Bộ Ngoại giao nói về công tác bảo hộ công dân, hợp tác chống Covid-19

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng cập nhật tình hình sức khỏe của cán bộ ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài giữa lúc đại dịch Covid-19 lan rộng ra 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việt Nam nỗ lực đưa gần 1.500 công dân từ nước ngoài hồi hương.

Đại diện Bộ Ngoại giao bình luận về việc Việt Nam hợp tác sản xuất trang thiết bị bảo hộ y tế với Mỹ, vai trò của quan hệ Mỹ- Trung- ASEAN trong cuộc chiến chống Covid-19. Bộ Ngoại giao cũng nêu rõ, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp trong nước, Chính phủ Việt Nam trong khả năng của mình tiếp tục hỗ trợ các nước bạn bè và đối tác đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.

Bộ Ngoại giao cũng cung cấp thông tin về Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-New Zealand tại Đà Nẵng sắp tới.

Bà Lê Thị Thu Hằng thông tin về cán bộ ngoại giao Việt Nam nhiễm Covid-19 ở Pháp

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc lên LHQ về Biển Đông: Bộ Ngoại giao lên tiếng
Liên quan đến trường hợp cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp được xác nhận dương tính với coronavirus trong quá trình tham gia hoạt động đối ngoại và thực hiện công tác bảo hộ công dân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, sức khỏe và tình trạng của nhân viên ngoại giao Việt Nam hiện đã ổn định.

“Với tinh thần bám trụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, phải tự cách ly bảo vệ bản thân và gia đình vì có thể tiếp xúc với người bệnh trong hoạt động đối ngoại, các cán bộ ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong đó có nhiệm vụ quan trọng là công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế trong phòng chống dịch Covid-19”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho biết trong buổi họp báo trực tuyến chiều nay ngày 9/4.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng nhấn mạnh, ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán thông báo và đề nghị các cơ quan chức năng, cơ sở y tế địa phương tiến hành việc giám sát y tế và điều trị phù hợp cho cán bộ nói trên, chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, giám sát và cách ly y tế, đảm bảo điều kiện vệ sinh phòng dịch trong toàn cơ quan đại diện với mục tiêu cao nhất không để dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe của các cán bộ khác và thân nhân.

“Hiện tình trạng sức khỏe của cán bộ ngoại giao này đã ổn định và có thể sinh hoạt bình thường”, bà Lê Thị Thu Hằng thông tin.

Trước đó, ngày 6/4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có thư gửi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài biểu dương tinh thần trách nhiệm, không quản ngại vất vả, chủ động ứng phó với đại dịch Covid-19 của các cán bộ, nhân viên ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.

Trước tình hình dịch bệnh có thể còn phức tạp hơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan đại diện đoàn kết, tập trung cao độ, “bám trụ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”, đặc biệt là trong công tác bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, chăm lo đời sống và sức khỏe của cán bộ và thành viên cơ quan đại diện, chủ động xây dựng và triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh cho cơ quan đại diện.

Việt Nam giúp 1.500 công dân về nước an toàn

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ ngoại giao, phóng viên nêu câu hỏi đề nghị Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, có tổng số bao nhiêu công dân Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ về nước tính từ đầu mùa dịch Covid-19 đến nay và người về chủ yếu từ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đại diện Bộ Ngoại giao đã cung cấp thông tin chi tiết.

Khu vực đo thân nhiệt và kiểm tra y tế đối với hành khách quốc tế đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà). - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tạm thời không về nước

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, trong thời gian qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại cũng như trong nước đã hỗ trợ gần 1.500 công dân Việt Nam bị kẹt trở về nước an toàn. Trong số công dân Việt Nam trở về nước chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, trong quá trình quá cảnh kẹt lại tại các sân bay ở Nhật Bản, Nga, Đức, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và Thái Lan.

“Hiện còn một số ít công dân Việt Nam kẹt lại ở các sân bay quốc tế nước ngoài do các quốc gia, vùng lãnh thổ thay đổi các chính sách xuất nhập cảnh và quá cảnh. Các hãng bay hủy chuyến bay, thay đổi lịch trình bay để phòng, chống và kiểm soát Covid-19”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
“Ngoài ra, cũng có một số công dân Việt Nam gặp khó khăn về thị thực lưu trú ở nước ngoài do không tìm được chuyến bay. Các cơ quan đại diện đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không quốc tế, cơ quan chức năng sở tại để tháo gỡ khó khăn về thị thực, chăm sóc y tế, nhu yếu phẩm, đảm bảo lưu trú, hỗ trợ chuyến bay phù hợp để về được Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Tuy nhiên, bà Hằng cũng cho biết, không phải trong mọi trường hợp, cơ quan đại diện có thể giải quyết tất cả mọi vướng mắc.

Trong những ngày tới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài xem xét đề xuất phương án đưa một số công dân về nước, trong đó ưu tiên người cao tuổi, người ốm đau, sức khỏe yếu, trẻ em dưới 18 tuổi, đảm bảo phân bố chung và năng lực thực hiện cách ly trong nước.

“Riêng trường hợp một số ít người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân và hợp đồng lao động ở Nhật Bản và Hàn Quốc cần các thủ tục pháp lý với cơ quan chức năng trong và ngoài nước để thẩm tra nhân thân và sẽ có phương án xử lý phù hợp”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Về thông tin Thủ tướng Úc Scott Morrison ra thông báo hướng dẫn những du khách và sinh viên quốc tế nên vè nước nếu không tự hỗ trợ được cuộc sống hay việc một số công dân Việt Nam ở Nhật Bản liên tục bị các hãng hàng không hủy vé không hoàn tiền, hay như trường hợp 7 công dân Việt Nam mắc kẹt ở Thái Lan khi quá cảnh về từ Ethiopia, bà Hằng cho biết, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đang nỗ lực hết mức để thực hiện công tác bảo hộ công dân.

Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đang hỗ trợ về nơi lưu trú và nhu yếu phẩm, đồng thời phối hợp với các cơ quan và hãng hàng không để hỗ trợ chuyến bay thích hợp cho họ về nước.

Đại diện Bộ Ngoại giao cũng thông tin về một số trường hợp công dân Việt Nam tại Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc có nhiễm Covid-19, theo đó, một số đã nhận được sự chăm sóc y tế của chính quyền sở tại, có tiến triển tích cực hoặc đã bình phục.

Mỹ hợp tác với Việt Nam sản xuất khẩu trang N95

Liên quan đến việc Việt Nam sản xuất đồ bảo hộ y tế phục vụ cho nhân viên tuyến đầu chống dịch Covid-19 của Mỹ bà được Tổng thống Trump gửi lời cảm ơn như báo chí đã đưa tin, bà Lê Thị Thu Hằng bình luận về vấn đề này, đồng thời chia sẻ thêm thông tin về lô hàng đồ bảo hộ do Việt Nam sản xuất vừa được chuyển giao cho Hoa Kỳ.

Sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 5 triệu m2/năm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới?

Theo đó, người phát ngôn cho hay, như báo chí đã đưa tin, lô hàng đầu tiên trong số 2 lô hàng gồm 450.000 bộ đồ bảo hộ do Dupon sản xuất tại Việt Nam đã được vận chuyển tới Mỹ vào tối 8/4, lô thứ hai sẽ được chuyển tới Mỹ vào 10/4.

Hiện nay, Mỹ cũng đang quan tâm hợp tác với các đối tác Việt Nam trong sản xuất các trang phục bảo hộ y tế và khẩu trang theo tiêu chuẩn N95.

“Tôi cũng đánh giá cao việc Mỹ đang hỗ trợ tìm các đối tác để chuyển giao công nghệ, giúp Việt Nam sản xuất máy thở phòng chống dịch bệnh. Tôi xin khẳng định, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp trong nước, Chính phủ Việt Nam trong khả năng của mình tiếp tục hỗ trợ các nước bạn bè và đối tác đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh”, đại diện Bộ Ngoại giao bày tỏ.

Theo người phát ngôn, dự kiến thời gian tới, số đồ bảo hộ này sẽ được tiếp tục chuyển tới Mỹ. Trên tinh thần tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh việc hợp tác, chuyển giao, sản xuất và xuất khẩu trang thiết bị, vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam cho các quốc gia có nhu cầu trong đó có Mỹ.

“Hiện, Mỹ đang quan tâm hợp tác với các đối tác ở Việt Nam sản xuất khẩu trang N95”, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Đồng thời, phát ngôn viên cũng nhấn mạnh việc dù cũng đang phải căng mình chống dịch Covid-19, tuy nhiên chính phủ và nhân dân Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ các nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.

“Tôi xin khẳng định, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở trong nước, nhưng Chính phủ Việt Nam, trong khả năng của mình, sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước bạn bè và đối tác đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Việt Nam nói về vai trò của Mỹ, Trung Quốc trong chống dịch Covid-19

Hiện nay Mỹ và Trung Quốc được coi là 2 cường quốc lớn nhất của thế giới, do vậy các quốc gia khác đều mong đợi 2 “anh cả” sớm phát huy đươc vai trò và tiềm lực của mình trong việc hỗ trợ không chỉ trong nước các quốc gia này mà cho cả thế giới trong cuộc chiến ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại trạm xét nghiệm nhanh COVID-19 khu vực ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Tổng thống Trump và Campuchia cảm ơn Việt Nam

Cũng trong buổi họp báo chiều nay 9/4, Bộ ngoại giaogiải đáp thắc mắc về đánh giá, kiến nghị hợp tác Mỹ-Trung-ASEAN trong phòng chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Chủ tịch Nhóm Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN của Việt Nam nhấn mạnh rằng, Mỹ và Trung Quốc là 2 cường quốc lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia đều đang rất hy vọng 2 nước này sẽ phát huy được vai trò và tiềm lực của mình để hỗ trợ không chỉ trong nước của các nước này mà còn cho cả thế giới trong cuộc chiến ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19.

“Cũng với nhận thức như vậy, Việt Nam rất ủng hộ việc Mỹ và Trung Quốc phát huy vai trò của cường quốc trên thế giới. Việt Nam cũng đã hợp tác ngay từ đầu với Mỹ và Trung Quốc trong nỗ lực của mình nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ thêm.

Theo ý kiến của Thứ trưởng, trong khuôn khổ ASEAN, Trung Quốc là nước đầu tiên, sau đó là Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) là những đối tác mà các nước ASEAN có các cuộc họp đầu tiên trong nỗ lực chung này.

“Đây vừa là hy vọng, vừa là nỗ lực của các nước ASEAN nhằm củng cố quan hệ đối tác với Mỹ, Trung Quốc. Đến nay, chúng tôi cũng nhận được những cam kết rất mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ trong việc hỗ trợ, đoàn kết với ASEAN để ngăn chặn dịch bệnh” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hội nghị cấp cao ASEAN và ASEAN+3 họp trực tuyến vào ngày 14/4

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam làm gì để bảo vệ ASEAN khỏi coronavirus?
Ông Nguyễn Quốc Dũng cũng giải đáp về việc ASEAN dự định tổ chức họp thượng đỉnh trực tuyến thay vì tổ chức trực tiếp như mọi khi, vì diễn diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên phải lùi thời điểm tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-New Zealand tại Đà Nẵng đến cuối tháng 6/2020 (thay vì ngày 8, 9 tháng 4 như đã dự kiến).

“Đến nay, không thể dự báo là bao giờ dịch bệnh này sẽ kết thúc, nên chúng ta vẫn phải có phương án dự phòng. Chúng tôi không loại trừ khả năng sẽ phải tiến hành các cuộc họp trực tuyến. Trên thực tế, thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức một số cuộc họp trực tuyến. Trên thế giới cũng đã có các cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo như G20”, đại diện Bộ Ngoại giao bày tỏ.
“Đến ngày 14/4, chúng tôi sẽ tổ chức cuộc họp lãnh đạo cấp cao ASEAN và cuộc họp đặc biệt của lãnh đạo ASEAN. Họp trực tuyến là cách làm phù hợp trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay, nếu phát huy được tốt, các cuộc họp cấp cao (tất nhiên chúng ta mong muốn các cuộc họp diễn ra như bình thường, nhưng trong trường hợp không tổ chức được các cuộc họp như bình thường) hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp họp trực tuyến” - Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, Chủ tịch SOM ASEAN của Việt Nam thông tin.

Về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đây là hoạt động phát huy vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam, nâng cao tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết, thống nhất ASEAN và đẩy mạnh cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ, liên ngành và trụ cột, liên trụ cột của cả cộng đồng ASEAN cũng như hợp tác với các đối tác trong kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu các tác động về kinh tế - xã hội của dịch bệnh, cũng như tiếp tục duy trì và hợp tác liên kết ASEAN, đưa ASEAN vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn và thử thách này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала