Việt Nam phủ nhận đứng sau nhóm hacker APT32 tấn công Trung Quốc

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng lên tiếng về cáo buộc Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 từng tấn công vào mạng các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đánh cắp thông tin về Covid-19 ở Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng trả lời câu hỏi của DPA Đức về việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu Facebook gỡ bỏ các thông tin bất lợi cho Chính phủ Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, Việt Nam cho rằng, xếp hạng, đánh giá và nhận định của Tổ chức Phóng viên Không biên giới không có độ tin cậy và tính thuyết phục.

Bộ Ngoại giao cũng tổng kết những thành công trong việc đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an thời gian qua, qua đó khẳng định, Việt Nam góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực và trên thế giới.

Việt Nam bình luận về cáo buộc hỗ trợ nhóm hacker APT32 tấn công Trung Quốc

Trả lời báo chí về báo cáo của Tổ chức An ninh mạng FireEye cáo buộc Chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng bác bỏ thông tin này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, thông tin nói Chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 là hoàn toàn không có cơ sở.

“Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng vào các tổ chức, cá nhân, dưới bất kỳ hình thức nào. Các hành vi này phải bị trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật Việt Nam”, ông Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.

Reuters ngày 22/4 đưa tin cho biết, Tổ chức An ninh mạng FireEye cho rằng nhóm tin tặc APT32 “có sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam” đã tấn công vào các cơ quan nhà nước của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chặn Covid-19.

Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông

Các cơ quan của Trung Quốc được nhắc đến là Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp và chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi bùng phát dịch SARS-CoV-2.

Ngoài ra, APT32 cũng bị cáo buộc “tấn công cơ quan chính phủ các nước, doanh nghiệp và tổ chức y tế để lấy thông tin về bệnh dịch mới và về nỗ lực ngăn chặn dịch”.   

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng. Việt Nam đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật nhằm ngăn chặn các hành vi tấn công mạng.

“Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức”, Phó phát ngôn Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.

Việt Nam hướng dẫn Facebook hạn chế quyền truy cập nội dung bất hợp pháp?

Chiều 23 tháng 4, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng trả lời về thông tin Facebook được yêu cầu hạn chế quyền truy cập của người dùng vào những nội dung được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam.

Facebook logo - Sputnik Việt Nam
Xóa Hoàng Sa-Trường Sa khỏi bản đồ Việt Nam: Facebook phải xin lỗi

Cụ thể, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, đại diện hãng thông tấn Đức DPA cho biết, hãng tin này đã nhận được thông tin từ Facebook cho biết Chính phủ Việt Nam đã hướng dẫn Facebook hạn chế quyền truy cập vào những nội dung được coi là bất hợp pháp của Việt Nam.

“Vậy phải chăng Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Facebook gỡ bỏ các thông tin bất lợi cho Chính phủ Việt Nam thời gian qua? Có hay không việc Facebook đặt các server ở Việt Nam và địa điểm đặt hiện nay là ở công ty nào?”, phóng viên DPA nêu câu hỏi.

Trả lời câu hỏi này, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết chủ trương của Việt Nam là phát triển ứng dụng Internet, công nghệ thông tin nhằm phục vụ công cuộc xây dựng đất nước và phát triển đất nước, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, học tập và làm việc của người dân.

“Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam”, ông Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.

Facebook - Sputnik Việt Nam
41 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam bị lộ thông tin cá nhân
Đồng thời, Phó phát ngôn lưu ý các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế và các trách nhiệm xã hội khác với cộng đồng. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh.

“Là một công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, công ty Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc Facebook sẽ thực hiện các cam kết này như thế nào trong thời gian tới”, ông Ngô Toàn Thắng khẳng định.

Việt Nam phản bác báo cáo tự do báo chí cua Tổ chức phóng viên Không biên giới

Cũng trong cuộc họp báo chiều nay, Bộ Ngoại giao nêu thông tin cho biết, ngày 18/4/2020, Tổ chức phóng viên Không biên giới ra báo cáo về tự do báo chí năm 2019, trong đó xếp Việt Nam đứng thức 176/180 nước về tự do báo chí.

Phóng viên Minh Quyết, Ban Biên tập ảnh tác nghiệp trong khu cách ly của Viện Huyết học Truyền máu TƯ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả hàng đầu thế giới

Trao đổi cụ thể về vấn đề này, Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng khẳng định, đây không phải lần đầu tiên Tổ chức phóng viên Không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và có dụng ý xấu.

“Việc Tổ chức phóng viên Không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của tổ chức này không có độ tin cậy, thuyết phục”, ông Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản luật liên quan. Báo chí Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích xã hội, các quyền tự do của nhân dân, đóng góp cho công tác kiểm tra, thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước.

Ông Ngô Toàn Thắng cho biết, trong thời gian qua, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực cũng như truyền đạt thông tin công khai, minh bạch kịp thời về những vấn đề nóng của đất nước mà tiêu biểu hiện nay chính là đảm bảo thông tin chính xác về dịch Covid-19 đến được người dân và tạo đồng thuận trong xã hội về phòng chống dịch. Người dân cũng được tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng hiệu quả các kênh báo chí truyền thông để thực hiện các quyền của mình, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách pháp luật của nhà nước.

“Trong những năm vừa qua, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí về số lượng, sự đa dạng về loại hình”, đại diện Bộ Ngoại giao thông tin cho biết.

Người dân tập thể dục vào cuối giờ chiều ngày 20/4 (ảnh chụp lúc 17h39p). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19
Theo ông Thắng, hiện nay trên cả nước có gần 1000 cơ quan báo in và báo điện tử, trên 90 kênh phát thanh và gần 200 kênh truyền hình cùng với sự tham gia của các hội viên hội nhà báo đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí và tích cực sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến giúp đưa thông tin đầy đủ và kịp thời tới người dân Việt Nam.

“Trong những năm vừa qua, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí về số lượng, sự đa dạng về loại hình. Hiện nay trên cả nước có gần 1000 cơ quan báo in và báo điện tử, trên 90 kênh phát thanh và gần 200 kênh truyền hình cùng với sự tham gia của các hội viên hội nhà báo đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí và tích cực sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến giúp đưa thông tin đầy đủ và kịp thời tới người dân Việt Nam”, Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho hay.
Việt Nam đánh giá về tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam
Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ chính thức chuyển giao cho Việt Nam
Cũng trong chiều nay, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng thông tin thêm về việc vừa qua Ban Thư ký Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam lên hệ thống văn bản chính thức của Liên hợp quốc.

“Ngày 15/4/2020, Ban Thư ký Liên hợp quốc đã công bố báo cáo Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam lên hệ thống văn bản chính thức của Liên hợp quốc, trong đó rà soát cung cấp thông tin tóm tắt và đánh giá toàn bộ các hoạt động mà Việt Nam đã triển khai trong Tháng Chủ tịch, tháng 1/2020. Việc hoàn tất Báo cáo này sớm hơn so với thông lệ”, ông Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.

Theo Phó phát ngôn viên, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề ưu tiên trong tháng mở đầu kỷ niệm 75 năm thực hiện Hiến Chương LHQ là “Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Đặc biệt, phiên thảo luận mở do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì về chủ đề này đã thu hút 111 lượt phát biểu, số lượng tham gia cao nhất trong lịch sử các phiên thảo luận mở của Liên hợp quốc, trong đó có phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc và 109 quốc gia thành viên, quan sát viên Liên hợp quốc.

Đồng thời, Việt Nam cũng đã có sáng kiến tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa Liên hợp quốc và ASEAN tại Hội đồng Bảo an về thúc đẩy hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa hai tổ chức, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như giải quyết hòa bình các tranh chấp, ngoại giao phòng ngừa, giải trừ quân bị, gìn giữ hòa bình,

Trong tháng Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã tổ chức 30 hoạt động chính thức trong đó có hai cuộc thảo luận mở, 8 cuộc họp nghe báo cáo và 4 cuộc họp thông qua nghị quyết được phát trực tiếp trên hệ thống thông tấn của Liên hợp quốc.

Thứ trưởng Bộ ngoại giao Lê Hoài Trung thông báo về việc Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã sẵn sàng làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Với tư cách Chủ tịch, Việt Nam đã tổ chức một buổi họp báo quốc tế và nhiều cuộc họp thông tin về các hoạt động của Hội đồng Bảo an cho các nước thành viên, quan sát viên của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các đối tượng quan tâm khác.

Ngoài ra, Hội đồng Bảo an cũng đã thông qua 13 quyết định bao gồm: 4 nghị quyết, một quyết định về việc gia hạn các phái bộ, lực lượng và cơ chế Liên hợp quốc; một tuyên bố của Chủ tịch; 5 tuyên bố báo chí và 2 thông tin báo chí. Đây là số lượng quyết định nhiều nhất trong một tháng làm việc của Hội đồng Bảo an trong nhiều năm trở lại đây.

“Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng Giêng, góp phần tích cực tăng cường duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực cũng như trên thế giới”, ông Ngô Toàn Thắng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала