Bộ Công an Việt Nam muốn quản thi sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe

© Ảnh : Danh Lam – TTXVNTắc nghẽn giao thông tại đường Khuất Duy Tiến (ảnh chụp lúc 18 giờ ngày 27/4/2020).
Tắc nghẽn giao thông tại đường Khuất Duy Tiến (ảnh chụp lúc 18 giờ ngày 27/4/2020). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo đề xuất của Bộ Công an, việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ do ngành Công an phụ trách, thay vì ngành giao thông vận tải như hiện nay. Đại diện Cục CSGT cũng cho biết, sát hạch viên sẽ là cán bộ công an. Đây là đề xuất mới của Bộ Công an được đề cập trong dự thảo Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Cụ thể, Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, bao gồm việc sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, quản lý quá trình chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện sau khi được cấp giấy phép lái xe cũng như quy định về trừ điểm.

Vì sao Bộ Công an muốn quản lý sát hạch lái xe?

Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) nhận định, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông đang diễn ra ngày càng phức tạp. Chỉ trong năm 2019, ngành kinh doanh vận tải liên quan đến hơn 70% các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra. Đặc biệt, trong số các vụ tai nạn, có rất nhiều vụ có nguyên do xuất phát từ công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).

Ấn phẩm thông tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19

Theo đại diện Cục CSGT, một thực trạng hiện nay là sau khi được cấp giấy phép lái xe, người điều khiển xe gần như không bị cơ quan nào quản lý, giám sát. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các ngành, các đơn vị còn lỏng lẻo trong công tác cấp và cấp lại GPLX. Điều này dẫn đến việc hàng trăm ngàn giấy phép lái xe bị tạm giữ, tước quyền sử dụng không có người đến nhận.

Thậm chí, có nhiều trường hợp cá nhân đang bị CSGT tạm giữ giấy phép lái xe vẫn được cấp lại GPLX khác, thậm chí có người sở hữu tới 2-3 bằng lái. Có những tài xế có tiền sử mắc bệnh tâm thần, đang bị truy nã, thậm chí đang thi hành án nhưng vẫn được cấp, đổi giấy phép lái xe.

Đại diện Cục CSGT nhận xét, quy trình đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe phải được quy định và thực hiện một cách chặt chẽ, cần tách bạch giữa việc đào tạo và sát hạch cấp giấy phép do hai lực lượng chuyên biệt để chuyên môn hóa.

“Từ những dữ liệu có được, ngành công an sẽ phân tích, tìm ra kỹ năng nào cần phải tập trung rèn luyện khi đào tạo, sát hạch. Thực tế, việc thi lý thuyết cũng như sa hình như hiện nay vẫn chỉ như nằm trên sách vở. Điều quan trọng nhất là kỹ năng xử lý khi tham giao thông”, - đại diện Cục CSGT cho biết.

Bộ Công an sẽ đưa ra các giải pháp để thực hiện đề xuất trên, như tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo lái xe, nâng cao chất lượng chương trình, nội dung đào tạo, giám sát chặt chẽ và ứng dụng công nghệ để hạn chế sự can thiệp của con người vào việc sát hạch.

Ông Đặng Thế Trung - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an: Cách chức Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai Đặng Thế Trung

Lý giải vì sao Bộ Công an muốn quản lý lĩnh vực đào tạo, cấp bằng lái, đại diện Cục CSGT cho rằng hoàn toàn không có sự tranh giành gì ở đây mà nhằm phân định rõ nhiệm vụ.

Theo đó, ngành công an sẽ chịu trách nhiệm về lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông, quản lý người lái và phương tiện, còn ngành giao thông tập trung về đầu tư, phát triển hạ tầng, xây dựng cầu, đường.

“Phân định như vậy sẽ tránh được chồng chéo nhiệm vụ và giúp quản lý đồng bộ, hiệu quả hơn”, đại diện Cục CSGT nhấn mạnh.

Nói về vấn đề phát sinh chi phí, nhân lực, đại diện Cục CSGT khẳng định trước đây ngành công an từng phụ trách và hiện nay vẫn đang tổ chức sát hạch GPLX cho lực lượng Công an nhân dân nên đã có kinh nghiệm. Có thể tận dụng cơ sở vật chất là các sân sát hạch của trường công an, của Cục CSGT.

Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng bộ Công an - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an sẽ đề xuất tước vĩnh viễn giấy phép lái xe đối với tài xế say xỉn

Đại diện Cục CSGT cũng cho biết, sát hạch viên sẽ là cán bộ công an. Hiện nay, ngành công an đã triển khai lực lượng tới bốn cấp, do vậy về cơ bản không làm tăng biên chế, chỉ cần bồi dưỡng, tập huấn mà thôi.

Được biết, việc sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe và đăng kiểm phương tiện cơ giới trước năm 1995 do Cục Cảnh sát giao thông - Trật tự (Bộ Nội Vụ, nay là Bộ Công an) đảm nhiệm. Từ 1/8/1995, Bộ Giao thông Vận tải được Chính phủ giao phụ trách lĩnh vực này.

Để Bộ Công an quản lý sát hạch lái xe có khách quan?

Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho PLO biết, ngày trước việc sát hạch GPLX từng được giao cho ngành công an phụ trách, tuy nhiên sau đó đã chuyển về cho ngành giao thông vận tải, bây giờ lại đề xuất giao lại cho ngành công an. Theo luật sư Ứng, cần phải có những cơ sở khoa học thực sự thuyết phục để làm điều này, bởi việc thay đổi sẽ kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh.

Đèn giao thông  - Sputnik Việt Nam
Vụ đoàn xe vượt đèn đỏ tại Đà Nẵng: Tước giấy phép lái xe 2 tháng

Luật sư Ứng đặt câu hỏi, Bộ Công an cho rằng việc sát hạch, cấp GPLX do ngành giao thông vận tải quản lý hiện còn nhiều kẽ hở, lỏng lẻo. Vậy khi chuyển về cho ngành công an thì có đảm bảo sẽ không có những hạn chế tương tự? Do đó, nếu có kẽ hở thì việc cần thiết nhất bây giờ là phải tính cách bịt kẽ hở đó.

Trách nhiệm của Bộ GTVT là thanh tra, kiểm tra, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như sát hạch GPLX, đồng thời khắc phục những khiếm khuyết tồn tại.

“Tôi cho rằng nếu nêu lý do vì còn những kẽ hở, tiêu cực mà phải thay đổi cơ quan phụ trách sát hạch GPLX thì thực sự chưa thuyết phục”, luật sư Ứng nhận định.

Về phần mình, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ không đưa ra bình luận về đề xuất của Bộ Công an. Theo đó, Bộ GTVT đang xây dựng dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), còn việc sát hạch lái xe do đơn vị nào quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Quốc hội.

“Chúng tôi đang tập trung xây dựng dự thảo Luật đường bộ, còn lĩnh vực sát hạch lái xe do đơn vị nào quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và Quốc hội”, Tổng cục trưởng đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho hay.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện cả nước có 328 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và 121 trung tâm sát hạch lái xe.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Thể: "Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại"

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam thì có quan điểm không nhất thiết phải chuyển việc quản lý sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe về Bộ Công an.

“Vì nếu chỉ một đơn vị vừa cấp bằng lái, vừa quản lý, giám sát lại thêm xử phạt sẽ thiếu khách quan”, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Quyền đồng thời cũng lý giải, ngành giao thông vận tải quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch và cấp bằng lái. Bộ Y tế ban hành quy định về quản lý sức khỏe tài xế. Bộ Công an kiểm tra, xử phạt vi phạm trên đường.

“Ba Bộ đã được phân định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm, như vậy sẽ không có sự chồng chéo, mọi khâu sẽ minh bạch hơn”, ông Quyền phân tích.

Có nhiều quan điểm cho rằng, cần rà soát thống kê, phân tích đánh giá mặt thuận lợi khó khăn, mặt được và chưa được, phương hướng khắc phục, khả năng của mỗi bộ. Trên cơ sở đó cơ quan lập pháp quyết định giao thẩm quyền cho bên nào. Có như vậy sẽ đảm bảo tính khách quan, phát huy năng lực của bộ được giao thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Mất giấy phép lái xe phải thi lại: "Thật vô lý!"

Đặc biệt, nhiều chuyên gia nhận định nên tập trung nâng cao chất lượng sát hạch thi giấy phép lái xe, góp phần hạn chế tai nạn. Quan trọng nhất là thực hiện tốt các quy định hiện hành, nâng cao ý thức người tham gia giao thông, tiếp tục cải cách hành chính phục vụ người dân, xử lý nghiêm các vụ sai phạm về cấp giấy phép lái xe hay gây hậu quả tai nạn giao thông nghiêm trọng, siết chặt sát hạch thi lấy phép lái xe thay vì đổi cơ quan quản lý kéo theo những phát sinh về nhân lực, cơ sở vật chất, tốn kém…

Quan điểm về việc chuyển Bộ Công an quản lý sát hạch, cấp bằng lái xe thay Bộ Giao thông vận tải hiện vẫn đang còn rất nhiều băn khoăn, vấn đề vẫn được thảo luận rộng rãi và cân nhắc phản hồi của dư luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала