Đằng sau việc WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Việt Nam hành động

© AP Photo / Jane BarlowCovid-19
Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu chắc chắn sẽ gây ra sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư cho ưu tiên phòng chống dịch bệnh và tạm hy sinh lợi ích phát triển kinh tế.

WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu: Kịp thời hay là chậm trễ?

WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu đêm 11-3-2020 (theo giờ Việt Nam). Theo các chuyên gia ngành y và các nhà phân tích thì điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Dự báo về nguy cơ COVID-19 phát triển thành đại dịch toàn cầu đã được nhiều chuyên gia y-sinh học thế giới dự báo từ nửa cuối tháng 2-2020, khi dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang đạt đỉnh. Khi đó, WHO đã nâng mức cảnh báo lên cấp 5+ (trên 6 là cấp cảnh báo bệnh tật toàn cầu do chính WHO ban hành). Và vấn đề WHO công bố tình huống cấp 6 (cấp đại dịch toàn cầu) chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vì sao WHO đã chần chừ việc công bố đại dịch toàn cầu?

Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, trong những nguyên nhân khiến WHO chần chừ chưa công bố đại dịch toàn cầu vào cuối tháng 2-2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Châu Âu, Iran, Hàn Quốc có cả nguyên nhân y tế và phi y tế.

“Về nguyên nhân y tế, WHO hy vọng mức cảnh báo 5+ đưa ra hồi cuối tháng 2-2020 có tác dụng cảnh báo mạnh hơn đối với các quốc gia, khuyến cáo họ tăng cường thêm nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để phòng ngừa, ngăn chặn dịch COVID-19 lan rộng. WHO cũng hy vọng các quốc gia “lắm tiền nhiều của” sẽ mạnh tay phòng chống dịch hơn nữa trước, khi COVID-19 đưa các nước Châu Âu và Bắc Mỹ thành những tâm dịch ngoài Trung Quốc”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Sputnik Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới tuyên bố đại dịch coronavirus toàn cầu
Tuy nhiên, kết quả đã không như mong muốn. Sự yếu kém của hệ thống y tế cộng đồng cũng như sự thiếu hợp tác của dân chúng ở các nước Châu Âu (trừ Nga) và cả nước Mỹ đã khiến cho hàng chục tỷ USD và EURO được ném ra để chống dịch COVID-19 ở các nước này không phát huy được tác dụng. Người ta có thể thấy trên truyền hình những người mẫu thời trang ở Italia đã phản đối việc tạm dừng lễ hội thời trang thế giới ở Milan và những trào lưu phản đối của dân chúng Italia về việc hạn chế đi lại và cô lập các vùng có dịch nước này. Tình trạng “chủ quan khinh dịch” cũng diễn ra ở nhiều nước Châu Âu và ở Mỹ khi người dân phớt lờ những cảnh báo của chính quyền và các cơ quan chức năng y tế. Bên cạnh đó, các nước Châu Âu và Mỹ đã quen e dè và chậm chạp trong việc sử dụng các biện pháp mạnh để buộc người dân phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của chính quyền.

“Cũng về nguyên nhân y tế, còn có cả sai lầm trong phán đoán mức độ lây lan của dịch bệnh. Sau khi Trung quốc phát hiện ra việc virus SARS-COV-2 đã phát triển thành 2 biến chủng L và S, nhiều người đã lan truyền đi thông tin không hề có cơ sở khoa học rằng, chủng virus SARS-COV-2S đã lan ra ngoài có độc lực ít hơn chủng virus SARS-COV-2L. Từ đó, dẫn đến sự chủ quan trong giới chuyên môn. Chỉ đến ngày 10-3-2020, khi các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra việc virus SARS-COV-2 đã có những biến dị mới để trở thành 4 chủng mới và không có chủng nào kém nguy hiểm hơn chủng nào thì khi đó, WHO mới chịu thay đổi nhận thức”- Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Và điều mà mọi người lo ngại nhất đã xảy ra: COVID-19 đã lan đến các nước ở Trung Phi, Đông Phi và Tây Phi như CHDC Congo, Nigeria, Nam Sudan, Uganda, Somali… những nơi không chỉ có hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe hết sức yếu kém, khi hơn 10 quốc gia trong vùng đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào trợ giúp về y tế từ nước ngoài và từ WHO. Nhiều nước còn đang chìm trong nội chiến, xung đột  và khủng bố sắc tộc. Việc COVID-19 lan đến Châu Phi chứa đựng nhiều nguy cơ một thảm họa y tế cấp châu lục, báo hiệu nguy cơ thảm họa y tế toàn cầu.

© AFP 2023 / STRCOVID-19
Đằng sau việc WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Việt Nam hành động - Sputnik Việt Nam
COVID-19
“Và WHO buộc phải công bố đại dịch COVID-19 toàn cầu vào đêm 11 -3-2020, trong khi trên thực tế, đại dịch toàn cầu này đã bắt đầu từ cuối tháng 2-2020 khi số người nhiễm dịch ở Italia, ở Iran, ở Hàn Quốc đã vượt mức 3 con số và tổng số người tử vong do COVID-19 ngoài Trung Quốc cũng chạm mức trên 100 người”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận.

Mặt nạ y tế. - Sputnik Việt Nam
WHO thông báo số lượng khẩu trang y tế cần thiết để chống lại coronavirus
Về nguyên nhân phi y tế thì có thể rất rõ ảnh hưởng của COVID-19 lên các vấn đề kinh tế toàn cầu. COVID-19 đã gây tác động kép rất xấu lên nhiều nền kinh tế Châu Âu và Bắc Mỹ mới đang có dấu hiệu “gượng lại” sau cuộc khủng hoảng sâu rộng năm 2008. Việc công bố đại dịch toàn cầu sẽ chặn đứng mọi nỗ lực của các quốc gia này trong việc phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là Mỹ, quốc gia đang ở vào tình thế mong mạnh do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa sản xuất trong nước với sản xuất ngoài nước. Chính quyền ở các nước này vẫn lấn cấn giữa mục tiêu duy trì mức tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phòng chống dịch COVID-19. Kết quả là không những họ không chặn được đà suy giảm về kinh tế mà còn không chú trọng phòng chống dịch COVID-19 một cách quyết liệt.

Cuối cùng thì cực chẳng đã, WHO buộc phải công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu khi đã có tới 109/193 quốc gia là thành viên Liên Hợp quốc ghi nhận có dịch COVID-19 tại nước mình.

Còn gì nữa đằng sau tuyên bố của WHO?

 Mỏ dầu gần Lovington, Mexico  - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia cho biết điều gì quyết định giá dầu
Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, đằng sau tuyên bố của WHO là một loạt hoạt động của các tập đoàn tư bản tài phiệt Mỹ và Anh. Đó là các hoạt động chu chuyển vốn, rút vốn, bán tháo cổ phiếu, chuyển dự trữ từ tiền giấy sang vàng để tìm nơi trú ẩn an toàn. Còn sự trồi sụt của giá dầu chỉ là tấm bình phong che đậy cho sự chu chuyển tư bản thực sự đang diễn ra. Những hoạt động này đã làm cho giá vàng trên thế giới tăng vọt nhưng cổ phiếu của cả ba mảng chứng khoán đầu bảng của Mỹ là Dow Jones (công nghiệp chế tạo), S&P 500 (tài chính ngân hàng), Nazdaq (công nghệ cao) đều giảm điểm rất sâu, kéo theo cả thị trường chứng khoán từ Á sang Âu giảm theo.

“Việc WHO chậm trễ tuyên bố đại dịch COVID-19 toàn cầu đã tạo thêm thời gian cho các tập đoàn tư bản cá mập ở Mỹ thực hiện cuộc “rút lui chiến lược” đó”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận.

Song song với quan điểm trên, có chuyên gia kinh tế và chính trị còn cho rằng, chính Trung Quốc là nhân tố quyết định để công bố đại dịch toàn cầu. Có thực như vậy không? Vấn đề là WHO công bố đại dịch toàn cầu trong khi Trung Quốc đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, giảm thiểu cả số ca tử vong và số ca nhiễm mới. Vấn đề là theo tiêu chí của WHO, nếu dịch bệnh chỉ diễn ra ở dưới 50 quốc gia, chưa có tới trên 100.000 ca mắc nhiễm, hoặc chưa làm chết đến 3.000 người (0,3%) và chưa lan ra đủ 5 châu lục có người ở thường xuyên (trừ Châu Nam Cực), thì chưa phải là đại dịch. Tuy nhiên đây chỉ là lý do có tính hình thức để WHO chậm tuyên bố đại dịch.

Việc công bố đại dịch toàn cầu sẽ kéo theo những điều gì?

Việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu của WHO sẽ buộc 194 quốc gia thành viên của tổ chức này phải huy động mọi nguồn lực để chặn đứng dịch bệnh tại nước mình và ngăn chặn tối đa sự lây lan của nó sang các quốc gia khác. Căn cứ trên 4 định hướng chiến lược và 5 mục tiêu ưu tiên của WHO, việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu chắc chắn sẽ gây ra sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư cho ưu tiên phòng chống dịch bệnh và tạm hy sinh lợi ích phát triển kinh tế. Đây cũng chính là điều mà Chính phủ Việt Nam đã dự liệu từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Trung Quốc và đã lan sang Việt Nam trong “làn sóng dịch” đầu tiên với 16 ca mắc nhiễm.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Nếu chủ quan, Việt Nam sẽ bị Covid-19 hạ knock-out

Vấn đề tiếp theo là sự hạn chế đi lại, giao lưu trên toàn cầu. Việc thi hành thỏa ước Schengen về tự do đi lại không cần thị thực ở Châu Âu sẽ buộc phải tạm dừng. Các quốc gia sẽ phải thiết lập các hàng rào ngăn chặn dịch bệnh. Việc giao thương giữa các quốc gia sẽ bị đình trệ do chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt không chỉ đối với con người mà còn đối với hàng hóa. Các quốc gia có mức độ nguy hiểm cao như có hàng chục nghìn ca mắc nhiễm, hàng trăm ca tử vong sẽ buộc phải đóng cửa biên giới. Trong nội bộ các quốc gia, tùy theo quy định pháp luật của từng nước sẽ có thể phải cô lập một hoặc nhiều vùng có dịch ở mức độ nghiêm trọng trở lên.

“Hậu quả dễ thấy nhất là kinh tế đình đốn. Những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên là du lịch, dịch vụ, giải trí, thương mại, giao thông vận tải và sau đó là các ngành sản xuất khác. Các lĩnh vực xã hội khác là đối tượng bị ảnh hưởng tiếp theo, bao gồm cả giáo dục, văn hóa. Cộng vào đó còn có thể là sự phá sản của hệ thống bảo hiểm xã hội mà trước mắt là bảo hiểm y tế. Sâu xa hơn nữa, dịch bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các quốc gia đang ở trong thời kỳ nhạy cảm về chính trị hoặc có nhiều bất ổn tiềm tàng về mâu thuẫn chính trị xã hội trong nước”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhận định tình hình với Sputnik.

Tuy nhiên, không phải vì WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu là nguyên nhân của những hậu quả ấy. Bởi tuyên bố của WHO chỉ là để thừa nhận một sự thật đã diễn ra mà thôi.

Việt Nam hành động

Bình Thuận đã có 8 trường hợp mắc Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới
Đúng như dự báo, Việt Nam đang phải đối phó với “làn sóng dịch” thứ hai đến từ các quốc gia ngoài Trung Quốc. Tại thời điểm này, Cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam đã công bố tới 45 ca mắc nhiễm COVID-19, hầu hết các ca mới là do lây chéo trong cộng đồng từ ba nguồn bệnh ban đầu. Phần lớn nguồn bệnh đó đều bắt nguồn từ tâm dịch Lombardia ở Italia. Chỉ có 2 ca có nguồn bệnh từ Degu (Hàn Quốc) và một ca chưa xác định nguồn lây nhiễm bên ngoài.

“Việc WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu còn có nghĩa là quốc gia nào cũng phải lo cho chính mình và phải có kết nối thành một khối . Việt Nam đã thay đổi cách giám sát dựa vào cộng đồng để phát hiện là chính và cách ly ngay tại cộng đồng, tránh phát tán”, - Ông Trần Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Huế nói với Sputnik.

Như các kịch bản đã được hoạch định và diễn tập thực binh ngày 4-3-2020 vừa qua, Việt Nam hiện đang thực hành đối phó với dịch COVID-19 ở cấp độ 3, cấp độ có trên 30 ca mắc nhiễm và trên 20.000 ca nghi ngờ từ mức cách ly để xét nghiệm (F1 và F2) đến mức theo dõi y tế và hạn chế đi lại (F3 và F4).

© Ảnh : Tuấn Anh- TTXVNPhun thuốc khử trùng khu phố có bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 trong tình huống diễn tập.
Đằng sau việc WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Việt Nam hành động - Sputnik Việt Nam
Phun thuốc khử trùng khu phố có bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 trong tình huống diễn tập.

Ngày 10-3-2020, Chính phủ Việt Nam đã công bố lệnh tạm dừng miễn thị thực nhập cảnh với 4 nước Bắc Âu (Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển) và 4 nước Tây Âu (Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha). Trước đó, các lệnh nói trên đã được áp dụng với Hàn Quốc, Iran và Italia. Lệnh tạm dừng miễn thị thực nhập cảnh được áp dụng với các quốc gia có số ca mắc nhiễm vượt mức 4 con số hoặc các quốc gia có số người chết vì dịch bệnh lên tới mức 3 con số. Tới đây, tùy theo tình hình tiến triển của dịch bệnh, một số quốc gia khác cũng có thể bị dừng miễn thị thực nhập cảnh.

“Trong nội địa, áp dụng kinh nghiệm dập dịch ở Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, những khu vực có dịch trong nội địa có trên 3 người nhiễm dịch sẽ được cách ly tại chỗ hoàn toàn trong tối thiểu 21 ngày và tiến hành các biện pháp theo dõi y tế đặc biệt. Những ca nhiễm lẻ sẽ được đưa tới các bệnh viện để cách ly và điều trị tại bệnh viện. Các trường hợp tiếp xúc với nguồn bệnh (F1) tiếp xúc với F1 (F2) sẽ được cách ly tại cơ sở y tế tập trung. Các truờng hợp tiếp xúc vứi F2 (F3) tiếp xúc với F3 (F4) sẽ được cách ly hoặc theo dõi y tế tại nhà và hạn chế đi lại”, - Một bác sĩ dịch tễ nói với Sputnik.
“Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt hơn nữa việc kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển và đường hàng không bằng việc khai báo y tế bắt buộc và có thể cả khám bệnh bắt buộc. Các khu cách ly người nghi nhiễm vẫn đang được mở rộng hoặc thiết lập mới để chống quá tải. Những nguồn lực dự trữ quốc gia cũng bắt đầu được huy động để phòng chống dịch”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik .

Khó khăn trước mắt của Việt Nam là vừa phải đối phó với sự lan truyền của dịch bệnh từ các quốc gia ngoài Trung Quốc như đã dự báo, vừa phải ngăn chặn quyết liệt sự lây nhiễm trong nội bộ cộng đồng. 

Tiên Nguyễn - Sputnik Việt Nam
Tiên Nguyễn chính thức xác nhận nhiễm Covid-19

Một động thái đáng chú ý là trong cuộc họp chiều 12-3-2020 với các bộ ngành kinh tế và các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam (cả nhà nước và tư nhân), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một mặt kêu gọi các doanh nghiệp cùng gánh vác sứ mệnh chống dịch COVID-19 với Chính phủ, phát huy sáng tạo để duy trì sản xuất. Mặt khác, ông cũng lưu ý các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực để tái phục hồi sản xuất kinh doanh vì thị trường Trung Quốc sau đại dịch đang có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh và Hàn Quốc thì bước đầu đã ngăn chặn được bệnh dịch.

“Dường như Thủ tướng đã cảm nhận được cách xử lý của Liên bang Nga và một số nước trên thế giới đối với diễn biến “dịch chuyển tâm dịch từ Trung Quốc sang Châu Âu và Bắc Mỹ” cũng như sự phục hồi của Trung Quốc. Đó chính là việc biến nguy cơ thành thời cơ cho Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình trong nước tái phát những diễn biến phức tạp, Thủ tướng vẫn nhắc lại là không được lơ là cảnh giác và phải tiếp tục siết chặt kiểm soát cho đến khi dịch bệnh lui hẳn”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận.

Những nhận định trên là có cơ sở bởi Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 ngay khi nó bùng phát tại Thủ đô Hà Nội do người bệnh “mang dịch về” từ nước ngoài. Các biện pháp khoanh vùng, cách ly, kiểm soát, dập dịch đã được triển khai kịp thời song song với việc bảo đảm đời sống hàng ngày cho người dân bị cách ly và an sinh cho cộng đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала