Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam phản đối Trung Quốc xây hai trạm nghiên cứu ở Trường Sa và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động tại hai quần đảo Trường Sa phải có sự cho phép của Việt Nam.

Việt Nam kiên quyết phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trên quanh đảo Bình Ba ở Trường Sa và yêu cầu không lặp lại hành động tương tự trong tương lai.

Bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở trong nước cùng với việc xuất khẩu gạo. Ngoài ra, một số cán bộ ngoại giao phải cách ly vì trong khi làm việc, thực hiện công tác bảo hộ công dân đã tiếp xúc với những trường hợp nhiễm Covid-19.

Việt Nam phản ứng vụ Trung Quốc xây hai trạm nghiên cứu ở Trường Sa

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong chiều ngày 26.3 lên tiếng trả lời về thông tin Trung Quốc đã thiết lập và khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Nghiên cứu Trường Sa: Trung Quốc ‘ăn trộm’ ở Biển Đông, âm mưu nuốt trọn?

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo trực tuyến của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định mọi hoạt động tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều phải có sự cho phép của Việt Nam.

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Liên quan đến việc Trung Quốc ngang nhiên công bố xây dựng các cơ sở nghiên cứu mới trên Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao bày tỏ quan điểm thẳng thắn rằng, Bắc Kinh cần tôn trọng chủ quyền của Hà Nội và không làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình chung trong khu vực.

Quần đảo Trường Sa (Việt Nam) có 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng mà Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và Đá Subi là 3 trong số đó. Trong những năm vừa qua,        chính quyền Bắc Kinh đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các thực thể này, biến chúng thành tiền đồn ở Biển Đông.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực, tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Ngày 20.3, Tân Hoa Xã đưa tin cho biết, Trung Quốc đã đưa hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam) vào hoạt động.

Việc xây dựng các trạm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo và Đá thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) nằm trong kế hoạch “thúc đẩy năng lực khai phá và cung cấp các sản phẩm về khoa học và công nghệ biển để đáp ứng nhu cầu của cả Trung Quốc và các nước ven biển Đông”, Tân Hoa Xã nêu rõ.

Tàu Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Thế giới quay cuồng chống Covid-19, Trung Quốc âm thầm nghiên cứu ở Trường Sa

Theo hãng tin chính thức của nhà nước Trung Quốc, hai cơ sở nghiên cứu này chịu sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo và Đá thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS). Tổ hợp gồm nhiều labo nghiên cứu về sinh thái học, địa chất học và môi trường.

Hai trạm nghiên cứu mới này sẽ hỗ trợ các chuyên gia điều tra thực địa, lấy mẫu và nghiên cứu khoa học tại “Nam Sa”, theo cách mà Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc dẫn lời nhà nghiên cứu của nước này cho biết “cơ sở nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu” được thiết lập với hai trạm nghiên cứu mới cùng một trung tâm nghiên cứu, được xây dựng trước đó trên Đá Vành Khăn ở Trường Sa.

Bên cạnh đó, các cơ sở nghiên cứu này cũng sẽ giúp “cải thiện năng lực quan sát thực địa và thí nghiệm về sinh thái học, địa chất học, môi trường, vật liệu và tối ưu hóa năng lượng từ biển trong môi trường biển nhiệt đới”.

Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng bình luận về thông tin Đài Loan tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển quanh đảo Bình Ba, thuộc quần đảo Trường Sa ngày 24.3 vừa qua.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng vụ 3 thủy thủ Mỹ từng ghé Đà Nẵng nhiễm Covid-19 và bảo hộ công dân

Lên tiếng trước động thái này của chính quyền Đài Loan, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam phản đối việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị chiếm trái phép.

“Như đã nhiều lần khẳng định, việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình trên Biển Đông”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Đồng thời, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không được tiến hành hành vi trái phép nêu trên cũng như lặp lại những vi phạm trong tương lai”, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.

Cách ly một số cán bộ ngoại giao vì tiếp xúc với các trường hợp nhiễm Covid-19

Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin, Bộ Ngoại giao luôn chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh do coronavirus cũng như đảm bảo công tác bảo hộ công dân.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Sputnik Việt Nam
Đại dịch Covid-19: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuê máy bay đưa người Việt ở Ukraina về nước

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh Covid-19, Bộ Ngoại giao đã quán triệt cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức của Bộ cả trong và ngoài nước nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 cùng các quy định yêu cầu phòng chống dịch của nước sở tại khi đi công tác nước ngoài.

Bộ ngoại giao yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài quán triệt tinh thần bám trụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại, đồng thời sẵn sàng bảo hộ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.

“Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã thực hiện nghiêm túc nhiều biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, tuân thủ nghiêm các yêu cầu, khuyến cáo, quy định về phòng chống dịch của sở tại để đảm bảo an toàn, sức khỏe của các cán bộ, công chức, viên chức ngoại giao và gia đình họ”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Tuy nhiên, theo người phát ngôn, do tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, các cán bộ nhân viên ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, an toàn, đặc biệt có một số cán bộ đã phải tự cách ly vì trong quá trình làm việc, thực hiện công tác bảo hộ công dân đã tiếp xúc với những người nhiễm Covid-19.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền - Sputnik Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vẫn duy trì các hoạt động đối ngoại, dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân như duy trì đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24, thường xuyên cập nhật thông tin và giữ liên hệ với sinh viên và cộng đồng người Việt Nam ở sở tại, thăm hỏi, động viên, chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị tạo điều kiện cư trú và chăm sóc y tế cho công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết, phối hợp, hỗ trợ công dân trong quá trình về nước.

“Rất mừng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có cán bộ ngoại giao Việt Nam nào mắc Covid-19”, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết.

Việt Nam lên tiếng về tình hình xuất khẩu gạo

Cũng trong buổi họp báo chiều 26.3, bình luận về quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo của Việt Nam, cụ thể là việc Việt Nam ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao thông tin cho biết, an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam cùng với nhiệm vụ xuất khẩu gạo.

“Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở trong nước cùng với việc xuất khẩu gạo”, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Văn phòng Chính phủ ngày 25.3 đã có văn bản gửi các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo hiện nay.

Xuất khẩu gạo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo

Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, đánh giá, kiểm tra nguồn cung thóc, gạp, cân nhắc tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.

Dựa trên cơ sở đo, các Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo quy định. Đặc biệt, trong khi chờ báo cáo đánh giá của Đoàn Kiểm tra liên ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới.

“Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết theo đúng quy định pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi Đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo. Bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, người đứng đầu chính phủ yêu cầu các Bộ chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh như hiện nay.

Thủ tướng Việt Nam dự Hội nghị G20 tối nay

Cũng tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt G20 tối nay.

Cụ thể, Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến G20 về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19  sẽ diễn ra lúc 19h ngày 26.3 (theo giờ Hà Nội). Đây là Hội nghị đặc biệt của nhóm G20 nhằm phát đi thông điệp cấp cao nhất về thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu ứng phó với đại dịch coronavirus.

“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự hội nghị trực tuyến này trên cương vị Chủ tịch Asean 2020 nhằm thể hiện trách nhiệm, đóng góp của ASEAN và Việt Nam vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong chống dịch Covid-19”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Bộ Ngoại giao lên tiếng việc gia hạn visa cho người nước ngoài

Các tiếp viên mặc trang phục bảo hộ phục vụ hành khách trong suốt 12-13 giờ bay. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Việt Nam ngừng cấp visa với tất cả các nước
Về câu hỏi liên quan đến vấn đề gia hạn thị thực cho người nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn đối phó với dịch bệnh Covid-19, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định, đã cung cấp thông tin về việc gia hạn thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn này.

“Tôi đã trao đổi với cơ quan chức năng và được biết, người nước ngoài hiện đang ở Việt Nam có thể làm các thủ tục gia hạn thị thực tại Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an theo đúng quy định”, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng nêu rõ, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam thực hiện công tác bảo hộ công dân.

“Cũng cần phải khẳng định Việt Nam thường xuyên chia sẻ thông tin và sẵn sàng phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện công tác bảo hộ công dân, giải quyết các vấn đề liên quan tới thị thực lưu trú của công dân nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thực tiễn quốc tế”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала