Giải cứu hàng hóa ùn tắc ở các cửa khẩu Việt-Trung

© Ảnh : Quang Duy - TTXVNXe nông sản được bố trí dừng đỗ tại khu xuất nhập cảnh CKQT Hữu Nghị để giảm thiểu ùn ứ.
Xe nông sản được bố trí dừng đỗ tại khu xuất nhập cảnh CKQT Hữu Nghị để giảm thiểu ùn ứ.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 16 tháng 4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với Đại sứ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam – ông Hùng Ba về việc thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại, nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19.

Tại sự kiện này, hai bên cùng thống nhất, song song với công tác phòng chống dịch bệnh do coronavirus gây ra, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân thì cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thương mại biên giới, đặc biệt là cần tháo gỡ những khó khăn về thông quan, tránh ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc tìm giải pháp thúc đẩy thông thương hàng nông sản

Phát biểu với Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin, vì tác động của dịch bệnh, thương mại nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc những tháng đầu năm nay đã giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tăng cường nhiều biện pháp ngăn chặn dịch bệnh do coronavirus gây nên, do vậy, tốc độ thông quan hàng hóa “rất chậm”.

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng. - Sputnik Việt Nam
Đề nghị thông quan các cửa khẩu phụ toàn tuyến biên giới Việt-Trung

Ngoài thương mại nông sản, rõ ràng, hoạt động của các đoàn làm việc cấp cao giữa hai Bộ của hai nước cũng đang bị gián đoạn so với kế hoạch. Các hoạt động về mở cửa thêm các sản phẩm nông sản đã và đang đàm phán, cũng như các hội chợ lớn về nông, lâm, thủy sản ở Trung Quốc cũng bị lùi hoặc gián đoạn.

Tính đến thời điểm hiện tại, phía Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu cho 9 mặt hàng rau quả, Việt Nam đang nỗ lực để hai bên hoàn thiện thủ tục cấp phép thêm 8 mặt hàng nông sản nữa.

Về vấn đề tháo gỡ những vướng mắc trong phát triển thương mại biên giới giữa hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu thực trạng, hiện nay đang có rất nhiều xe chở hàng nông sản của Việt Nam phải tạm ngừng thông quan, hoặc thông quan chậm do một số địa phương phía Trung Quốc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19. Những biện pháp kiểm dịch chặt chẽ đã và đang ảnh hưởng đến việc thông quan hàng hóa và trao đổi nông sản hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trên cơ sở này, cả hai bên thống nhất sẽ cố gắng tập trung những nhóm giải pháp cao nhất cùng với các ngành liên quan như: Công thương, Hải quan, chính quyền các địa phương hai bên biên giới để trong thời gian sớm nhất có thể giải quyết được ùn tắc về nông sản.

© Ảnh : Quang Duy - TTXVNXe nông sản được bố trí dừng đỗ tại khu xuất nhập cảnh CKQT Hữu Nghị để giảm thiểu ùn ứ.
Giải cứu hàng hóa ùn tắc ở các cửa khẩu Việt-Trung  - Sputnik Việt Nam
Xe nông sản được bố trí dừng đỗ tại khu xuất nhập cảnh CKQT Hữu Nghị để giảm thiểu ùn ứ.

Theo Bộ trưởng Cường, trước mắt, 2 bên cùng nỗ lực, một là làm tốt hơn những vấn đề như bãi đỗ xe phải đảm bảo đủ không gian cho các xe chở hàng, các quy trình kỹ thuật về thương mại phải làm tốt hơn và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh quá trình kiểm tra hải quan nhanh nhất.

“Chúng tôi kiến nghị, một số cửa khẩu kéo dài thời gian thông quan, hiện nay cá biệt một số cửa khẩu chỉ hoạt động 5-6 tiếng. Cùng với đó là tập trung nguồn nhân lực, nếu thời gian thông quan được kéo dài nhưng nguồn nhân lực của 2 bên mà không đảm bảo thì sẽ vẫn chậm tiến độ”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Việt Nam đã gửi hồ sơ sang phía Trung Quốc và lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị Đại sứ Hùng Ba tiếp tục hỗ trợ tích cực để trong hoàn cảnh hiện nay chưa làm việc được trực tiếp thì có những hình thức trao đổi gián tiếp, thông qua online, văn bản giải quyết những vấn đề kỹ thuật, đáp ứng mong muốn chung của hai bên, đẩy nhanh quá trình thông quan, tránh tình trạng ùn ứ ở cửa khẩu.

“Thủ tục hành chính làm sao được nhanh nhất để có thêm các nông sản Việt Nam được chính thức vào thị trường Trung Quốc. Từ đó, góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều cũng như thúc đẩy nông nghiệp của hai bên”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ.

Đại sứ Trung Quốc đề nghị gắn chíp điện tử vào xe chuyển hàng

Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đại sứ Hùng Ba nêu rõ, Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, chiếm 25% tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với ASEAN.

“Hai bên cần tăng cường hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chế biến sâu, thương mại điện tử để nâng cao nguồn thu cho nông dân. Do đó, Trung Quốc mong muốn nâng cao thương mại nông nghiệp giữa hai nước theo ngành nghề”, ông Hùng Ba phát biểu.

Liên quan đến những vấn đề khó khăn trong thông quan hàng hóa, tình trạng ùn ứ ở của khẩu những ngày qua, Đại sứ Hùng Ba khẳng định, Trung Quốc cũng rất lưu tâm đến vấn đề này và cho rằng, tình thế hiện nay chỉ là tạm thời. Cả Việt Nam và Trung Quốc sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Khu vực biên giới - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn ôtô Việt Nam qua cửa khẩu nước này phải gắn biển số điện tử

Đại sứ Trung Quốc thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường rằng, phải thực hiện hai mục tiêu kép, thứ nhất là kiểm soát tốt dịch bệnh, thứ nhì là thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế.

“Hiện áp lực của Trung Quốc với tình hình dịch bệnh lây làn từ ngoài vào cũng như trong nước vẫn rất cao nên việc kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới giữa Trung Quốc với các nước đều được thực hiện nghiêm ngặt”, ông Hùng Ba lý giải các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ đang được chính quyền Bắc Kinh áp dụng.

Hiện tại, ngành Hải quan Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Đại sứ Hùng Ba đề xuất Việt Nam có thể mở rộng bãi xe hàng hóa để có đủ không gian điều phối xe đi lại, đồng thời phân luồng, giảm sức ép tại các cửa khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị.

“Hàng hóa không nên tập trung vào một cửa khẩu mà có thể sử dụng đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường. Kênh đường sắt có nhiều ưu thế với sức chứa hàng hóa lớn, chi phí thấp”, Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh.

Để giải quyết những khó khăn và nâng cao hiệu quả thông quan hàng hóa, Đại sứ Trung Quốc đề nghị Việt Nam nên thực hiện kiểm soát bằng cách gắn chip điện tử vào các xe chuyển hàng. Các lái xe Việt Nam có thể khai báo điện tử. Hiện thời gian làm việc có hạn, trong khi thời gian khai báo sức khỏe chiếm khá lâu. Các lái xe có thể khai báo trước giờ để nâng cao hiệu quả hơn, tránh phải xếp hàng lâu do khai báo bằng giấy.

Phía Trung Quốc đề xuất Việt Nam nên tăng thêm các lối cho xe đi vào, vì hiện bên nước bạn cũng đang áp dụng đường xe là ba nhập, ba vào còn Việt Nam chỉ có một nhập, một vào.

Tại cuộc họp ngày 16/4 này, Việt Nam và Trung Quốc thống nhất sẽ cố gắng tập trung tìm những nhóm giải pháp cao nhất liên quan đến hải quan, các ngành, địa phương của hai bên để trong thời gian sớm nhất có thể giải quyết được vấn đề ùn tắc xuất khẩu nông sản và thông thương hàng hóa.

Cũng trong cuộc họp, Đại sứ Hùng Ba đề xuất, Việt Nam - Trung Quốc cần thiết xây dựng cơ chế phòng chống dịch bệnh cấp Chính phủ  với sự tham gia từ Trung ương đến địa phương và các bộ ngành.

“Để thực hiện mục tiêu chung, chúng ta nên đi cùng hướng, đồng thời cần thiết xây dựng cơ chế liên hợp phòng chống dịch bệnh ở cấp Chính phủ cùng với sự tham gia của các Bộ ngành và địa phương”, Đại sứ Hùng Ba đề xuất.

Ở góc độ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng ủng hộ quan điểm này.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương khoảng 2,21 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD, nhập khẩu đạt 561,7 triệu USD.

Cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều đánh giá khi đã khống chế được dịch bệnh có thể tập trung tăng tốc đẩy mạnh thương mại để kim ngạch xuất nhập khẩu song phương cao hơn năm 2019.

Bác tin đóng cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn

Liên quand dến thông tin cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn ngừng tiếp nhận hàng hóa thông quan, ngày 16/4, ông Phùng Quang Hội, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, khẳng định thông tin trên là chưa chính xác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 giáng đòn kinh tế nhưng Việt Nam chưa bao giờ chùn bước trước khó khăn

Phủ nhận tin đồn đóng cửa khẩu Tân Thanh, ông Hội lý giải, trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn có Công điện gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về đề xuất tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian 15 ngày kể từ 16/4.

“Việc tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn là nhằm tập trung giải quyết thông quan cho số lượng lớn hàng hóa xuất khẩu còn tồn đọng tại đây. Đồng thời, đây là biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các bến bãi, khu vực cửa khẩu, nơi đang tập trung số lượng lớn lái xe”, Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho hay.

Đồng thời, sáng nay, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã nhận được công văn hồi đáp của Văn phòng Chính phủ thông báo sẽ có đoàn công tác của các Bộ, ngành chức năng lên làm việc với tỉnh Lạng Sơn để sớm có phương án xử lý, giải tỏa đối với hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn hiện nay.

Do vậy, ông Phùng Quang Hội khẳng định, các doanh nghiệp thương nhân vẫn có thể đưa hàng hóa xuất khẩu lên cửa khẩu vào thời điểm này.

Mặc dù vậy, Sở Công Thương Lạng Sơn lưu ý doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu hàng hóa cần bám sát thông tin, chủ động trao đổi với bạn hàng về tình hình xuất nhập khẩu hiện nay để tránh việc hàng hóa bị tồn đọng lâu ngày, gây thiệt hại đến doanh nghiệp, thương nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала