Cơn hoảng loạn khó hiểu: Tại sao đại dịch coronavirus khiến người ta tích trữ… giấy vệ sinh?

© AFP 2023 / William WestMột khách hàng đi ngang qua kệ không còn giấy vệ sinh trong siêu thị ở Melbourne
Một khách hàng đi ngang qua kệ không còn giấy vệ sinh trong siêu thị ở Melbourne - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong bối cảnh bùng phát đại dịch COVID-19, mọi người trên khắp thế giới bắt đầu cuống cuồng tích trữ giấy vệ sinh. Các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực tâm lý học đã thử lý giải, tại sao chính thứ sản phẩm này đột nhiên được yêu cầu nhiều như vậy.

Do bùng phát bệnh dịch coronavirus đang tiếp tục lan rộng tác oai tác quái trên toàn thế giới, không chỉ chuỗi cung ứng bị chững lại đột ngột, cắt giảm lưu lượng vận chuyển quốc tế và hạ thấp số lượng dự trữ, mà còn quét trống rỗng các kệ hàng, và nào có ai ngờ, giấy vệ sinh trở thành thứ hàng bán chạy nhất. 

Trong khi nhu cầu cao về thuốc sát trùng tay, khẩu trang y tế và khăn khử trùng là điều có thể hiểu được, khi tính đến thực tế những triệu chứng ban đầu của lây nhiễm virus gây viêm phổi cấp là sổ mũi và ho, thì sự biến mất bí ẩn của những cuộn giấy vệ sinh khỏi các cửa hàng ở Trung Quốc, Anh, Australia, Hoa Kỳ và các nước khác không hề có lời giải thích. Trong khi đó, như tin đưa trên các phương tiện truyền thông đại chúng, do trào lưu mới này, các cửa hàng đã buộc phải hạn chế mua nhu yếu phẩm. 

Thói quen nguồn cội bản năng xui khiến trữ giấy vệ sinh

Ông Tan Ern Ser, PGS Xã hội học tại ĐHTH Quốc gia Singapore, có lời giải thích cho chuyện này. Theo ông, giấy vệ sinh thuộc một trong hai loại hàng hóa cơ bản – phục vụ tiêu dùng và vệ sinh cá nhân - cần thiết cho thói quen đã tự động thiết lập trong đời sống thường nhật.

Giấy vệ sinh. symbolic - Sputnik Việt Nam
Báo Úc biến thành giấy vệ sinh trong cuộc chiến chống coronavirus
«Tôi cho rằng nhu cầu sử dụng giấy vệ sinh có thể khá cao, và do đó mọi người thấy cần phải tích trữ nó để giảm lo lắng. Tất nhiên, nếu cuối cùng mọi người đều theo gương dùng nước thay cho giấy vệ sinh, thì sẽ tạo nếp hành xử xã hội mới».
«Trong trường hợp «có biến», mọi người có thể hoảng loạn tích trữ nước, khi ấy sẽ phải tiến hành phân phối lượng tiêu thụ nước cần thiết», - PGS Tan Ern Ser nói.

«Cơn hoảng sợ» khiến cho giấy vệ sinh thành thứ hàng được săn lùng

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nỗi sợ hãi và lo lắng do đại dịch COVID-19 gây ra, GS Tâm lý học Gordon Asmundson từ ĐHTH Regina nói rằng «cơn hoảng sợ» có thể là nguyên nhân chính khiến nhiều người bắt đầu vơ vét giấy vệ sinh trong các cửa hàng. 

«Hiện tại, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với mối đe dọa đáng kể cho sức khỏe bản thân mà lại rất nhiều sự không chắc chắn rõ ràng về những gì cần phải làm để ngăn chặn đà lây lan của COVID-19…Đáng tiếc là nỗi sợ hãi cũng dễ lây và còn lan nhanh hơn cả virus. Cơn sợ hãi dẫn đến quyết định cảm tính, và chúng ta đang chứng kiến điều này trong các cửa hàng», - GS nói.

Ông cho rằng tác động lây lan cường điệu xung quanh việc ồ ạt mua giấy vệ sinh đã tạo ra cảm giác báo động sai vô thức. Để minh họa cho quan điểm của mình, GS lưu ý rằng nhiều người lao theo đám đông đến cửa thoát hiểm phòng hoả hoạn thường không dừng lại để hỏi tại sao tất cả lại tháo chạy. 

Những chiếc kệ chứa giấy vệ sinh rất dễ nhận thấy khi trống rỗng

Ông DebraGrace, GS Tâm lý học tiêu dùng của ĐHTH Griffith, và ông Baruch Fischhoff, GS Tâm lý học của Viện Chính trị và Chiến lược thuộc ĐHTH Carnegie Mellon, cho rằng có sự thật là không có gì thay thế cho giấy vệ sinh, do đó sự khan hiếm mặt hàng này trở nên dễ nhận biết đến mức gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Xếp hàng để mua giấy vệ sinh ở Tokyo - Sputnik Việt Nam
Hoảng loạn và bạo lực: Thiếu giấy vệ sinh và rắc rối tàu điện ngầm mới chỉ là khởi đầu?
«Tôi cho rằng khi trên các phương tiện truyền thông bắt đầu loan tin xuất hiện virus, có tỷ lệ nhỏ những người phản ứng quá mức: họ đến siêu thị và mua vét mọi thứ, không chỉ riêng giấy vệ sinh. Tuy nhiên, vì những bịch giấy vệ sinh khá lớn, nên chỉ cần bán 20 bịch lớn sẽ trở nên rất đáng chú ý vì các kệ lập tức trống rỗng».

Điều đầu tiên mà người mua nhận thấy là các quầy trống không còn giấy vệ sinh khiến họ cho là khan hiếm thứ sản phẩm này. Theo các nhà khoa học, mọi người bắt đầu đổ xô mua giấy vệ sinh, trong khi các phương tiện truyền thông còn thúc đẩy cho cơn cảm xúc này thậm chí tăng cao hơn nữa.

«Lẽ ra sẽ rất hữu ích khi nghe lời cam đoan rằng vấn đề với chuỗi cung ứng đã được khắc phục và lượng giấy vệ sinh cần thiết sẽ sớm có đủ trong các cửa hàng, nếu thực sự là như vậy. Người ta sẽ chẳng thể tin nổi khi nhìn vào các kệ trống rỗng», - GS Fishhoff nói.
Báo giới thổi phồng sự lo lắng

Ông Neil Greenberg, GS về sức khỏe tâm thần tại Viện Tâm lý và Thần kinh học thuộc trường Cao đẳng Hoàng gia London kiêm Chủ tịch Hiệp hội chấn thương tâm lý Anh, chia sẻ với ý kiến của các đồng nghiệp cho rằng phương tiện truyền thông đóng vai trò nhất định trong việc gây lo lắng cho mọi người. Kết quả là, như lời ông nhận xét, khi mọi người bị cách ly thì thứ xúc cảm thuộc loại bản năng sinh tồn rất dễ phát sinh mạnh. 

«Người ta khó đoán trước cần chính thứ gì để sống sót qua cách ly, vì vậy động tác mua giấy vệ sinh và mì ống thực sự có ý nghĩa. Điều không kém quan trọng là tích trữ dư thừa vượt quá nhu cầu trong khoảng thời gian cách ly», - ông nhấn mạnh, và kêu gọi mọi người «chỉ nên tin các thông báo từ những nguồn xác thực có kiểm chứng và không lo sợ tự làm khổ mình vì những tin bài đủ kiểu liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông gây sợ hãi rối loạn tinh thần».
Tại sao mọi người trên khắp thế giới có hành vi tương tự

GS Jill Klein của Trường Kinh doanh Melbourne và GS thỉnh giảng của trường Y Melbourne tán đồng với khái niệm về hiện tượng «lây nhiễm xã hội».

Giấy vệ sinh. - Sputnik Việt Nam
Dân Nhật đổ xô trữ giấy vệ sinh trong cảnh dịch bệnh coronavirus
Để giải thích quan điểm của mình, nữ chuyên gia nêu ví dụ về cách hành khách xử sự trong cơn rối loạn bất ổn: «Trước hết người ta nhìn vào những hành khách khác để hiểu xem có thật là nên sợ hãi lo lắng hay không. Và nếu tất cả những người còn lại tiếp tục bình thản xem phim hoặc đọc sách, «người yếu bóng vía» đó sẽ quyết định rằng chẳng có gì phải bất an», - bà nói.

Tuy nhiên, nếu những người khác trông thực sự hoảng sợ, thì khi ấy có thể xác định tình huống là thực sự bị đe dọa và nguy cơ, và điều này hiện đang xảy ra tại các siêu thị khắp thế giới.

«Đáng tiếc là trạng thái đó gây ra mọi loại vấn đề tiềm tàng, - chuyên gia Klein nói tiếp. - Nếu bạn mua 64 cuộn giấy vệ sinh, dù chỉ cần 8 cuộn trong khoảng thời gian nhất định, ai đó đến sau sẽ không còn giấy vệ sinh mà mua, và đó là vấn đề».

Chuyên gia Kazuya Nakayachi, GS Tâm lý học tại ĐHTH Doshisha tán thành ý kiến của GS Jill Klein, phác thảo ba nét chính của hành vi «lây nhiễm xã hội». Đầu tiên, xuất hiện tin đồn; thứ hai, không chắc chắn phải làm gì, mọi người cầu đến «điều chỉnh hành vi», tức là, làm theo hành động của nhóm kiểm soát. Thứ ba, tin đồn biến thành vấn đề thực sự, bởi mọi người đều mua hàng hóa với số lượng nhiều hơn bình thường.

Trong khi đó, các siêu thị kêu gọi khách hàng ngừng mua quá mức cần thiết, bởi làm như vậy họ có thể tước đi những thứ hàng hóa thiết yếu khác, kể cả hàng tiêu dùng như giấy vệ sinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала