Việt Nam ngừng cấp thị thực: Hãy tin vào Nhà nước

© Ảnh : TTXVN phátPhổ biến các quy định tại khu cách ly.
Phổ biến các quy định tại khu cách ly. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là việc châu Âu trở thành tâm dịch coronavirus mới khiến lo ngại toàn cầu tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Vận tải hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất giữa đại dịch do SARS-CoV-2 gây nên. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất, các chuyên gia y tế khuyến nghị, các doanh nghiệp nên bình tĩnh, tin tưởng vào năng lực và sự lãnh đạo của Nhà nước.

Việt Nam ngừng cấp visa với tất cả các nước: Quyết định hợp lý

Trong bối cảnh này, ngày 17.3, Bộ Ngoại giao thông báo cho biết, Chính phủ Việt Nam quyết định siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.

Ngày 18.3, Văn phòng Chính phủ Việt Nam ra thông báo số 102 dẫn kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nhân viên y tế Bệnh viện điều trị COVID-19 diễn tập tình huống tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 từ các bệnh viện khác chuyển đến.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có 68 ca nhiễm Covid-19: Bệnh nhân số 32 có kết quả âm tính lần đầu

Theo đó, Việt Nam sẽ tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào trong nước trong khoảng 30 ngày. Thông báo này có hiệu lực và thời gian tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả các công dân nước ngoài bắt đầu từ 00h ngày 18.3 năm 2020.

Thông báo của Văn phòng Chính phủ Việt Nam nêu rõ: Từ 00 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2020, các trường hợp được miễn thị thực hoặc có Giấy miễn thị thực cấp cho người gốc Việt và thân nhân, một số trường hợp đặc biệt khác (như chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao...) khi nhập cảnh phải có giấy xác nhận không dương tính với vi rút Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp và Giấy này được Việt Nam chấp thuận. Các biện pháp nêu trên không áp dụng đối với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ.

Trước tình hình này, các chuyên gia kinh tế nhận định, vận tải hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất giữa đại dịch do coronavirus gây nên. Quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài của Việt Nam chắc chắn sẽ tác động mạnh đến hoạt động của các hãng hàng không tham gia vận chuyển từ nhiều khu vực trên thế giới và Việt Nam hay trong chiều ngược lại.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhi hành đoàn và tiếp viên Hãng hàng không VietjetAir làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7/3.
Việt Nam ngừng cấp thị thực: Hãy tin vào Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Phi hành đoàn và tiếp viên Hãng hàng không VietjetAir làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7/3.

Tuy nhiên, đánh giá về Quyết định dứt khoát này của Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều đánh giá, đây là điều hoàn toàn cần thiết, nhất là trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố SARS-CoV-2 là đại dịch toàn cầu, mức cảnh báo cũng theo đó mà tăng cao hơn.

Suy giảm kinh tế thời Covid-19 là không thể tránh khỏi

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Dịch đã lan rộng ra khắp 160 quốc gia, khiến việc đi lại, giao thương, vận chuyển giữa các quốc gia và khu vực gặp nhiều hạn chế. Trong bối cảnh nhiều nước, kể cả các quốc gia phát triển, đã đóng cửa biên giới, cửa khẩu, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó.

Khu cách ly tập trung tại quận 7, TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Thêm 5 người nhiễm Covid-19: Việt Nam siết chặt nhập cảnh

Hiện nay, nhiệm vụ hàng đầu của cả nước là chống dịch. Sẽ là rất khó khăn để có thể vừa làm tốt công  tác phòng dịch, vừa phát triển kinh tế. Hy sinh lợi ích trước mắt về mặt kinh tế là điều buộc phải chấp nhận. Bởi nếu để dịch bệnh bùng phát, thì tổn thất của nó còn lớn hơn kết quả thu được về kinh tế.

“Trong lúc này, Nhà nước cần tính toán một cách cụ thể các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế. Mục tiêu hàng đầu hiện nay là kiểm soát dịch bệnh. Nếu làm được điều đó thì mới tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi và phát triển được”, chuyên gia Ngô Trí Long chia sẻ.

Về vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh nhận định, việc tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trước mắt sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngành vận tải hàng không. Kéo theo đó sẽ là những ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành khác như nhà hàng, du lịch, khách sạn, kinh doanh hàng lưu niệm… Theo ông Doanh, sự suy giảm kinh tế là điều không thể tránh khỏi, bất khả kháng mà chúng ta phải chấp nhận trong tình hình hiện tại.

Ngành hàng không đang phải chịu có shock lớn trước những thiệt hại mà dịch Covid-19 gây ra. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang phải hững chịu những tổn thất nặng nề chưa từng thấy.

Lấy ví dụ, tối 17.3, có 4 chuyến bay của Anex Việt Nam (doanh nghiệp chuyên đưa khách Nga đến Việt Nam) đang bay trên bầu trời phải quay ngược lại Nga. Lý do là vì như thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, khách không có giấy xác nhận Y tế không dương tính với Covid-19 sẽ không được nhập cảnh hoặc phải bị cách ly 14 ngày. Oái oăm là con số này cũng đúng bằng kỳ nghỉ 14 ngày của du khách Nga đến Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19
Chủ tịch Crystal Bay, Công ty Anex – ông Nguyễn Đức Chi cho biết, chỉ riêng Anex Việt Nam đã phải hủy kỳ nghỉ của 39000 khách Nga mua tour đến Việt Nam trong 4 tuần tới. Tính ra, thiệt hại doanh thu (xuất khẩu tại chỗ) lên đến hơn 62 triệu USD/tháng.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), các hãng bay trên khắp thế giới sẽ chịu tổn thất doanh thu từ 63-113 tỷ USD trong năm nay vì ảnh hưởng của Covid-19.

Trong khi đó, Tổng cục Du lịch cho biết, dịch Covid-19 sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ cho ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh lượng khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc, chiếm 30% tổng số du khách đến Việt Nam, giảm mạnh. Du lịch nằm trong số các ngành chịu tổn thất lớn nhất do dịch bệnh khi mà nhiều địa điểm phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho du khách.

Doanh nghiệp thời Covid-19: Bình tĩnh, tin tưởng vào Nhà nước

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNH) đã có thông báo giảm một loạt lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có hiệu lực từ ngày 17.3 vừa qua.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tung gói hỗ trợ bao gồm giảm xuống biên độ từ 0% tới 0,25%. Lần gần nhất FED giảm lãi suất xuống mức này là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Cần hạn chế tụ tập đông người tại các tuyến phố du lịch như Tạ Hiện, quận Hoàn Kiếm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lại có thêm 2 ca mắc Covid-19

Bên cạnh đó, việc FED cam kết mua vào 700 tỷ USD trái phiếu chính phủ như một gói hỗ trợ nền kinh tế Mỹ - động thái chưa từng có- sẽ tác động lớn đến kinh tế thế giới và Việt Nam.

Giới chuyên gia đánh giá, đây là động thái dễ hiểu và đã được dự đoán từ trước. Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động diễn ra trong bối cảnh làn sóng nới lỏng toàn cầu đang được kích hoạt.

TS Lê Đăng Doanh nhận định cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang chao đảo vì dịch Covid-19 gây ra, FED đã có phản ứng rất linh hoạt, thậm chí phải nói là cấp tập. Việc giảm lãi suất sẽ làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế, nhất là đối với hoạt động đầu tư, tiêu dùng. Bằng cách đó, một khối lượng tiền lớn có thể được đưa ra để thúc đẩy đầu tư và giải quyết cho những doanh nghiệp gặp khó khăn.

Trao đổi về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho hay, các nước liên tiếp hạ lãi suất cơ bản trong thời gian qua tạo áp lực lớn trong việc giảm lãi suất điều hành của Việt Nam.

“Chúng ta cũng đã có gói hỗ trợ tín dụng hỗ trợ lãi suất 285.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ngoài ra còn có gói cho chính sách công, gói 30.000 tỷ đồng cho gia hạn tiền thuế, phí, tiền thuê đất; gần nhất là đề xuất tạm dừng cho doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, chúng ta phải bình tĩnh, tin tưởng vào các chính sách của Nhà nước, chờ đón các tín hiệu từ nền kinh tế”, VTC dẫn phân tích của TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Còn theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, ngoài việc hạ lãi suất cơ bản, doanh nghiệp vẫn cần thêm nhiều yếu tố hỗ trợ khác. Khi mà việc giảm lãi suất thường có độ trễ do đặc thù và cần tính toán chi tiết, hợp lý thì việc mà người dân và doanh nghiệp cần chính là dòng tiền, thanh khoản hỗ trợ tức thì.

“Vì vậy, các chính sách tài khóa là cần thiết và phải thực hiện ngay lập tức như hoãn các nghĩa vụ trả nợ, miễn giảm phí,thuế, cho vay mới với lãi suất thấp, tăng chi tiêu đầu tư công”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала