Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội - ra tay trước để chế ngự sớm

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNĐúng 10h nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn các bệnh nhân ra xe, di chuyển vào bệnh viện.
Đúng 10h nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn các bệnh nhân ra xe, di chuyển vào bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Chính phủ Việt Nam không đợi đến khi ngưỡng bệnh nhân COVID-19 “chạm sàn” mới công bố dịch toàn quốc mà phải “ra tay trước để chế ngự sớm”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Sáng 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.  Theo đó, cách ly toàn xã hội được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4, theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".
Tính tới 18h ngày 31/3 (giờ Hà Nội), Việt Nam đã ghi nhận 207 ca nhiễm COVID-19, 58 người đã được chữa khỏi và không có trường hợp nào tử vong.

Về sự cấp bách thực hiện cách ly toàn xã hội và những biện pháp mới trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam – trong bài phỏng vấn ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia phân tích những vấn đề chính trị xã hội Việt Nam, người nắm rất rõ thông tin về dịch COVID-19.

Vì sao cần công bố dịch ở phạm vi toàn quốc?

Sputnik: Chào ông Nguyễn Minh Hoàng! Vì sao Việt Nam đã phải dùng biện pháp công bố dịch toàn quốc và ra chỉ thị về “cách ly toàn xã hội”?

Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng: Việc Chính phủ Việt Nam sử dụng biện pháp công bố dịch toàn quốc đối với dịch COVID-19 là để thực hiện thẩm quyền về công bố dịch được quy định tại Điều 38, Mục 1-“Công bố dịch”, Chương 4-“Chống dịch” trong Luật số 03/2007/QH12 ngày 21-11-2007 do Quốc hội Việt Nam ban hành.

Khoản 1, Điều 38 của luật này quy định các nguyên tắc công khai, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền và mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố. Điểm c, Khoản 2 của Điều 38 Luật số 03/2007 quy định: “Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người”.

Nhân viên y tế được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ theo đúng quy định phục vụ trạm di động lấy mẫu xét nghiệm. - Sputnik Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đạt tín nhiệm cao nhất trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19

Diễn biến của dịch COVID-19 tại Việt Nam trong giai đoạn 1 (từ 31-1-2020 đến 5-2-2020) cho thấy dịch bệnh chưa có biểu hiện lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác. Các vùng có dịch mới chỉ ở phạm vi hẹp tại đơn vị hành chính cấp xã, phường, số ca mắc nhiễm dưới 20 người. Do đó, Chính phủ Việt Nam chỉ khuyến cáo tăng cường phòng chống dịch chứ chưa công bố dịch trên toàn quốc.

Ở đầu giai đoạn 2 của tiến trình dịch COVID-19 tại Việt Nam (tháng 3-2020), số ca nhiễm mới COVID-19 được khống chế ở mức dưới 300. Đến cuối tháng, số ca bệnh COVID-19 được chữa khỏi và xuất viện nhưng vẫn tiếp tục được theo dõi y tế để phòng tái phát đã đạt 49 ca, không có ca nào tử vong. Tuyệt đại đa số các ca bệnh COVID-19 đều có nguồn dịch từ ngoài biên giới Việt Nam (Hàn Quốc, Italia, Anh, Pháp, Mỹ .v.v…). Dịch COVID-19 không có biểu hiện lây lan nhanh trong cộng đồng. Những trường hợp tạo ra guy cơ lây lan rộng trong cộng đồng như trường hợp các bệnh nhân #17, #34 và một só bệnh nhân khác đã được ngăn chặn, khoanh vùng và cách ly kịp thời.

Tuy nhiên, vào thời điểm cuối tháng Ba, do công tác kiểm soát phòng dịch thiếu chặt chẽ, có biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, Bệnh viện Bạch Mai đã để xảy ra lan truyền dịch bệnh diện rộng trong bệnh viện. Trong đó, một ổ dịch lớn đã phát sinh trong Công ty TNHH Trường Sinh là công ty đã ký hợp đồng với Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai, bao thầu toàn bộ hệ thống cung cấp suất ăn, nước sôi và một số dịch vụ khác cho toàn bệnh viện.

© Ảnh : Minh Quyết – TTXVNNhằm đảm bảo cho bệnh nhân, cơ quan chức năng đã mở lối đi riêng cho những bệnh nhân này.
Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội - ra tay trước để chế ngự sớm - Sputnik Việt Nam
Nhằm đảm bảo cho bệnh nhân, cơ quan chức năng đã mở lối đi riêng cho những bệnh nhân này.

Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu lây nhiễm cộng đồng với 6 ca bệnh đầu tiên, Bệnh viện Bạch Mai đã được phong tỏa, tẩy trùng, tiêu khuẩn. Hơn 5.500 người có tiếp xúc với nguồn bệnh đã được cách ly, xét nghiệm, đã xác định gần 20 ca dương tính, trên 4.700 ca âm tính với SARS-COV-2. Các bệnh nhân không thuộc diện nặng đã được chuyển về các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các bệnh viện ngành.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Việt Nam chính thức cách ly toàn xã hội 15 ngày
Tuy nhiên, vì Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối với gần 10.000 bệnh nhân nội trú và ngoại trú, trong đó có khoảng gần 1.000 bệnh nhân nặng, phải có người nhà chăm sóc hoặc người được người nhà thuê đẻ chăm sóc thân nhân. Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên hành chính, phục vụ, tại bệnh viện còn có hàng nghìn người làm các cong việc như bảo đảm giao thông nội bộ, trong giữ phương tiện, nhân viên bảo vệ, trật tự, nhân viên vệ sinh công cộng, công nhân xây dựng, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng… mà hầu hết trong số họ đều có tiếp xúc trực tiếp với nhân viên và các suất ăn, nước uống do Công ty Trường Sinh cung cấp. Đó là những người có nguy cơ nhiễm COVID-19 thuộc các nhóm F1 và F2 cao.

Cũng vì là bệnh viện tuyến cuối lớn nhất khu vực miền Bắc nên hàng ngày, có hàng vài nghìn người đã ra vào khu vực bệnh viện như lái xe cấp cứu cùng các y bác sĩ của bệnh viện tuyến dưới, thân nhân, bạn bè, người cùng cơ quan, hàng xóm, láng giềng… của bệnh nhân vào thăm bệnh nhân. Ngoài ra, mỗi tuần có hàng chục đám tang được tổ chức tại nhà tang lễ của bệnh viện với hàng trăm người dự đối với mỗi đám tang .v.v… Đó cũng là những người có nguy cơ mắc nhiễm COVID-19 cao hạng F1 và F2. Đặc biệt là nững người đã đi đến, ra vào Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng 14 ngày trước khi phát hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện này. Trong thời gian đó, những người này đã tỏa đi nhiều nơi tại các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra (địa bàn phân vùng điều trị của Bệnh viện Bạch Mai). Điều đó tạo ra nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc của Việt Nam.

Trường hợp lây nhiễm xa nhất từ Bệnh viện Bạch Mai là bệnh nhân #133. Bệnh nhân này cư trú tại Lai Châu bị lây COVID-19 trong thời gian điều trị chứng tai biến mạch mãu não, đến khi trở lại Lai Châu mới phát hiện dương tính với virus SARS-COV-2.

Người vào bệnh viện Xanh-pôn sẽ được kiểm tra thân nhiệt và khai báo lịch trình di chuyển - Sputnik Việt Nam
203 ca nhiễm Covid-19: Thủ tướng Việt Nam đồng ý công bố dịch trên toàn quốc

Ở phía Nam, quán bar Buddha tại Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh cũng xuất hiện một ổ dịch lớn. Nhân vật F0 đầu tiên được cho là một phi công người Anh, 43 tuổi, lái máy bay chở khách cho Hãng hàng không Việt Nam Airlines. Người này được phát hiện dương tính với virus SARS-COV-2 và nhập viện ngày 20-3-2020, trở thành bệnh nhân COVID-19 số #91 ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian trước khi nhập viện, bệnh nhân #91 đã nhiều lần lui tới quán bar Buddha, tiếp xúc với nhiều người, trong đó có các bệnh nhân #97 (quốc tịch Anh),  #120 (quốc tịch Canada), #124 (quốc tịch Brazil), #125 (quốc tịch Nam Phi), #127 (quốc tịch Việt Nam), #158 (quốc tịch Brazil).v.v… Điều đáng ngại nhất là chủ quan bar Buddha đã tổ chức một buổi dạ tiệc “Patrick Day” rất lớn vào tối 14-3-2020, có tới 194 người tham dự (con số được xác định đến ngày 28-3-2020), trong đó có nhiều người đã phơi nhiễm virus SARS-COV-2  từ 13 ca dương tính chỉ được hiện sau đó vài ngày khi đã xuất hiện triệu chứng bệnh. Buổi dạ tiệc này đã tạo ra một chuỗi lây nhiễm COVID-19 rất khó kiểm soát tai TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Trước tình huống nghiêm trọng là dịch bệnh từ hai ổ dịch lớn này có thể lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như trên thực tế cho thấy số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam tăng nhanh với tóc độ từ 9 ca đên 19 ca nhiễm mới/ngày kể từ ngày 22-3-2020 và cả nước đã có 24/63 tỉnh, thành phố có bệnh nhân COVID-19 đồng thời 9 tình, thành phố khác có nhiều ca nghi nhiễm (diện F1); theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế; Chính phủ Việt Nam quyết định công bố tình trạng dịch bệnh toàn quốc và ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020, tiến hành cách ly xã hội bắt buộc giữa các địa bàn từ cấp tỉnh, thành phố đến từng hộ dân từ 0h00 ngày 1-4-2020 để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Công bố dịch toàn quốc đúng thời điểm cần thiết

Sputnik: Việc công bố dịch ở phạm vi toàn quốc khi số ca bệnh COVID-19 ở Việt Nam mới vượt mức 200 (207 tính tới chiều 31-3-2020) sớm hay muộn, theo đánh giá của ông?

Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng: Nếu theo khuyến cáo của WHO cũng như các quy định tại Nghị định số 92/2010 và số 101/2010/NĐ-CP ngày 30-9-2010, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25-6-2018 của Chính phủ Việt Nam về thi hành Luật số 03/2007 cùng các văn bản có liên quan thì trường hợp trong nước có từ 20 người đến dưới 300 người nhiễm dịch được coi là tình huống nghiêm trọng. Trong tình huống này, Chính phủ có quyền công bố dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc và áp dụng các biện pháp cách ly bắt buộc để hạn chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Lưu ý rằng đối với dịch bệnh loại A (loại rất nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm) thì ngưỡng 300 ca bệnh nhiễm dịch là “ngưỡng trần” và trên 20 ca bệnh nhiễm dịch là “ngưỡng sàn” của tình huống dịch bệnh nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là nếu chưa có tới 20 ca nhiễm dịch mà đã công bố dịch bệnh cũng như đã có trên 300 ca nhiễm dịch mà không công bố dịch bệnh thì đều là sự không tuân thủ quy định của luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Căn cứ trên phân tích tình huống tốc độ phát triển dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam tăng mạnh từ ngày 22-3-2020 được biểu hiện trên đồ thi đường cong dịch tễ (xem ảnh); cộng với dự báo nguy cơ dịch bệnh khả năng cao sẽ lây lan mạnh hơn nữa từ 2 ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Quán Bar Buddha (TP Hồ Chí Minh), Chính phủ Việt Nam không đợi đến khi ngưỡng bệnh nhân COVID-19 “chạm sàn” mới công bố dịch mà phải “ra tay trước” để chế ngự sớm. Đây cũng là phương châm mà Việt Nam đã tuân thủ để đối phó với dịch COVID-19 ngay từ khi tâm dịch Hồ Bắc của Trung Quốc mới chỉ lan tràn ra 2/3 số tỉnh của quốc gia này, trong đó có 2 tỉnh giáp Việt Nam là Vân Nam và Quảng Tây.

© Ảnh : Buddha Bar&GrillHiện đã phát hiện 8 người dương tính Covid-19 từng ghé quán bar này ngày 14/3.
Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội - ra tay trước để chế ngự sớm - Sputnik Việt Nam
Hiện đã phát hiện 8 người dương tính Covid-19 từng ghé quán bar này ngày 14/3.

Việc sớm công bố dịch cho phép Chính phủ áp dụng các biện pháp cách ly phòng dịch nghiêm ngặt để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là đối với dịch COVID-19 lây lan chủ yếu bằng phương thức tiếp xúc. Việc sớm công bố dịch cho phép Chính phủ và các ngành chức năng như Y tế, Quân đội, Công an… và các cơ quan có liên quan được huy động mọi nguồn lực vật chất, phương tiện, kinh phí, nhân lực .v.v… và kể cả dự trữ quốc gia, dự trữ chiến lược để đối phó với dịch bệnh. Việc công bố dịch cũng cho phép cắt đứt toàn bộ các nguồn lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài vào Việt Nam thông qua xuất nhập cảnh đối với người và xuất nhập khẩu đối với hàng hóa bằng đường không, đường bộ, đường thủy, đường biển.

Bốn bệnh nhân tặng hoa cảm ơn bác sỹ điều trị trong thời điểm được xuất viện về nhà - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có 194 người mắc Covid-19: Hàng loạt bệnh nhân khỏi bệnh

Việc công bố dịch toàn quốc khi số ca bệnh COVID-19 ở Việt Nam mới vượt mức 200 (207 ca tính đến ngày 31-3-2020) cho thấy Chính phủ Việt Nam không công bố dịch quá sớm nhưng cũng không để quá muộn mới công bố dịch mà đã công bố dịch đúng thời điểm cần thiết. Nếu công bố dịch quá sớm, người dân sẽ hoang mang do họ không được chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống khẩn cấp, sẽ gây ra các hiện tượng hỗn loạn trong xã hội. Việc công bố dịch quá sớm cũng làm cho việc huy động các nguồn lực sẽ gặp khó khăn do không có thời gian để chuẩn bị.

Ngược lại, việc công bố dịch muộn và quá muộn sẽ làm cho người dân và các cơ quan, ban ngành bị động trong việc đối phó, thậm chí làm phát sinh tình huống chủ quan, không thể ngăn chặn đỉnh dịch. Hậu quả tác hại sẽ rất lớn. Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới vì chậm công bố dịch và chậm áp dụng các biện pháp cứng rắn nên dịch COVID-19 đã lan tràn với tốc độ nhanh và tạo ra sức tàn phá rất lớn, thiệt hại là vô cùng nghiêm trọng.

Những biện pháp mới được sử dụng trong cuộc chiến với COVID-19

Sputnik: Những biện pháp mới nào ngoài những biện pháp đã và đang thực hiện sẽ được áp dụng?

Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng: Biện pháp mới nhất và dễ thấy nhất mà Chính phủ Việt Nam áp dụng chính là cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc với quy định: “tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đps và nhà nào ở nhà đó”. Chính phủ Việt Nam không dùng từ “phong tỏa” vì nó có nghĩa là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Các biện pháp cách ly xã hội vẫn có một số ngoại lệ cho phép những người vì lý do công vụ đặc biệt, vì nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, vì nhiệm vụ phòng chống dịch vẫn được phép di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác. Các biện pháp cách ly xã hội chủ yếu chỉ áp dụng đối với con người. Còn việc lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu như lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm tối thiểu cần thiết, trang thiết bị vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ quốc phòng và an ninh… vẫn được phép mua bán và lưu thông nhưng có kiểm soát. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài vẫn được tiến hành trên cơ sở có kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Việc xuất nhập cảnh vẫn tiến hành bình thường đối với những người có thân phận ngoại giao với điều kiện khai báo y tế bắt buộc và kiểm tra sức khỏe.

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra tình trạng phổi của bệnh nhân Li Ding ngày 30/1 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc COVID-19

Biện pháp tiếp theo là huy động mọi nguồn nhân lực và kỹ thuật để rà soát trên phạm vi toàn quốc vì cả nước đã được đặt vào tình thế “ai ở đâu thì ở nguyên chỗ đó”. Các cơ quan chức năng có điều kiện để phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm, các trường hợp đã có tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gần với nguồn bệnh. Lý do là vì kho dịch bệnh lan rộng, tùy theo thể trạng của từng người mà một số ca nghi nhiễm dạng F1, F2 có thể trở thành F0 (bệnh nhân) trong thời gian ngắn, đặc biệt là đối với những người tiếp xúc với F0 có nồng độ virus SARS-COV-2 cao, những người có bệnh lý nền, thể trạng yếu, sức đề kháng suy giảm. Việc rà soát và kiểm soát nghiêm ngặt đối với các trường hợp nghi nhiễm còn vì những diễn tiến phức tạp của COVID-19 rất đa dạng. Có người đã nhiễm virus, tức là người lành mang virus nhưng tới 14-15 ngày sau mới phát bệnh. Có những người đã điều trị khỏi nhưng tái phát do vẫn còn virus trong người. Cũng có những người qua 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính như phải đến lần xét nghiệm thứ tư mới phát hiện dương tính .v.v…

Biện pháp thứ ba được xúc tiến là đẩy nhanh tốc độ sản xuất các bộ kit test virus SARS-COV-2 để mở rộng diện xét nghiệm cho người dân, qua đó phát hiện sớm các ca nhiễm virus, thu hẹp “thời gian cửa sổ” của người bệnh (thời gian từ khi nhiễm virus đén khi phát bệnh hoặc phát hiện qua xét nghiệm). Từ đó, hạn chế và chặt đứt chuỗi lây lan từ sớm.

Biện pháp thứ tư cũng được xúc tiến là xây dựng gấp các bệnh viện dã chiến chuyên trách điều trị bệnh nhân COVID-19, không để tình trạng điều trị chung với các ca bệnh khác trong cùng một bệnh viện. Song song với việc đó là tiếp tục mở các khu cách ly các trường hợp nghi nhiễm F1, F2, F3, F4, vốn trước đây được cho cách ly tại nơi cư trú thì nay bắt buộc phải cách ly tập trung để ngăn chặn tối đa sự lây lan trong cộng đồng.

Việt Nam quyết liệt vượt qua đại dịch COVID-19

Sputnik: Đánh giá của ông về tình hình kiểm soát dịch, công tác cách ly, chữa trị tại thời điểm này?

Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng: Tình hình kiểm soát dịch, công tác cách ly và điều trị COVID-19 ở Việt Nam hiện nay ở mức độ tương đối tốt. Nếu không có vụ “tai nạn y tế” ở Bệnh viện Bạch Mai cũng như “thảm họa dạ tiệc” ở Quán bar Buddha vừa qua thì kết quả kiểm soát dịch bệnh ở Việt nam đáng lẽ còn tốt hơn nữa. Nhưng đó cũng là những bài học xương máu để ngành Y tế và ngành du lịch, dịch vụ chấn chỉnh lại công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh của mình cũng như để cảnh tỉnh người dân, đặc biệt là những người dân đô thị vốn quen sống trong một môi trường cởi mở, giao tiếp rộng rãi, nhưng lại hết sức mất cảnh giác đối với dịch bệnh nguy hiểm, không biết giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội.

Khu vực cách ly được phân thành nhiều lớp ngăn chặn mầm bệnh lan nhiễm - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận 179 ca nhiễm COVID-19

Trong 60 ngày qua (từ ngày 31-1-2020 đến 30-2-2020), trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ ghi nhận tổng số 207 ca nhiễm COVID-19, trung bình dưới 4 ca/ngày, chứng tỏ một tốc độ lây lan thấp. Tuy nhiên, chỉ trong 9 ngày cuối cùng sau hai vụ tai nạn y tế kể trên, dịch COVID-19 ở Việt Nam mới có dấu hiệu “tăng tốc” nhưng cũng không vượt quá mức 20 ca nhiễm mới/ngày. Hy vọng rằng, với những biện pháp quyết liệt mới được thực thi ngay sau khi Chính phủ Việt Nam công bố tình rạng dịch bệnh toàn quốc, đà “tăng tốc” của dịch COVID-19 sẽ bị chặn đứng và đẩy lùi.

Việc cách ly các trường hợp nghi nhiễm, các trường hợp trở về từ vùng dịch trong và ngoài nước đã tiến hành rất tốt, Các khu cách ly của Việt Nam hiện nay chưa có hiện tượng quá tải vì mới sử dụng hết 3/4 số giường hiện có. Trong 60 ngày qua, đã có 3 đến 4 đợt cách ly với hàng vạn người đã hoàn thành thời hạn lưu trú, kiểm tra, tầm soát, xét nghiệm 14 ngày và trở về nhà với khuyến cáo tiếp tục tự theo dõi sức khỏe. Ở thời điểm hiện tại, trên toàn lãnh thổ Việt Nam vẫn đang có hơn 75.000 trường hợp đang lưu trú cách ly để rà soát, kiểm tra sức khỏe, phát hiện bệnh dịch, bao gồm cả cách ly tại nơi cư trú và cách ly tập trung.

© Ảnh : Minh Quyết – TTXVNCác bệnh nhân khi vào chạy thận đều được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vào bệnh viện Bạch Mai.
Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội - ra tay trước để chế ngự sớm - Sputnik Việt Nam
Các bệnh nhân khi vào chạy thận đều được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vào bệnh viện Bạch Mai.

Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm rất tốt công tác phục vụ đồng bào đang cách ly phòng chống dịch bệnh. Các chiến sĩ Quân y, Hóa học, Hậu cần đã tận tình phục vụ và làm việc trong suốt 60 ngày qua tại các khu cách ly, bảo đảm không để sót lọt các trường hợp trốn cách ly. Các nhà Khoa học Quân y, nhà máy Quân y và các bệnh viện Quân đội đã nghiên cứu chế tạo được hàng trăm nghìn bộ kit test virus SARS-COV-2 cung cấp đủ cho ngành y tế trong nước. Một số nhà máy quốc phòng đã sản xuất được nhiều máy trợ thở, phương tiện sống còn đối với bệnh nhân COVID-19.

Các dược sĩ Trường Đại học Dược Hà Nội pha chế, đóng gói dung dịch nước rửa tay khô phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca mắc COVID-19

Lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn đã tìm kiếm, truy vết chính xác và lên danh sách dữ liệu toàn bộ hơn 81.000 người nhập cảnh vào Việt Nam trong tháng 3-2020 phục vụ cho công tác cách ly phòng chống nguồn lây nhiễm từ bên ngoài. Hiện nay, Công an Nhân dân Việt Nam bằng nghiệp vụ riêng của mình lại tiếp tục rà soát, truy vết và chỉ trong 3 ngày đã phát hiện chính xác tất cả các trường hợp công dân Việt Nam và người nước ngoài đã từng đi, đến, đi qua các vùng dịch, đặc biệt là các ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha, phục vụ cho công tác phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng.

Tại các bệnh viện, lực lượng bác sĩ, y tá, nhân viên y tế đã không quản nguy hiểm phơi nhiễm cao, đã điều trị, chữa khỏi bệnh cho 49 bệnh nhân COVID-19 trong giai đoạn 2. Họ cũng cố gắng hết sức để giữ lại cuộc sống cho 3 bệnh nhân COVID-19 nặng và rất nặng. Cho đến ngày 31-3-2020, Việt Nam chưa có bệnh nhân tử vong vì dịch COVID-19.
Với các biện pháp quyết liệt đang được Chính phủ Việt Nam và các ngành chức năng thực hiện, với sự hợp tác, đoàn kết chặt chẽ, tuân thủ ký luật và pháp luật của toàn dân Việt Nam, với sự dốc sức làm việc của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân .v.v… chắc chắn Việt Nam sẽ kiểm soát được đỉnh dịch, hạ thấp đỉnh dịch và vượt qua đại dịch COVID-19 khi mùa hè tới.

Sputnik: Chúc Việt Nam thành công! Chúc tất cả mạnh khỏe! Cảm ơn ông đã dành thời gian cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала