Cuộc chiến giá dầu tay ba sắp tới hồi kết?

© Sputnik / Evgeny BiyatovKhai thác dầu mỏ tại Nga
Khai thác dầu mỏ tại Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi làm sập giá dầu, Ả Rập Xê Út đã kêu gọi triệu tập một cuộc gặp khẩn cấp của OPEC + để thống nhất về việc giảm khai thác dầu. Các bên có thể đạt thỏa thuận mới với lợi thế thuộc Nga nhiều hơn trước kia. Và giá dầu chắc khó quay lại mức cao như trước dịch. Nga cũng cần hạn chế sự tham gia của Mỹ và thị trường này.

Chuyện gì đang diễn ra chưa đầy một tháng sau ngày thứ Hai “đen”?

Chúng ta cùng nhớ lại ngày 9/3/2020 - ngày thứ Hai “đen”, khi giá dầu giảm 30%, Rouble “sập” tới 75/usd và 85/euro. Sự sụp đổ của các thị trường - hậu quả của cuộc chiến giá cả đang diễn ra trên thế giới. Đáp lại việc Nga rút khỏi thỏa thuận OPEC +, Ả Rập Xê Út tuyên bố tăng sản lượng dầu và hạ giá dầu.

Trước đó, tại cuộc họp OPEC + vào ngày 6/3 tại Vienna, Nga đã đề xuất duy trì mức khai thác dầu hiện tại, còn Ả Rập Xê Út thì khăng khăng đòi giảm thêm.

“Nga và OPEC không đạt được thoả thuận trước hết vì Nga không muốn. Giá dầu cao làm công nghiệp dầu đá phiến Mỹ (giá thành gần 40$/thùng, so với Nga và Ả Rập Xê Út dưới 10$) phát triển giúp nước Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu lần đầu tiên trong lịch sử. Nga bị bất thị phần. Mất thị phần dầu là mất cả ảnh hưởng chính trị. Theo tôi biết, giới dầu khí Nga đã rất phản ứng với thỏa thuận mà họ cho là thiệt thòi này”, - Một chuyên gia kinh tế - tài chính nổi tiếng của Việt Nam nói với Sputnik.

Vào ngày 1/4, thỏa thuận OPEC + ngừng hoạt động. Trong hơn ba năm qua, thỏa thuận OPEC + đã cho phép giữ giá dầu thô ở mức 50 USD/ thùng trở lên.

Sản xuất dầu - Sputnik Việt Nam
Thượng nghị sĩ kêu gọi ông Trump cấm vận Nga và các nước OPEC xuất khẩu dầu thô

Ả Rập Xê Út tuyên bố tăng mạnh nguồn cung dầu và bắt đầu cuộc chiến giá cả, giá dầu giảm xuống còn 25 USD / thùng hoặc thậm chí thấp hơn. Giá dầu Urals Nga vào ngày 2/4 là 19 USD/ thùng. Ngay cả sau khi tăng mạnh (ngày 1/4 chỉ khoảng 10 USD/thùng), mức giá này vẫn chỉ bằng một nửa so với giá tính cho ngân sách của Nga (42,4 USD/thùng).

Hôm thứ Năm, 2/4, theo SPA - ấn phẩm nhà nước của Vương quốc Ả Rập Xê Út, nước này kêu gọi tổ chức một cuộc gặp mặt khẩn của các nước tham gia thỏa thuận OPEC + để đạt được thỏa thuận công bằng về việc cân bằng thị trường.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên trang Twitter của mình rằng ông ta vừa nói chuyện “với người bạn của mình” Mohammad bin Salman, Thế tử Vương quốc Ả Rập Xê Út, còn Thế tử đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Tôi mong đợi và hy vọng rằng họ sẽ lại giảm 10 triệu thùng. Và có thể nhiều hơn nữa. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ rất tốt cho ngành dầu khí”, - ông Trump nói.
“Nga, Ả Rập Xê Út, tôi nghĩ rằng họ sẽ có giải pháp gì đó trong vài ngày tới”, - Tổng thống Trump nói hôm 2/4.

Trump còn bày tỏ sự tin tưởng rằng Moskva và Riyadh sẽ "thỏa thuận được với nhau", vì tình hình giá dầu là "rất tệ cho Nga và rất tệ cho Ả Rập Xê Út".

Trong thời điểm thị trường “đang đói bụng” vì tin tức tích cực, ngay lập tức, giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng vọt 33%, lên 36 USD / thùng, WTI của Mỹ - tăng 22%, lên 24,7 USD / thùng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Trump: Nga và Ả Rập Xê Út "ngừng giao tranh" về dầu

Điện Kremlin đã bác bỏ việc có cuộc đàm phán giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thế tử Ả Rập Xê Út.

“Nga và Ả Rập Xê Út không hề có cuộc đàm phán nào cả”, - Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Vladimir Putin cho biết.

Giá dầu Brent lại giảm xuống 29,9 USD (cho dù tăng so với trước phát biểu của Trump 21%).

Đây có lẽ chỉ là một bước tăng giá mang tính ngắn hạn, nếu các bên không ngồi vào bàn đàm phán và đi đến một thỏa thuận hợp lý, công bằng. Cuộc chiến giá dầu đã rất nóng. Các diễn biến xảy ra nhanh đến chóng mặt.

“Có một sự hiểu biết chung rằng, tình hình trên thị trường khá nghiêm trọng, thậm chí tại cuộc gặp mặt ở Vienna vào ngày 6/ 3, chúng tôi đã không thể dự đoán được rằng, nó sẽ phát triển theo cách này”, - Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói trả lời phỏng vấn Đài Ekho Moskva.

Donald Trump tỏ ra là mình đóng vai “Chúa”

Donald Trump có mục đích gì, khi tuyên bố Nga và Arabia Saudi quay lại đàm phán về giá, cắt giảm sản lượng dầu? Chúng ta đều biết, Donald Trump vừa có các cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thế tử Arabia Saudi. Vì vậy, về hình thức, Donald Trump tỏ ra là mình đóng vai “Chúa” hoặc đóng vai “Hoàng đế” để ra lệnh cho người Nga và người Arabia Saudi phải làm thế nọ, phải làm thế kia.

Khai thác dầu mỏ - Sputnik Việt Nam
Ông Trump: Nga, Mỹ và Ả Rập Saudi sẽ thỏa thuận về giá dầu
“Nhưng về thực chất thì chỉ có Riyadh là phải nghe lệnh từ Washington. Còn Moskva thì đã tính trước nhiều nước cờ khi quyết không đồng ý với Ả Rập Xê Út cắt bớt sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày vào đầu tháng ba. Nga biết sớm muộn thì cả hai đối thủ sẽ không chịu nổi sức ép. Ả Rập Xê Út thì đứng trước nguy cơ thâm thủng ngân sách. Còn Mỹ thì đứng trước nguy cơ phải chấp nhận cho phá sản hàng loạt công ty sản xuất dầu đá phiến, bất chấp Chính phủ Mỹ đã trích ra vài trăm tỷ USD trong gói cứu trợ phòng chống thiệt hại của dịch COVID-19 để mua thêm dầu đá phiến cho dự trữ quốc gia”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Trump bình luận về một thỏa thuận có thể có giữa Moscow và Riyadh. Ông ta nói rằng, cuộc đối đầu giữa hai quốc gia gây tổn hại cho ngành dầu khí. Tổng thống Hoa Kỳ cũng đề cập, nếu Nga và Ả Rập Xê Út không đi đến một thỏa thuận nào đó, Hoa Kỳ có một thay thế khác, nhưng bày tỏ hy vọng về một thỏa thuận. Nó sẽ tốt cho Nga, tốt cho Ả Rập Saudi, tốt cho cả thế giới.

“Câu nói của Donald Trump thực ra chỉ vớt vát lại chút danh dự cho Mỹ trong cuộc chiến giá dầu. Ông ta làm ra vẻ đây là việc riêng của Nga và Ả Rập Xê Út nên ông ta không can thiệp vào. Nhưng thực chất, Ả Rập Xê Út được đưa ra làm tấm bình phong cho Mỹ, là kẻ đàm phán cho cả Mỹ chứ không chỉ cho mình”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.

Cũng hôm 2/4, trong trả lời phỏng vấn với đài phát thanh Ekho Moskva, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak chỉ nói tới khả năng đàm phán với Ả Rập Xê Út về việc trở lại thỏa thuận hạn chế khai thác trong trường hợp các quốc gia khác ngoài OPEC + quan tâm.

Điều này chứng tỏ Nga đang rất chủ động.

Donald Trump còn nói trong cuộc họp báo ở Washington rằng ông không thảo luận về việc giảm sản lượng dầu của Mỹ trong các cuộc đàm phán với Nga và Ả Rập Xê Út. Trả lời câu hỏi của một trong những đại diện của truyền thông Mỹ, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, Washington sẽ không đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào.

Điều này chứng tỏ Mỹ rất quyết chiến trong cuộc chiến giá dầu tay ba Mỹ - Nga - Ả Rập Xê Út.

Cuộc chiến giá dầu tay ba Mỹ - Nga - Ả Rập Xê Út sắp có hồi kết?

Theo ý kiến một số chuyên gia, trong cuộc chiến giá dầu tay ba Mỹ - Nga - Ả Rập Xê Út, với Nga thì mục tiêu số một không phải là giá dầu mà là việc cởi bỏ các lệnh cấm vận vô lý chống Nga. Nếu không, Nga sẽ tiếp tục tăng sản lượng, bất chấp việc bị lỗ để đẩy các công ty dầu đá phiến Mỹ đến chỗ phá sản. Khi đó, Nga sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ dầu của mình và bù đắp lại thiệt hại.

Ả Rập Xê Út rất muốn phục hồi giá dầu bởi 80% ngân sách của họ trông vào dầu mỏ trong khi ngân sách Nga chỉ có khoảng 13% dựa vào xuất khẩu dầu mỏ. Còn lại, ngân sách Nga dựa vào xuất khẩu khí đốt tới 25%. Đây là điều mà nhiều nhà phân tích đã bỏ qua.

Нефтедобывающие вышки - Sputnik Việt Nam
Giá dầu giảm hơn bốn phần trăm trong bối cảnh coronavirus
“Bất kể giá dầu sụt giảm như thế nào thì trong 5 năm qua, giá khí đốt rất ít biến đổi. Đây là lợi thế mà Ả Rập Xê Út không có. Với mức giá dưới 30 đô la / thùng, thâm hụt ngân sách của Ả Rập Xê Út sẽ vượt quá 170 tỷ USD”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

Còn gót chân Assine của Mỹ thì chính là ngành sản xuất đầu đá phiến: Các nhà phân tích dự kiến, giá dầu thô Mỹ đạt trung bình khoảng 58 USD/thùng trong năm 2020. Thậm chí nếu giá dầu vẫn trên 60 USD/thùng, sẽ không thúc đẩy sản xuất vì áp lực lợi nhuận. Vậy mà, hôm 29/3, nó rớt xuống dưới 20 USD/thùng.

“Nếu cứ bán dưới giá 58 USD/thùng trong vòng 12 tháng, các công ty dầu đá phiến Mỹ sẽ phá sản. Vì vậy, ba bên sẽ phải thỏa thuận với nhau nhưng với 3 mục tiêu khác nhau. Mỹ cần cứu các công ty dầu đá phiến, Ả Rập Xê Út cần bù đắp thâm hụt ngân sách, còn Nga thì cần dỡ bỏ các lệnh cấm vận, cứu ngân sách và cả đứng vững trên thị trường”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

The Financial Times viết rằng các công ty dầu mỏ của Mỹ đang vận động hành lang để trừng phạt chống lại Ả Rập Xê Út và Nga. Họ tuyển dụng cựu Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry làm việc. Theo The Financial Times, trong số các sáng kiến được đưa ra: ngăn chặn việc cung cấp dầu của Ả Rập Xê Út cho nhà máy lọc dầu Saudi Aramco tại Mỹ, áp thuế đối với dầu nhập khẩu và đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với tổ hợp năng lượng và nhiên liệu của Nga. Vào thứ Sáu, ngày 3/4, Tổng thống Donald Trump đã gặp các nhà lãnh đạo của các công ty dầu đá phiến. Cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và CEO của các tập đoàn năng lượng diễn ra vào thời điểm các nhà sản xuất dầu, đặc biệt là những công ty chuyên về dầu khí đá phiến, đứng trước nguy cơ phá sản do giá dầu giảm và sự chậm lại đột ngột của nền kinh tế thế giới.

Khai thác dầu mỏ ở Mỹ - Sputnik Việt Nam
Giá dầu âm được ghi nhận tại thị trường Mỹ

Ả Rập Xê Út đang đứng trước thử thách tài chính nghiêm trọng nhất của họ kể từ năm 1988 đến nay. Lần đầu tiên, thâm hụt ngân sách của họ tính bằng USD lên đến 3 con số trong đầu năm 2020. Trong tình hình dịch COVID-19 kéo dài, nhu cầu dầu mỏ suy giảm mạnh thì càng bán nhiều dầu càng lỗ, trong khi ngân sách Ả Rập Xê Út phụ thuộc tới 80% vào dầu mỏ. Sau chưa đầy một tháng “làm mình làm mẩy” khi thách thức Nga cùng tăng sản lượng dầu mỏ, Ả Rập Xê Út cũng đã “thấm đòn”. Vì vậy, giống như thương chiến Mỹ-Trung, khi cả hai bên đều giáng đòn và chịu những phản đòn và cùng thiệt hại lớn thì sớm muộn, họ sẽ phải ngồi lại với nhau.

Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út còn phụ thuộc vào Mỹ. Động thái thách thức Nga cùng giảm giá dầu chắc chắn có “đèn xanh” từ phố Wall. Nhưng như nhận định trước đó, Nga có nhiều dự trữ hơn nên không có cách nào khác, Ả Rập Xê Út và đằng sau lưng là Mỹ, phải quay lại bàn đàm phán.

“Thị trường này là sân chơi chính trị lớn. Mỹ có vẻ ép Ả Rập Xê Út đàm phán”, - Chuyên gia kinh tế - tài chính nổi tiếng được nhắc đến ở trên nói với Sputnik.
“Trong “cuộc chơi giá dầu” này, Nga đang “nắm đằng chuôi” với 2 cuộc đàm phán. Một cuộc đàm phán công khai với OPEC mà đứng đầu là Ả Rập Xê Út. Một cuộc đàm phán ngầm với Mỹ là kẻ đang điều khiển Ả Rập Xê Út. Nga biết rõ điều đó nên đã rất chủ động trong cuộc chơi này chứ không còn bị động như hồi năm 2014 nữa”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Sau khi dịch COVID-19 lan sang châu Âu và Mỹ, nhu cầu dầu dự kiến sẽ giảm vào cuối tháng 4 khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày so với mức tháng hai (đây là khoảng 20% lượng tiêu thụ toàn cầu trước khi xảy ra dịch). Đây là một con số khổng lồ, chưa từng có!

OPEC - Sputnik Việt Nam
"Đấu tay đôi với gấu Nga." Ai thua cuộc trong cuộc chiến dầu mỏ

Như Sputnik đã đề cập ở trên, sau khi làm sập giá dầu, Ả Rập Xê Út đã kêu gọi triệu tập một cuộc gặp khẩn cấp của OPEC + để thống nhất với Nga và các nhà sản xuất lớn khác về việc giảm khai thác dầu mang tính chất “công bằng”.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đưa ra quy trình chuẩn bị cho các cuộc đàm phán trong khuôn khổ OPEC +, do Ả Rập Xê Út khởi xướng. Theo thông tin Sputnik có được, cuộc gặp gỡ OPEC + về bình ổn giá dầu sẽ diễn ra vào ngày 6/4 tới.

Tối thứ Sáu, 3/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp hội nghị truyền hình về tình hình trên thị trường năng lượng toàn cầu với đại diện nhành công nghiệp dầu mỏ Nga trước thềm các cuộc đàm phán mới của OPEC + đã nói rằng, Nga sẵn sàng tham gia đàm phán để giảm sản lượng khai thác khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày.

Ngày 6/4 sẽ diễn ra "hội thảo trực tuyến" của các bộ trưởng các nước xuất khẩu dầu. Họ sẽ cố gắng cứu vãn tình hình trên thị trường nhiên liệu, khi giá vào ngày 1/4 giảm xuống mức tối thiểu trong nhiều thập kỷ. Thỏa thuận mới có thể sẽ cho phép các công ty dầu mỏ và các quốc gia tránh được thảm họa mà họ đang phải đối mặt vì dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng toàn cầu. Nhưng, theo các chuyên gia, điều này vẫn sẽ không đưa giá dầu thô trở lại mức trước dịch.

“Giá dầu thấp làm ngành dầu đá phiến Mỹ lâm vào cảnh phá sản, và đã có công ty đầu tiên xin phá sản là Whiting Petrolium, đúng như Nga muốn. Tuy nhiên, chính Nga và Ả Rập Xê Út cũng thiệt hại nếu giá dầu quá thấp. Ả Rập Xê Út muốn ngồi lại với Nga là nhu cầu dễ hiểu vì nước này phụ thuộc dầu hơn cả Nga khi nguồn ngân sách chỉ là từ bán dầu. Các bên có thể đạt thỏa thuận mới với lợi thế thuộc Nga nhiều hơn trước kia. Và giá dầu chắc khó quay lại mức cao 60-70$ trước đây. Nga cũng cần hạn chế sự tham gia của Mỹ và thị trường này”, - Chuyên gia kinh tế - tài chính nổi tiếng của Việt Nam (đã nhắc tới ở trên) nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала