Mèo vờn chuột: Trung Quốc và Mỹ liên tục dằn mặt nhau trên Biển Đông

© Ảnh : PixabayBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Căng thẳng Biển Đông vẫn tiếp tục là trò mèo vờn chuột giữa Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Hải quân Hoa Kỳ. Hai bên đều nỗ lực ‘phô trương cơ bắp’, dằn mặt nhau thông qua từng đợt tập trận bắn đạn thật, điều tàu chiến, tiêm kích chiến đấu đến các vùng biển tranh chấp.

Đồng thời, Trung Quốc sẽ không để bị mất mặt trước Hải quân Mỹ và bằng mọi giá sẽ tìm cách khẳng định năng lực chiến đấu cũng như quyền chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đương nhiên, Việt Nam cũng không để Trung Quốc âm thầm nghiên cứu Biển Đông, xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc tập trận trên Biển Đông: Nâng cao sức chiến đấu cho binh lính

Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành các cuộc tập trận kiểm tra và nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các lưc lượng với việc huy động cả tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay chiến đấu ở Biển Đông vào cuối tháng 3.

Cũng trong tháng này, Hải quân Mỹ thường xuyên điều tàu chiến và máy bay chiến đấu đến Biển Đông theo đúng chính sách tự do hàng hải mà Washington theo đuổi và duy trí bấy lâu nay nhằm hạn chế sự bành trướng của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp này.

Tàu của Hải quân Trung Quốc trong cuộc tập trận ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào trước thách thức từ phía Mỹ tại Biển Đông?

Thời báo Hoàn cầu (Global Times) dẫn bình luận của chuyên gia cho biết hôm thứ Năm cho biết, chính những cuộc tập trận trên Biển Đông đã cho thấy Hải quân PLA Trung Quốc hoàn toàn có thể kiểm soát và bảo vệ hiệu quả vùng biển tranh chấp khi tiếp tục tăng cường khả năng chiến đấu của binh sĩ cũng như lực lượng tàu chiến, trang thiết bị chiến đấu.

Theo tuyên bố từ Chiến khu Nam Bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đưa ra hôm thứ Tư (ngày 1 tháng tư) cho biết, một căn cứ hải quân nằm dưới sự điều hành của Chiến khu Nam Bộ đã tiến hành tập trận vào cuối tháng 3 năm 2020. Điều đáng nói chính là, nội dung huấn luyện liên quan tới kịch bản chiến đấu trên Biển Đông, vừa là bài kiểm tra tinh thần sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ vừa là đợt thử nghiệm những chiến lược tác chiến hiệp đồng mới nhất của nước này.

Thông báo của Chiến khu Nam Bộ cũng cho hay, đối với các tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay chiến đấu, cuộc tập trận bắn đạn thật với thử nghiệm hơn 20 nội dung, đối tượng, bao gồm phòng không, chống hạm, chống tàu ngầm, tấn công trên bộ, tiếp viện hàng hải, điều hướng hạm đội và công tác chính trị thời chiến trên vùng biển tranh chấp.

Phát biểu với Thời báo Hoàn cầu hôm thứ Năm, ông Ngụy Đông Húc (Wei Dongxu), một chuyên gia phân tích quân sự tại Bắc Kinh nhấn mạnh: Cuộc tập trận đã thể hiện thêm những đặc tính chiến đấu mới của Hải quân PLA ở Biển Đông với năng lực tấn công đa chiều, phối hợp nhiều tàu chiến, tàu ngầm và chiến đấu cơ cùng những phương tiện chiến đấu hiện đại.

“Những chiến thuật này sẽ giúp Hải quân nhân dân Trung Quốc kiểm soát và bảo vệ hiệu quả vững chắc các vùng biển, đảo và rạn san hô của mình, đồng thời, những đợt tập trận bắn đạn thật sẽ nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông”, ông Ngụy chỉ rõ.

Mỹ - Trung lại chơi mèo vờn chuột trên Biển Đông?

Thời báo Hoàn Cầu cũng nhấn mạnh, cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc diễn ra sau khi quân đội Mỹ thường xuyên điều tàu chiến và tiêm kích chiến đấu đến khu vực Biển Đông thời gian gần đây.

Chẳng kể đâu xa, tàu khu trục Mỹ đã đi qua lãnh hải của Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) hôm ngày 10 tháng 3 và nhóm tấn công tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã tiến hành các cuộc tập trận chung ở Biển Đông vào ngày 15 tháng 3 vừa qua ngay gần quần đảo Hoàng Sa như một cách “trêu ngươi” và thị uy sức mạnh Hải quân với Trung Quốc.

Băng đá dễ cháy (Flammable ice) - Sputnik Việt Nam
Công nghệ mới sẽ củng cố quyết tâm của Bắc Kinh về kiểm soát Biển Đông?

Trong đợt này, Hải quân Mỹ cũng công bố một bức ảnh cho thấy, tàu hộ vệ Type 054A của Hải quân Trung Quốc đã được điều tới tham gia giám sát hoạt động của tàu USS McCampbell khi đang tuần tra ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ cho biết thêm, tàu hộ vệ Type 054A còn phát cảnh báo yêu cầu tàu chiến Mỹ rời khỏi khu vực mà Washington cho rằng đây là vùng biển chung và Mỹ chỉ đang thực hiện chính sách tự do hàng hải bấy lâu nay của mình.

Sau khi đại dịch Covid-19 do chủng mới virus corona bùng phát trên tàu sân bay Theodore Roosevelt, Mỹ lại gửi máy bay tuần tra P-3C đến khu vực vùng biển tranh chấp hôm thứ ba, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn các báo cáo nước ngoài.

Chưa hết, ngày 15.3, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, tàu đổ bộ mang chiến đấu cơ USS America (LHA-6) và Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 31 cũng tổ chức tập trận 4 ngày trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đứng ngồi không yên.

“Sự bùng nổ của dịch bệnh COVID-19 đã làm giảm đáng kể khả năng triển khai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng cường triển khai máy bay chiến đấu, do đó, Washington vẫn có thể duy trì sự hiện diện của mình trong khi thu thập được khá nhiều thông tin tình báo liên quan”, ông Ngụy Đông Húc bình luận bới Thời báo Hoàn cầu.
“Với những cuộc tập trận quy mô của mình, quân đội Trung Quốc muốn khẳng định họ có khả năng đánh đuổi những kẻ xâm phạm chủ quyền và những “kẻ tọc mạch” không thân thiện đi ra khỏi Biển Đông, nhà bình luận quân sự Ngụy Đông Húc nêu quan điểm.

Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối hành động phi pháp của Đài Loan và Trung Quốc trên Biển Đông
Cách đây không lâu, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời chuyên gia quân sự cho hay, trong bối cảnh không quân và hải quân Trung Quốc vẫn giám sát chặt chẽ hoạt động tuần tra của hải quân Mỹ trên Biển Đông, căng thẳng giữa quân đội Mỹ - Trung ở vùng biển chiến lược này sẽ tiếp tục gia tăng. Trò chơi “mèo vờn chuột” chắc chắn sẽ còn tiếp diễn. Đồng thời, Trung Quốc sẽ không để “mất mặt” trước Hải quân Mỹ và bằng mọi giá sẽ tìm cách khẳng định năng lực chiến đấu cũng như quyền chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Khi được hỏi về các hoạt động quân sự thường xuyên của Mỹ ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đại tá cao cấp Nhậm Quốc Cường (Ren Guoqiang) khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 26 tháng 3 rằng những hành động của Hoa Kỳ đe dọa an ninh của các quốc gia có cùng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và phá hoại hòa bình, sự ổn định ở Biển Đông.

“Quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của mình”, ông Nhậm Quốc Cường khẳng định.

Việt Nam không để Trung Quốc âm thầm nghiên cứu Biển Đông

Trên thực tế, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi họ đã thiết lập các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, tuyên bố này vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 26.3, bà Lê Thị Thu Hằng về thông tin Trung Quốc đã thiết lập và khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Hai tàu USS Montgomery và USNS Millinocket cùng trực thăng MH-60S Sea Hawk tại Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: quyền bá chủ hàng hải của Mỹ ở Biển Đông không có triển vọng trong tương lai

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo trực tuyến của Bộ Ngoại giao ngày 26.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định bình luận về việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, mọi hoạt động tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều phải có sự cho phép của Việt Nam.

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Liên quan đến việc Trung Quốc ngang nhiên công bố xây dựng các cơ sở nghiên cứu mới trên Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao bày tỏ quan điểm thẳng thắn rằng, Bắc Kinh cần tôn trọng chủ quyền của Hà Nội và không làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình chung trong khu vực.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực, tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала