Thị trường nội địa sẽ giải cứu Việt Nam

© Ảnh : ROSNEFTRosneft bắt đầu khoan giếng sản xuất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam
Rosneft bắt đầu khoan giếng sản xuất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào đầu tuần trước, do thỏa thuận OPEC + bị sụp đổ, giá dầu giảm hơn 20%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 12 năm 2008. Đây là tin không tốt cho các nhà xuất khẩu dầu và tin tốt cho các nhà nhập khẩu dầu.

Nước xuất khẩu dầu thô trở thành nhà nhập khẩu dầu

Việt Nam bán dầu thô và mua cả dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Vào những năm 2012-2017, Việt Nam đã xuất khẩu trung bình 8,3 triệu tấn dầu và nhập khẩu 0,75 triệu tấn dầu mỗi năm, nhưng, vào năm 2018 tình hình đã thay đổi đáng kể. Năm đó, Việt Nam đã bán 3,96 triệu tấn dầu thô và kiếm được 2 tỷ USD, ít hơn bốn lần so với năm 2012.

Ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Xây dựng LB Nga và Bộ Xây dựng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hà Nội ủng hộ Nga tham gia khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam

Trong năm 2019 cũng ghi nhận xu hướng này: Việt Nam đã xuất khẩu 3,98 triệu tấn dầu thô với giá 2,03 tỷ USD. Trong năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu 5,17 triệu tấn dầu - gấp 7 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó, với giá 2,74 tỷ USD, so với 647 triệu USD vào năm 2012. Năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 7,6 triệu tấn dầu thô với giá 3,6 tỷ USD, đã mua 9,8 triệu tấn các sản phẩm dầu mỏ với giá 5,95 tỷ USD.
Sự gia tăng nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ có liên quan đến ngành sản xuất đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu về nguồn năng lượng. Trong khi đó, khoản thu từ dầu mỏ vào ngân sách nhà nước đã giảm từ khoảng 30% vào đầu những năm 2000 xuống còn khoảng 3,5-4% trong những năm gần đây. Do đó, giá dầu thấp hơn không gây ra những hậu quả tai hại cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, giá thấp hơn về dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu có lợi cho các doanh nghiệp vận tải và các ngành sản xuất tiêu thụ nhiều sản phẩm này.

Cái bẫy của mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, TS Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói:

Khá nhiều người dân ưa chuộng khẩu trang vải vì sự tiện dụng khi ra đường.  - Sputnik Việt Nam
Dịch coronavirus giáng đòn mạnh vào kinh tế Việt Nam
"Như vậy, mất mát một phần được bù đắp bởi lợi ích.Và ở đây nói không chỉ về dầu mỏ. Cần phải mua nhiều dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ cho nhu cầu của ngành chế biến, chủ yếu bao gồm các chuỗi sản xuất liên kết với các quốc gia khác. Hiện nay, khi virus corona khiến cả thế giới lâm vào trạng thái hoang mang, khi các nước công bố lệnh hạn chế tiếp xúc và di chuyển, khi các chuỗi sản xuất đã giảm hoặc bị phá vỡ, khối lượng sản xuất công nghiệp cũng giảm, và không có nhu cầu về lượng sản phẩm dầu mỏ lớn như vậy. Nền kinh tế Việt Nam định hướng vào các thị trường nước ngoài, chủ yếu là Hoa Kỳ và Châu Âu. Các công ty vận tải đã tăng giá cước, và các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có nhuiều sản phẩm tiện ích, cũng tăng giá. Trong bối cảnh virus corona tiếp tục lây lan, thu nhập của người dân đang giảm, mọi người bắt đầu tiết kiệm, từ chối mua các mặt hàng đắt tiền, kết quả là nhu cầu mua cũng giảm mạnh. Và nếu nhu cầu mua tại các thị trường đó đã giảm, thì dòng hàng hóa từ Việt Nam cũng sẽ giảm. Vì 2/3 nhập khẩu phụ thuộc vào các công ty nước ngoài, 3/4 xuất khẩu cũng được thực hiện bởi các công ty nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với một sự suy thoái lớn. Đây là cái bẫy của mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu. Mô hình này hoạt động rất tốt trong điều kiện bình ổn, nhưng gặp sự cố trong hoàn cảnh khắc nghiệt”.

Kinh tế có thể phục hồi vào quý III

Bây giờ rất khó dự đoán xu thế phát triển các sự kiện, - giáo sư Mazyrin nói tiếp. - Dự báo của các nhà virus học đã không thành hiện thực. Trong khi số ca nhiễm và tử vong mới ở Trung Quốc đã giảm, ở châu Âu số người mắc bệnh đã tăng mạnh. Nếu xem xét thời gian bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc là một tháng rưỡi, thì có thể hy vọng rằng, ở châu Âu sẽ có tình hình tương tự vào cuối tháng Tư.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Dịch coronavirus đánh vào nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

Sau đó phải mất ba tháng để phục hồi. Vì vậy, trong nửa đầu năm nay tất cả các chỉ số kinh tế sẽ sụt giảm. Nếu trong nửa cuối năm nay có điều kiện thuận lợi hơn, thì các quốc gia sẽ cố gắng bù đắp phần nào những mất mát. Nhưng, các chỉ số kinh tế cuối năm sẽ vẫn thấp hơn nhiều so với dự đoán vào đầu năm.

“Khoảng đệm” an toàn cho Việt Nam

Trong những điều kiện này, Việt Nam có một “khoảng đệm an toàn” - đây là nhu cầu trong nước. Với thị trường nội địa rất lớn và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng có nhu cầu chưa được đáp ứng, tất cả các doanh nghiệp định hướng vào nhu cầu trong nước và có nguyên liệu thô cần phải tiếp tục làm việc. Việt Nam có mọi cơ hội để phát triển thị trường nội địa, và điều này sẽ cho phép giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng virus corona, chuyên gia Nga nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала