Thùng thuốc súng: Nợ toàn cầu đạt 255 tỷ đô la

© Ảnh : cosma Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để hỗ trợ nền kinh tế đang bị phá hủy bởi dịch coronavirus, các ngân hàng cắt giảm lãi suất. Do đó tổng số nợ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và chính phủ của tất cả các quốc gia đạt đến con số kỷ lục tuyệt đối - 255 nghìn tỷ đô la, theo dữ liệu Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Đây là một con số hoàn toàn không thể chịu đựng được. Ai sẽ là người đầu tiên hứng chịu vụ nổ quả bom nợ nần, theo tài liệu của Sputnik.

Đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Đây là kết cục: nền kinh tế thế giới đang ngồi trên quả bom hẹn giờ trị giá 246 nghìn tỷ USD

Càng ngày càng nhiều

Đó là khoảng 322% GDP toàn cầu. Như các chuyên gia nhấn mạnh, chỉ số này rất quan trọng: nhiều hơn 40 phần trăm so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nợ tăng nhanh. Nếu năm 2018, tăng thêm 3,3 nghìn tỷ được coi là vừa phải, thì năm 2019 — đã là 10,8 nghìn tỷ.

Một trong những lý do chính cho việc tăng cho vay là chính sách của các ngân hàng trung ương nhằm khôi phục nền kinh tế. Lãi suất thấp làm cho các khoản vay phải chăng hơn, kích thích nhu cầu và đầu tư trong nước. Nhưng mọi người đều mắc nợ - cả các quốc gia và doanh nghiệp đều cố gắng vay được nhiều hơn và với lãi suất rẻ hơn.

Nợ quá nhiều

Hơn một nửa mức tăng số nợ - 60% - đến từ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các nước đang phát triển cũng đóng góp thêm 3,4 nghìn tỷ đô la (lên tới 71 nghìn tỷ). Tỷ lệ với GDP đạt 220% (để so sánh, năm 2007 là 147%).

Như IIF cảnh báo, nguy cơ khủng hoảng tái cấp vốn đã tăng mạnh do dịch bệnh: nhiều quốc gia và công ty sẽ không còn có thể thu hút thêm các khoản vay mới để trả các khoản vay trước đó.

© REUTERS / Kim Kyung-HoonIMF
Thùng thuốc súng: Nợ toàn cầu đạt 255 tỷ đô la - Sputnik Việt Nam
IMF

Đến cuối năm nay, hơn 20 nghìn tỷ đô la trái phiếu và khoản vay sẽ phải được hoàn trả, trong đó có 4,3 nghìn tỷ tại các thị trường mới nổi. Vì IMF và WB hiện đang chi số tiền khổng lồ cho các chương trình chống khủng hoảng liên quan đến đại dịch, nên không rõ ai sẽ cung cấp các khoản vay mới.

Đối với nền kinh tế toàn cầu, nợ của Mỹ đặc biệt nguy hiểm - 327% GDP, 77 nghìn tỷ đô la. Và gần 24 nghìn tỷ là các khoản vay của chính phủ. Đến năm 2028, người Mỹ sẽ dành 1/5 ngân sách nhà nước chỉ để trả lãi.

Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ đạt tới 1000 nghìn tỷ đô la (4,6% GDP), và tốc độ vay đã tiến gần đến mức trong thời kỳ chiến tranh và suy thoái. Theo dự báo của Bloomberg, các biện pháp chống lại coronavirus sẽ mang lại thâm hụt tới 3,5 nghìn tỷ đô la - 16% GDP.

Moody’s - Sputnik Việt Nam
Moody's giảm dự báo tăng trưởng GDP của các nước G-20 do virus Corona

Một dự báo tương tự của cơ quan xếp hạng quốc tế Moody’s: 15% GDP. Điều này sẽ buộc tăng nợ công, đe dọa vỡ nợ và phá sản.

IMF cảnh báo trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, sự vỡ nợ đe dọa 40% số nợ doanh nghiệp ở các nền kinh tế lớn. Tại Hoa Kỳ, đặc biệt, theo ước tính của ngân hàng đầu tư hàng đầu Goldman Sachs, các chỉ số sẽ tồi tệ hơn so với vụ sụp đổ tín dụng năm 2008.

Tình hình rất phức tạp bởi thực tế là tỷ lệ rất cao trái phiếu có mức độ tin cậy thấp - chỉ cao hơn một bậc so với loại «rác». Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor, các nhà đầu tư hiện có gần 4 nghìn tỷ đô la trái phiếu như vậy trong tay.

«Chúng ta đang ngồi trên một quả bom chưa nổ và không biết khi nào nó sẽ phát nổ» - Emre Tiftik, chuyên gia về nợ của Viện Tài chính Quốc tế nói : “Chúng ta sẽ đối mặt với một làn sóng vỡ nợ - tàn phá nhất trong tất cả những gì đã từng xảy ra».

Quả cầu tuyết

Quỹ Tiền tệ Quốc tế lưu ý đại dịch gần như làm tê liệt nền kinh tế, và tuyên bố bắt đầu suy thoái. Tổng thiệt hại từ coronavirus, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, là gần 4 nghìn tỷ đô la. Và nợ toàn cầu tiếp tục tăng.

World Bank  - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Thế giới hạ mức dự báo tăng trưởng GDP: Việt Nam vẫn đứng vững

Theo IIF, vào tháng 3, số nợ có chủ quyền trên thế giới đã tăng vọt lên mức kỷ lục 2,1 nghìn tỷ USD: các quốc gia cần nhanh chóng gây quỹ để ngăn chặn hậu quả kinh tế của đại dịch COVID-19.

Chính phủ và các ngân hàng trung ương đã thực hiện các biện pháp tài chính và tiền tệ chưa từng có để hỗ trợ nền kinh tế của họ, bị suy yếu bởi đại dịch coronavirus. Ví dụ, G20 sẽ đổ hơn 5 nghìn tỷ đô la vào thị trường để giảm thiệt hại do mất việc làm và thu nhập.

Các nhà phân tích tin rằng do lãi suất thấp và điều kiện tài chính không ổn định, trong quý đầu tiên, tổng nợ thế giới sẽ vượt quá 257 nghìn tỷ, chủ yếu là trong khu vực phi tài chính. Và vào cuối năm nay, sẽ đạt tới 34% GDP.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала