Hệ thống do Hồ Chí Minh tạo ra giúp đánh bại Covid-19 tại Việt Nam

© Ảnh : Anh Tuấn – TTXVNBăng-rôn chào mừng trên đường Điện Biên Phủ, phía trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Băng-rôn chào mừng trên đường Điện Biên Phủ, phía trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đến nay trên thế giới ghi nhận gần 2 triệu 822 nghìn ca nhiễm virus corona, trong đó gần 197 nghìn ca tử vong. Với số ca nhiễm hơn 939 nghìn và gần 53 nghìn ca tử vong, Hoa Kỳ đã trở thành nước có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhất trên thế giới. Và số ca nhiễm tiếp tục tăng.

Trong khi đó, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cả một tuần đến ngày thứ Sáu. Tính đến sáng 26-4, tổng số ca nhiễm virus của Việt Nam là 270. Làm thế nào một quốc gia có gần 100 triệu dân với diện tích lãnh thổ nhỏ, đường biên giới dài với Trung Quốc và các mối liên hệ quốc tế sôi động, nhưng có thu nhập bình quân không phải cao nhất và hệ thống y tế chưa phát triển cao lại có thể đạt được kết qua này? Cả thế giới muốn biết câu trả lời.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

“Việt Nam đã cho thấy rõ rằng, hệ thống quản lý hoạt động rất hiệu quả.  - Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Quốc gia St.Petersburg nhận xét. - Nghệ thuật quản lý là sử dụng các nguồn lực hạn chế để giải quyết các vấn đề cụ thể. Đất nước rất nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các mối đe dọa chính đã được xác định, và tất cả các nỗ lực đều nhằm phòng tránh đến mức tối đa nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh".

Ngay vào ngày 28 tháng 1, Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo hoạt động này, tập hợp năng lực chuyên môn của đội ngũ bác sĩ để đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ, và dựa trên những khuyến nghị này Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đó là việc cách ly tất cả những người mắc bệnh, nguyên tắc cách ly đối với những người tiếp xúc với người nhiễm. Các biện pháp này nhanh chóng dẫn đến kết quả cụ thể, bởi vì nếu xuất hiện các triệu chứng trong quá trình kiểm dịch, người này ngay lập tức được cách ly điều trị tại bệnh viện. Sau đó bệnh nhân bị hạn chế liên lạc. Ở Việt Nam có mức độ huy động sức dân rất cao và trình độ quản lý rất cao. Ở nước này, chính phủ quan lý các quá trình, chứ không phải quá trình quản lý chính phủ. Có thể nói, trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, Việt Nam đã sử dụng hệ thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển, trong đó nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

© Ảnh : Thanh Tùng-TTXVNTiếp tục tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.
Hệ thống do Hồ Chí Minh tạo ra giúp đánh bại Covid-19 tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tiếp tục tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.

Cơ sở của hệ thống này đã được phát triển trong các cuộc kháng chiến, và tiềm năng huy động sức dân được duy trì và được sử dụng đầy đủ trong cuộc chiến chống lại coronavirus. Không phải ngẫu nhiên khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Chống dịch như chống giặc.

Nhiều cửa hàng cà phê trên phố Lạc Trung mở cửa phục vụ khách từ sáng 23/4 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Làm thế nào để bảo vệ kinh doanh vừa và nhỏ trong cơn đại dịch?

Bây giờ hệ thống này được hiện đại hóa, cải tiến, có sử dụng các công nghệ thông tin và Internet. Việt Nam phát triển và sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19, sử dụng các ứng dụng để người dân khai báo y tế nhằm chủ động cho công tác phòng dịch. Tuy nhiên, điều chính trong hệ thống này là khối đại đoàn kết toàn dân, tính kỷ luật cao và nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình huống này. Chính quyền cung cấp cho người dân vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, và người dân tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chính quyền.

Chống dịch như chống giặc

Trong khi đó ở Hoa Kỳ những nhà truyền giáo trên TV nguyền rủa virus, ở nhiều quốc gia ngươi dân coi lệnh “cách ly xã hội” như một biện pháp hạn chế tự do hoặc sử dụng thời gian này để giải trí, mà sau đó họ phải trả giá đắt. Ở một số quốc gia tiền công được sử dụng không phải để bảo vệ hiệu quả người dân, mà để tổ chức những chiến dịch đáng ngờ.

Kết quả của tất cả điều này là số ca nhiễm và số ca tử vong ngày càng tăng. Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực để tạo ra một hệ thống rõ ràng, mạch lạc và minh bạch nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bênh và phát hiện sớm các ca nhiễm, hệ thống này đã nhận được sự ủng hộ của người dân. Toàn bộ người dân nhận ra sự nghiêm trọng của mối đe dọa. Trước đây người Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, bây giờ họ cho toàn thế giới thấy một tấm gương về cuộc đấu tranh vì sức khỏe của toàn dân, chuyên gia Nga nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала