Liệu COVID-19 sẽ trở thành cúm mùa? Và có nguy cơ tái nhiễm? Hỏi đáp về coronavirus

© Sputnik / Evgeny EpachintsevXét nghiệm coronavirus
Xét nghiệm coronavirus - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỗi ngày lại xuất hiện những dữ kiện hay tin giả mạo mới về coronavirus. Sự lo lắng chuyển thành hoảng loạn và phát sinh nhiều câu hỏi. Đó là lý do tại sao Sputnik một lần nữa trả lời những câu hỏi quan trọng nhất trong số đó - sử dụng trang web của WHO và ý kiến chuyên gia Nga về bệnh truyền nhiễm, giáo sư - tiến sỹ y khoa Alexander Gorelov.

COVID-19 là gì?

Theo trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COVID - 19 là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi chủng coronavirus mới nhất được phát hiện gần đây. Trước khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12 năm 2019, không có thông tin gì về virus và căn bệnh mới này.

Người qua đường đeo mặt nạ y tế trên đường phố ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Các biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới đang bắt đầu mang lại kết quả

Các triệu chứng của COVID - 19 thế nào?

Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID - 19 gồm có sốt, mệt mỏi,  ho khan, cũng được báo cáo trên trang web của WHO.

Ngoài ra còn có hiện tượng sổ mũi, đau họng hoặc tiêu chảy có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Một số người nhiễm bệnh không gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc vẫn cảm thấy bình thường. Ở hầu hết mọi người (khoảng 80%), căn bệnh biến mất trong quá trình phục hồi, không cần đến biện pháp điều trị cụ thể nào. Khoảng 1\6 số trường hợp bệnh nhân COVID-19, suy hô hấp phát triển mạnh.

Virus lây lan thế nào và phải làm gì để tránh nhiễm bệnh?

Coronavirus chủng mới được tìm thấy bên trong chất lỏng sinh học của cơ thể. Bệnh có thể lây từ người sang người qua những giọt nhỏ bắn ra từ mũi hoặc miệng của bệnh nhân COVID — 19, khi họ nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Những giọt này rơi xuống các vật thể và bề mặt xung quanh. Người khác có thể bị nhiễm do chạm vào các vật hoặc bề mặt như vậy, và sau đó xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra do hít phải những giọt nhỏ được tiết ra khi một người nhiễm virus ho hoặc hắt hơi. Do đó điều quan trọng là tránh xa người bệnh, lý tưởng nhất là ở khoảng cách 2 mét. Điều rất quan trọng là rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trong ít nhất 50 giây, sử dụng chất khử trùng và không đưa tay lên mặt.

Thời gian ủ bệnh COVID - 19 kéo dài bao lâu?

Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi nhiễm trùng đến khi khởi phát các triệu chứng. Theo hầu hết các ước tính, thời gian ủ bệnh COVID - 19 dao động từ 1 đến 14 ngày và thường nhất là khoảng năm ngày.

Nhân viên Hội Chữ thập đỏ tại một khu y tế di động - Sputnik Việt Nam
“Nhiều người bị nhiễm không cảm thấy dịch bệnh” - người phụ nữ tự khỏi virus chia sẻ trải nghiệm

COVID-19 sẽ trở thành cúm mùa?

Giáo sư Alexander Gorelov nhắc lại việc một số loại cúm, như COVID-19, từng là đại dịch, nhưng sau khi kết thúc, chúng trở thành cúm mùa. Chúng ta có nên hy vọng khi phần lớn dân số bị nhiễm, thì virus hiện tại chỉ như cúm thông thường hay không?

Ông Gorelov thừa nhận COVID-19, rất có thể, sẽ không biến mất đi đâu cả và sau khi đại dịch kết thúc, vào mùa thu, căn bệnh thực sự có thể quay trở lại, nhưng ở dạng nhiễm trùng theo mùa thông thường:

"Điều này phụ thuộc vào mức độ thay đổi của virus. Hiện giờ nó đã đủ ổn định, nghĩa là không biến đổi nhanh như cúm, tạo ra sự lạc quan. Chẳng hạn như SARS-1 — "anh chị em" của nó,  đã kết thúc sau một năm rưỡi. COVID-19 - bệnh nhiễm trùng từ giọt lây, không thể tạo ra một rào cản tuyệt đối, nhưng khi một phần ba dân số bị nhiễm virus, kháng thể tự nhiên sẽ được tạo ra và có khả năng miễn dịch. Sự lây lan chậm lại, nhưng trong tương lai nó có thể trở thành một căn bệnh theo mùa, giống như bệnh cúm".
© AP Photo / Mark SchiefelbeinMọi người khi đi mua sắm
Liệu COVID-19 sẽ trở thành cúm mùa? Và có nguy cơ tái nhiễm? Hỏi đáp về coronavirus - Sputnik Việt Nam
Mọi người khi đi mua sắm
Có nguy cơ tái nhiễm?

Con người chắc chắn có được khả năng miễn dịch sau một căn bệnh, nhưng có thể được xac định như là sự chuyên biệt , Alexander Gorelov lưu ý:

Hoa anh đào ở Tokyo - Sputnik Việt Nam
Trường hợp hi hữu: Nhật Bản khác biệt như thế nào so với các nước khác trong cuộc chiến chống COVID-19?
«Sau khi bị nhiễm bệnh, miễn dịch chỉ được phát triển đối với loại virus mà một người mắc bệnh. Virus biến đổi, và nếu thay đổi chỉ là 1 đến 2 phần trăm, thì con người sẽ không bị bệnh đó nữa. Nhưng virus vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người chưa có khả năng đó. Nếu virus biến đổi mạnh mẽ, như SARS-1, thì các trường hợp tái nhiễm là có thể, nhưng hiện giờ không ai biết chắc chắn, vì ngay cả kết quả bệnh cúm theo mùa cũng chỉ được tổng kết vào cuối năm».

Chuyên gia lưu ý đến thực tế dịch coronavirus mới chỉ  phát triển trong khoảng 4 tháng qua, thậm chí chu kỳ dịch tễ học của virus này vẫn chưa kết thúc, do đó còn quá sớm để đưa ra kết luận.

Những gì không nên làm?

Các biện pháp sau KHÔNG GIÚP ÍCH gì khi đối phó với COVID - 19 và có thể gây hại:

  • hút thuốc
  • đeo đồng thời vài chiếc khẩu trang;
  • uống thuốc kháng sinh phòng ngừa

Ngoài ra, điều quan trọng là không hoảng loạn, kỳ thị, mà nên giúp đỡ lẫn nhau (ví dụ, nếu có thể, mua thức ăn giùm cho người già đang cách ly ở nhà).

Cũng rất quan trọng khi kiểm tra các nguồn thông tin về coronavirus và không phổ biến tin tức chưa được xác minh giữa bạn bè và người thân của bạn.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Liệu COVID-19 sẽ trở thành cúm mùa? Và có nguy cơ tái nhiễm? Hỏi đáp về coronavirus - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала