dịch coronavirus.

Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 thứ 35 là nhân viên Điện Máy Xanh

Ngày 11.3, Bộ Y tế Việt Nam chính thức xác nhận ca nhiễm chủng mới virus corona (nCoV-SARS-CoV-2) thứ 35. Đây là nữ nhân viên siêu thị Điện Máy Xanh Đà Nẵng có tiếp xúc với hai du khách dương tính với Covid-19.

Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân thứ 35 nhiễm Covid-19 là nữ, quốc tịch Việt Nam, nhân viên bán hàng tại siêu thị Điện Máy Xanh trên địa bàn quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Cán bộ tổ công tác đo thân nhiệt cho người dân trong khu cách ly trường quân sự Sơn Tây. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 thứ 32, là con gái của một tỷ phú?

Về lịch sử bệnh, khoảng 18h-19h ngày 4.3.2020, nữ bệnh nhân này có tiếp xúc trực tiếp với hai du khách người Anh tại siêu thị Điện Máy Xanh. Đây là hai ca dương tính với coronavirus thứ 22 và 23 của Việt Nam.

Viện Pasteur Nha Trang nhận được mẫu xét nghiệm do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng gửi đến lúc 6h30 ngày 11.3.2020. Đến 11h cùng ngày, kết quả xét nghiệm khẳng định nữ nhân viên siêu thị Điện Máy Xanh dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện nay, bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng. Cửa hàng Điện Máy Xanh tại đường Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng, đã tạm thời đóng cửa từ ngày 11.3. Toàn bộ nhân viên cửa hàng này được cách ly tại nhà từ ngày 9.3 theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được đưa đi khám tại Bệnh viện Phổi TP. Đà Nẵng và thực hiện cách ly phòng dịch. Cửa hàng này cũng đã được phun khử khuẩn hai lần.

Tính đến 11h30 ngày 11.3, Việt Nam đã ghi nhận 35 ca nhiễm coronavirus trong đó có 16 ca được điều trị khỏi hoàn toàn. 19 người còn lại đang được tích cực điều trị và cách ly nghiêm ngặt, tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận những ca nhiễm của Việt Nam là Vĩnh Phúc (11), TP.HCM (4), Khánh Hòa (1), Thanh Hóa (1), Hà Nội (4), Ninh Bình (1), Quảng Ninh (4), Lào Cai (2), Đà Nẵng (3), Huế (1), Quảng Nam (2), Bình Thuận (1).

Trong tổng 35 bệnh nhân nhiễm Covid-19 có đến 12 ca dương tính liên quan bệnh nhân N.H.N, ca bệnh thứ 17 của Việt Nam đã đi du lịch qua các nước châu Âu đang bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng như Anh, Ý, Pháp và về Việt Nam trên chuyến bay VN0054.

Bộ Y tế cho biết, có 11 du khách nước ngoài đi trên chuyến bay này mắc Covid-19. Tại Bệnh viện Đã Nẵng, đang cách ly, theo dõi và điều trị cho 2 du khách người Anh được xác định mắc bệnh.

Sản xuất và phát sóng Chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019 – 2020 dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp học sinh trên địa bàn Thành phố ôn luyện và học tập - Sputnik Việt Nam
Dịch COVID-19: Dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 9, 12

Thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế) nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh ở nước ta hiện tại phức tạp.

“Hiện, châu Âu cũng bùng phát mạnh, ngay cả một chuyến bay của nước ta trở về cũng đã có một loạt ca mắc. Nếu không làm tốt, những trường hợp đó lây lan trong cộng đồng thì dịch sẽ bùng phát trong chính nội địa của nước ta. Do đó, điều quan trọng hiện nay là việc phát hiện các bệnh dịch tại chỗ, sau đó tổ chức cách ly, dập dịch, khoanh vùng gọn”, PGS.TS Trần Đức Phu nêu rõ.

Theo cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế), người dân cả nước nói chung, người dân ở những vùng đang có dịch hiện nay cần thể hiện trách nhiệm của mình trong việc chống dịch, chung tay cùng cả nước.

© Ảnh : ZingPGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế).
Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 35 là nhân viên Điện Máy Xanh Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế).
“Điều cần làm là bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng. Phải có hiểu biết thì mới không hoang mang, lo lắng. Sau đó là tự bảo vệ mình và gia đình bằng các biện phát sát trùng, khử khuẩn, rửa tay thường xuyên. Đó là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”, Zing dẫn lời PGS.TS Phu nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Trần Đức Phu, người dân nêu cập nhật và tham khảo thông tin từ trang web của Bộ Y tế, tiến hành khai báo trung thực, thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm, khử khuẩn, vệ sinh môi trường cá nhân, đặc biệt rửa tay với xà phòng. Đây là những biện pháp cần thiết vừa phòng bệnh cho mình, sau đó là gia đình và cộng đồng. Nếu không có ý thức, người mắc sẽ lây cho chính gia đình của mình đầu tiên, chẳng hạn trường hợp cô gái số 17 vừa qua.

Du thuyền bị cách ly ở Campuchia vì Covid-19 có 7 người Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia xác nhận, có 7 người Việt Nam trên du thuyền Viking Cruise Journey đang bị cách ly để xét nghiệm Covid-19.

Campuchia xác nhận ca dương tính với chủng mới virus corona (nCoV-SARS-CoV-2) mới là phụ nữ Anh, 65 tuổi, đi du thuyền Viking Cruise Journey, các ngành chức năng của quốc gia này đã tiến hành cách ly toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền để theo dõi và tiến hành xét nghiệm Covid-19.

Đoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố thêm 8 ca dương tính với COVID-19

Đây là ca nhiễm Covid-19 thứ ba tại Campuchia, di chuyển từ Việt Nam nhập cảnh vào tỉnh Kampong Cham bằng tàu du lịch ngày 7.3.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Vũ Quang Minh, thông tin cho biết, trên du thuyền có 7 người Việt Nam và hiện du thuyền này đang neo đậu ở tỉnh Kampong Cham, Campuchia.

“Đại sứ quán Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẵn sàng cử nhóm công tác hỗ trợ các công dân Việt Nam trên du thuyền đang bị cách ly”, Đại sứ Vũ Quang Minh cũng nhấn mạnh khi chia sẻ với VOV.

Du thuyền Viking Cruise Journey có hành trình đi từ TP.HCM ngày 5.3 tới thủ đô của Campuchia Phnom Penh ngày 7.3. Trên du thuyền này có 64 người trong đó có 30 hành khách, 34 thủy thủ và nhân viên tàu.

Hai trường hợp nhiễm virus corona trước đó mà Campuchia công bố là một người Trung Quốc và một cư dân quốc tịch Campuchia (38 tuổi) đầu tiên mắc Covid-19 vào ngày 7.3. Bệnh nhân này ở Siem Reap. Theo cơ quan y tế địa phương, ca nhiễm Covid-19 thứ hai này của Campuchia bị lây nhiễm virus sau khi tiếp xúc với một du khách Nhật Bản thăm Siem Reap.

Ngành Y tế Campuchia đồng thời cũng đã chữa khỏi cho một ca dương tính với Covid-19. Đó là một bệnh nhân người Vũ Hán, Trung Quốc. Bệnh nhân này hiện đã khỏi bệnh, xuất viện và trở về Trung Quốc.

Trước đó, cơ quan y tế Campuchia đã đưa những người bị nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đi xét nghiệm sau khi nhận được thông báo của phía Việt Nam về trường hợp có du khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân Covid-19 thứ 17 của Việt Nam đang đi trên du thuyền Viking Cruise Journey. Kết quả có một người dương tính với chủng virus này là bệnh nhân người Anh, 4 du khách người Anh còn lại âm tính với virus corona. Bệnh nhân Covid-19 thứ 3 của Campuchia đang được điều trị cách ly tại bệnh viện Kompong Cham.

Quảng Nam đề nghị Bộ Y tế xem xét công bố dịch trên địa bàn tỉnh

Sau khi có hai ca xét nghiệm dương tính với chủng mới coronavirus (SARS2-CoV-2), tỉnh Quảng Nam có công văn đề nghị Bộ Y tế xem xét công bố dịch Covid-19 ở tỉnh này.

Ngày 11.3, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam thông tin cho hay, địa phương đã có văn bản gửi Bộ Y tế do Chủ tịch tỉnh Lê Trí Thanh Ký đề nghị công bố dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh sau khi Viện Pasteur Nha Trang có kết quả xét nghiệm bệnh nhân nghi nhiễm SAR CoV-2 đối với một trường hợp hành khách đi cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân số 17 (N.H.N) dương tính với Covid-19. chiều 10.3.

Theo đó, đây là du khách Anh đến Quảng Nam du lịch, lưu trú tại khách sạn trên địa bàn tỉnh và là ca nhiễm Covid-19 thứ hai ở tỉnh Quảng Nam và ca thứ 33 trên toàn Việt Nam được xác nhận dương tính với nCoV.

Kĩ thuật viên chuẩn bị chụp X quang cho bệnh nhân tại khu vực cách ly đặc biệt. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội đề nghị Bộ Y tế công bố dịch COVID-19

Bệnh nhân là nam, quốc tịch Anh, 58 tuổi, hành khách đi trên chuyến bay VN0054 từ London Anh sang Việt Nam cùng với bệnh nhân N.H.N số 17.

Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên của tỉnh cũng là một công dân Anh, người đàn ông có tên Nevard Kevin (49 tuổi) nhập cảnh vào Việt Nam ngày 2.3 và di chuyển đến Hội An để tham quan du lịch.

Tất cả hai du khách Anh này đều đã được đưa ra Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị.

Công văn của UBND tỉnh nêu rõ, dựa theo kết quả xét nghiệm nêu trên và trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Y tế, UBND tỉnh Quảng Nam kính đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định triển khai các bước tiếp theo và xem xét công bố dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo quy định.

© Ảnh : TTXVNLực lượng chức năng phun thước khử trùng tiêu độc nơi gia đình cô gái bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam sinh sống ở thôn Phù Lưu, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên.
Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 35 là nhân viên Điện Máy Xanh Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chức năng phun thước khử trùng tiêu độc nơi gia đình cô gái bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam sinh sống ở thôn Phù Lưu, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên.

Tỉnh vẫn tiếp tục mọi công tác kiểm soát tình hình dịch bệnh, cập nhật kết quả xét nghiệm và công khai thông tin kịp thời. Đồng thời, địa phương vẫn tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các cơ sở lưu trú và các cá nhân của trường hợp cách ly thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế.

“Việc công bố dịch và việc phòng chống khi có dịch là 2 việc song song thì phải làm theo quy định. Còn công bố dịch Covid-19 hay không phải chờ ý kiến của Bộ Y tế”, ông Lê Trí Thanh khẳng định.
Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc lùi kế hoạch đào tạo và thời gian thi THPT vì Covid-19

Trả lời báo chí ngày 10.3, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), PGS.TS Nguyễn Xuân Thành thông tin về chương trình, kế hoạch đào tạo và thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng tại cầu Thê Húc. - Sputnik Việt Nam
LHQ khen Việt Nam chống dịch Covid-19 tốt, Hà Nội sẽ xây bệnh viện dã chiến trong 10 ngày

Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, trường hợp dịch bệnh diễn biến khó lường, cần đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho giáo viên, học sinh. Nếu cần kéo dài năm học, sẽ phải tính toàn làm sao để đảm bảo mốc thời gian, quỹ thời gian, chương trình học cần thiết.

“Với điều chỉnh thời gian năm học tới ngày 30.6, Bộ GD&ĐT đã tính các trường có khoảng 6 tuần để dạy học bù, bao gồm 4 tuần kéo dài năm học và 2 tuần nằm trong quỹ thời gian dự phòng có sẵn trong năm học. Vì thế, nếu tất cả học sinh các cấp quay lại trường vào ngày 16-3 thì kịch bản của việc thực hiện dạy học bù sẽ diễn ra đúng với mốc thời gian năm học đã điều chỉnh, bao gồm các mốc quan trọng như thời điểm kết thúc năm học và thi THPT quốc gia”, Tuổi trẻ dẫn phát biểu của ông Nguyễn Xuân Thành thông tin cho hay.

Tuy nhiên, để đảm bảo kế hoạch trở lại trường ngày 16.3, Bộ GD&ĐT cũng đã có hướng dẫn chi tiết những nội dung để các trường chuẩn bị. Trong đó cần chuẩn bị trước là vệ sinh trường lớp, dụng cụ dạy học, chuẩn bị đủ nguồn nước, dung dịch sát khuẩn, tập huấn giáo viên để nắm quy trình bảo vệ mình và hướng dẫn học sinh phòng dịch, xây dựng kế hoạch giáo dục để đón học sinh trở lại trường.

Đặc biệt, trong số nhiệm vụ cần thực hiện có việc xây dựng kế hoạch giáo dục sau khi học sinh trở lại trường phải chi tiết, trên nguyên tắc tránh tập trung đông học sinh, mọi hoạt động trong phạm vi lớp, bố trí thời gian học, ra chơi lệch nhau giữa các lớp, cân đối để học sinh không bị áp lực, quá tải.

Còn trong trường hợp đi học lại vào đầu tháng 4, các mốc thời gian năm học mới quyết định vẫn có thể giữ được nhưng sẽ phải thực hiện điều chỉnh một số nội dung. Đồng thời, nếu học sinh phải nghỉ thêm, khung thời gian kết thúc năm học cũng sẽ lùi tương ứng.

Xét nghiệm sàng lọc mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nghi ngờ đến từ vùng dịch COVID-19 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 thứ 34 tại Việt Nam quá cảnh tại Hàn Quốc

PGS Nguyễn Xuân Thành đánh giá việc học online và trên truyền hình hiện nay cần được nhà trường duy trì.

“Các nhà trường phải nghiên cứu, vận dụng hiệu quả hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tại văn bản 4612. Cụ thể cần chủ động rà soát, tinh giản, linh hoạt thực hiện việc dạy học theo các chủ đề, sử dụng các hình thức dạy học khác nhau: trực tiếp trên lớp theo môn, tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề liên môn, dự án học tập, các hình thức ngoài lớp học, bao gồm cả dạy học trực tuyến”, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định.

Trong khi đó, tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ GD&ĐT vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các trường, các đơn vị tăng cường hướng dẫn đại phương và cơ sở đào tạo, trường học xây dựng kế hoạch dạy học từ xa đảm bảo nề nếp, chất lượng, giúp phụ huynh và học sinh đều yên tâm.

Bộ trưởng yêu cầu cần làm rõ những nội dung có thể dạy và học từ xa, phương thức triển khai cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt phải tính đến phương án cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để các em không bị thiệt thòi. Đồng thời, các trường sư phạm được giao nhiệm vụ hỗ trợ nguồn học liệu cho các địa phương, cơ sở giáo dục phổ thông để triển khai việc dạy và học từ xa một cách bài bản. Nếu học sinh tiếp tục nghỉ lâu hơn do dịch, Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị các phương án phù hợp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала