Covid-19 giúp Việt Nam, ASEAN gần Mỹ hơn?

© Ảnh : Đồng Thúy-TTXVNTrường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.
Trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản đã được khống chế trong cộng đồng. Đã hai tuần liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Sáng 30/4, Bộ Y tế thông tin, hiện số ca mắc coronavirus trên cả nước vẫn là 270 người.

Bộ Y tế cũng vừa công bố ca bệnh số 268 của Việt Nam hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã khỏi bệnh, nâng tổng số ca khỏi bệnh trong nước lên thành 220/270 người (tương đương 81% tổng số bệnh nhân).

vắc-xin - Sputnik Việt Nam
WHO công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam

Trong số các ca bệnh mắc Covid-19 nặng của Việt Nam, có hai bệnh nhân sắp được cai máy thở, đang tập phục hồi chức năng. Riêng phi công người Anh hiện lại dương tính với SARS-CoV-2, tiên lượng nặng. Thêm một trường hợp tái dương tính với coronavirus sau nhiều lần âm tính và được công bố khỏi bệnh ở TP.HCM - ca bệnh số 92 du học sinh trở về từ Pháp. Như vậy, Việt Nam đã có 12 người được xác nhận dương tính trở lại với nCoV.

Ngày 30/4, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN với Hoa Kỳ đã được tổ chức. Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á mong muốn Hoa Kỳ và ASEAN cùng chia sẻ nghiên cứu về vắc-xin và phân phối vắc-xin nếu có trong tương lai.

Việt Nam đã khống chế được dịch Covid-19 trong cộng đồng?

Sáng nay 30 tháng 4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 30/4, tròn 14 ngày, Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Trước đó, ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc coronavirus đều là du học sinh từ Nhật Bản về, được cách ly ngay khi nhập cảnh, do đó, không có yếu tố lây nhiễm trong cộng đồng.

Quang cảnh cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Việt Nam tiếp tục thắng nhưng vẫn chưa phải trận cuối cùng

Tính đến sáng nay, Việt Nam có 130 ca nhiễm từ nước ngoài xâm nhập, được cách ly ngay khi nhập cảnh. Hiện tổng số ca mắc nCoV trong nước vẫn là 270 trường hợp.

Số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 34.836 người. Trong đó, có 316 trường hợp cách ly tập trung tại các bệnh viện. 6.700 trường hợp cách ly tập trung tại các cơ sở khác và 27.820 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong số các trường hợp mắc Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, 10 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính và 4 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2.

Mới đây, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được Covid-19, bởi trong nhiều ngày qua, cả nước liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, Thủ tướng cho rằng, hệ số lây nhiễm thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

“Việt Nam có gần 100 triệu dân nhưng chỉ có 270 ca nhiễm Covid-19 và không có người tử vong. Điều đó là nhờ cả hệ thống chính trị quyết liệt, quyết tâm trong chống dịch rất hiệu quả”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đáng chú ý, bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 29/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch Covid-19. Lãnh đạo Bộ Y tế đã có các văn bản gửi các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương.

Tất cả người dân đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng, Bắc Giang đều được khai báo y tế và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.  - Sputnik Việt Nam
Covid-19 tại Việt Nam: 0 ca mắc mới nhưng đã có 9 người tái dương tính

Đến nay, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chưa có việc mua sắm nào liên quan đến hệ thống xét nghiệm Real Time-PCR trong mùa dịch Covid-19. Một số địa phương đã gửi báo cáo về Bộ Y tế và cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đang tổng hợp báo cáo Thủ tướng. Bộ Y tế cũng luôn theo dõi việc mua sắm, đặc biệt với các đơn vị trực thuộc Bộ cũng như một số địa phương.

“Chúng tôi đã nắm được thông tin một số hệ thống trang thiết bị y tế, đặc biệt hệ thống xét nghiệm Real Time-PCR trong thời gian qua có giá bất thường ở một số địa phương. Ngày 13/3, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Công an, trong đó có nêu những thông tin mà chúng tôi ghi nhận được về các trang thiết bị, cũng như vật tư y tế của một số đơn vị và chúng tôi đề nghị Bộ Công an làm rõ”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Về quan điểm của Bộ Y tế trong mua sắm trang thiết bị thời điểm chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay, Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

“Nên những vấn đề liên quan việc mua sắm một cách bất minh, quan điểm của Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm khắc, không để hình ảnh vậy ảnh hưởng công cuộc chống dịch của ngành Y tế và của người dân Việt Nam nói chung”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.

Sức khỏe các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng tại Việt Nam

Bộ Y tế cho biết, hai trong số 3 bệnh nhân nặng mắc SARS-CoV-2 của Việt Nam sắp được cai máy thở, đang tập phục hồi chức năng. Riêng phi công người Anh hiện lại dương tính với coronavirus, tiên lượng nặng.

vắc-xin - Sputnik Việt Nam
WHO công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam

Khu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bước vào giai đoạn chung sống an toàn với COVID-19

Trước đó, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Giám đốc Trung tâm, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm hội chẩn trực tuyến công tác điều trị bệnh nhân nhiễm coronavirus nặng. Đồng thời, còn có GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch- Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, GS.TS Ngô Quý Châu- Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, PGS.TS Đào Xuân Cơ- Trưởng khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai.

Tham dự cuộc họp còn có đại diện của các cơ sở y tế như Bệnh nhiệt đới Trung ương có GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, PGS.TS Nguyễn Vũ Trung- Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BSCK II Nguyễn Hồng Hà, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và các khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu của Bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Ngoài ra còn có lãnh đạo và các chuyên gia, bác sỹ điều trị của Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đà Nẵng tham gia hội chẩn bệnh nhân nặng.

Về diễn biến của 3 bệnh nhân nặng (bệnh nhân số 20, bệnh nhân số 91 và 161), Hội đồng chuyên môn hội chẩn trực tuyến công tác điều trị các ca nặng cho biết, hai trong số 3 bệnh nhân này sắp được cai máy thở, đang tập trung phục hồi chức năng. Riêng nam phi công người Anh (bệnh nhân số 91) đang trong tình trạng nặng, tiến triển chậm.

Cụ thể, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân số 20 (bác ruột của nữ bệnh nhân số 17 ở Trúc Bạch, Hà Nội) hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Người phụ nữ 64 tuổi này đã nằm viện được 54 ngày và nằm ở khoa Hồi sức tích cực (ICU) được 44 ngày.

Sau khi nghe báo cáo về tình hình bệnh nhân số 20, Hội đồng chuyên môn đánh giá bệnh nhân đã vượt qua những giai đoạn khó khăn và hiện các biểu hiện lâm sàng như khi máu, X-quang phổi đều đã tốt lên. Hiện tại, bệnh nhân cần tiếp tục tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc hô hấp, tập phục hồi chức năng và cai máy thở.

Lấy mẫu dịch họng cho chuyên gia y tế đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang lên hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân 268. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hợp tác với Anh thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

Các thành viên Hội đồng chuyên môn hy vọng bệnh nhân sớm được ra khỏi khoa ICU trong tuần tới.

Về trường hợp bệnh nhân số 161, 88 tuổi, hiện cũng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Đây là ca bệnh nặng vì vừa tai biến vừa cao tuổi, nhưng cũng đã có những tiến triển khả quan. Các bác sĩ cũng đang từng bước cai thở máy, xét bỏ máy, chăm sóc hô hấp, kết hợp phục hồi chức năng và bổ sung dinh dưỡng.

Về ca bệnh số 91, nam phi công người Anh điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Tiểu Ban Điều trị cho hay, hiện đang trong tình trạng nặng, tiến triển chậm. Bệnh nhân đã được mở nội khí quản, tiếp tục sử dụng ECMO và thở máy.

Đối với trường hợp này, Hội đồng chuyên môn đã thảo luận về tất cả các giải pháp từ sử dụng thuốc, các chỉ số sinh tồn, các vấn đề liên quan về xét nghiệm. Các thành viên hội chẩn cũng đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và nhóm hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy xem xét vấn đề sử dụng thuốc, liều lượng thuốc của người bệnh cũng như xét nghiệm theo dõi nhiễm trùng bệnh viện, cấy lại vi khuẩn.

Đến sáng 30/4, Sở Y tế TP.HCM có báo cáo cho biết, bệnh nhân số 91 có tình trạng ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định. Hiện phổi bên phải của bệnh nhân đã xẹp vùng sau dưới, phổi trái đông đặc 1/2 dưới. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm PCR ngày 29/4 dương tính, tiếp tục thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO, tiên lượng còn nặng.

Việt Nam lại thêm ca tái dương tính với coronavirus

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM sáng 30/4, bệnh nhân Covid-19 số 92 của Việt Nam vừa được xác định dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh ngày 14/4 vừa qua.

Mẫu máy thở VSmart VFS-410. - Sputnik Việt Nam
Vingroup làm xong hai mẫu máy thở xâm nhập, Việt Nam cơ bản đẩy lùi Covid-19

Sở Y tế TP.HCM cho hay, trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2 là một du học sinh trở về từ Pháp. Nam bệnh nhân 21 tuổi, trú tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, về Việt Nam ngày 17/3/2020.

Bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau họng, ho khan và được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi ngày 18/3 và được điều trị tại đây. Ngày 14/4, du học sinh này được công bố khỏi bệnh và tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Trong thời gian này, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với coronavirus.

Theo đó, tính đến sáng 30/4, TP.HCM có 4 ca dương tính trở lại gồm: bệnh nhân số 92 (được công bố khỏi bệnh ngày 14/4), bệnh nhân 207, ca bệnh 151 (được công bố khỏi bệnh ngày 18/4), bệnh nhân 224 (được công bố khỏi bệnh ngày 20/4). Tất cả các bệnh nhân này đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

Cho đến sáng ngày 30/4, Việt Nam đã có tất cả 12 ca tái dương tính. Gồm các bệnh nhân: số 36 (giúp việc cho bệnh nhân số 34), bệnh nhân số 52 (hành khách chuyến bay Anh- Việt Nam ngày 9 tháng 3), bệnh nhân số 50 (nhân viên của Vietnam Airlines), bệnh nhân số 74 (hành khách chuyến bay Pháp – Việt Nam ngày 16/3), bệnh nhân số 92 (du học sinh từ Pháp về ngày 17/3), bệnh nhân số 130 (hành khách chuyến bay Tây Ban nha, quá cảnh tại Moskva, từ Nga về Việt Nam ngày 22/3), bệnh nhân số 137 là hành khách chuyến Đức – Việt Nam về nước ngày 15/3, bệnh nhân số 149 cũng từ Đức về Việt Nam, hai bệnh nhân số 151, 207, 224 liên quan ổ dịch Buddha, bệnh nhân số 188 (nhân viên công ty Trường Sinh).

Khu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Khi nào Việt Nam hết dịch Covid-19?

Liên quan đến tình trạng tái dương tính sau khi đã nhiều lần âm tính và được công bố khỏi bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện đang điều trị người bệnh nhiễm coronavirus cần thực hiện cách ly điều trị người có xét nghiệm dương tính trở lại sau khi ra viện như một ca bệnh nhiễm nCoV mới.

Riêng với người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện thì vận động người bệnh tiếp tục cách ly tại cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Trường hợp người bệnh không muốn ở lại cơ sở y tế thì trung tâm y tế dự phòng hoặc trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương kiểm tra nếu đủ điều kiện thì cho cách ly tại nhà, nếu không đủ điều kiện thì phải cách ly ở cơ sở y tế.

Trong thời gian cách ly này, người bệnh được xét nghiệm lại ít nhất 2 lần vào cuối tuần thứ nhất và cuối tuần thứ hai bằng kỹ thuật RT-PCR. Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở y tế bên cạnh việc kiểm tra bằng xét nghiệm RT-PCR nên làm thêm xét nghiệm tìm kháng thể (phương pháp huyết thanh học) khi khỏi bệnh và sau khi hết cách ly tại cơ sở y tế, tại nhà hoặc nơi lưu trú để đánh giá đáp ứng miễn dịch bảo vệ của người nhiễm SARS-CoV-2.

Thiếu nữ Hà Giang khỏi bệnh, Việt Nam chữa khỏi 220 bệnh nhân

Sáng 30/4, trường hợp mắc nCoV số 268 của Việt Nam – thiếu nữ 16 tuổi ở thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vừa chính thức được công bố khỏi bệnh. Như vậy, tổng số trường hợp điều trị khỏi ở Việt Nam là 220/270 người (chiếm 81% tổng số bệnh nhân).

Khu vực sàng lọc, khai báo y tế điện tử cho khách vào bệnh viện.  - Sputnik Việt Nam
Xét nghiệm Covid-19: Việt Nam có tỷ lệ phát hiện dương tính cao hàng đầu thế giới

Sau các trường hợp tái dương tính trở lại, có thể thấy Chính phủ và Bộ Y tế rất minh mạch trong việc điều chỉnh số ca đã bình phục ở Việt Nam.

Về ca bệnh số 268, thiếu nữ người dân tộc Mông, Bộ Y tế cho biết, trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, bệnh nhân được xét nghiệm và đã cho kết quả nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong những ngày tiếp theo.

Trước đó, hôm 16/4, Bộ Y tế ghi nhận ca mắc coronavirus số 268. Đây là cô gái 16 tuổi, người dân tộc Mông, sống ở thôn hẻo lánh thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang gần biên giới với Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Hà Giang có người nhiễm SARS-CoV-2.

Theo thông báo của Bộ Y tế, gia đình có 3 anh trai đều làm việc tự do bên Trung Quốc. Ngày 7 tháng 4, cô bị sốt, ho, khó thở và được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đồng thời, ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cũng có văn bản số 1311 về việc kết thúc khoanh vùng cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, thị trấn Phố Bảng, xã Phố Là, Trạm Y tế xã Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên) từ thời điểm 0h ngày 30 tháng 4.

Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN- Mỹ họp ứng phó với Covid-19

Theo Bộ Y tế Việt Nam cho hay, sáng nay 30 tháng 4, Hội hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN-Mỹ về ứng phó với đại dịch Covid-19 đã diễn ra. Sự kiện này do Bộ trưởng Y tế Indonesia và Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đồng chủ trì.

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Quân đội Việt Nam chống Covid-19: Đề nghị cách chức, cho xuất ngũ Thượng tá ăn nhậu

Tham dự Hội nghị trực tuyến này, ngoài Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar, còn có đại diện Bộ Y tế các nước thành viên ASEAN. Đại diện Việt Nam có GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế tham dự sự kiện này.

Tại cuộc họp, các nước đã cập nhật thông tin về tình hình dịch Covid-19, những hoạt động các nước thành viên đang thực hiện, cũng như cũng như mong muốn hợp tác ASEAN- Mỹ về y tế nói chung, công tác phòng chống dịch nói riêng.

Bộ trưởng Y tế Indonesia Terawan Agus Putranto thay mặt các nước thành viên ASEAN đề xuất về quan hệ đối tác ASEAN-Mỹ, trong đó kêu gọi ASEAN-Mỹ cần chung tay và là một phần trong vai trò dẫn dắt toàn cầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Ông Terawan Agus Putranto nhấn mạnh, ASEAN sẵn sàng làm việc cùng các đối tác đặc biệt trong việc nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin, huy động nguồn động để hỗ trợ cung ứng trang thiết bị y tế, phát triển thuốc và vắc-xin với giá cả phải chăng để tiếp cận tới tay mọi người.

“Phối hợp ứng phó với Covid-19 đưa chúng ta tới một hành trình hợp tác lâu dài nhằm củng cố hệ thống y tế quốc gia và cơ chế hỗ trợ khu vực để bảo vệ chúng ta khỏi các hiểm họa và khủng hoảng y tế công cộng trong tương lai”, Bộ trưởng Y tế Indonesia bày tỏ.

Xuyên suốt cuộc họp, đại diện các nước ASEAN và Mỹ đề xuất đảm bảo dây chuyền cung ứng đặc biệt là thuốc và trang thiết bị y tế cho tất cả các nước, khuyến khích sản xuất chung, đẩy mạnh thuốc kháng virus điều trị coronavirus và vắc-xin ngừa SARS-CoV-2 thông qua nghiên cứu chung, phối hợp sản xuất và phân phối.

Phun khử khuẩn tại các trường học trên địa bàn thành phố Phan Thiết.  - Sputnik Việt Nam
Lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai: Việt Nam đã có sinh phẩm xác định coronavirus

ASEAN mong muốn Mỹ và ASEAN cùng chia sẻ nghiên cứu về vắc-xin và phân phối vắc-xin nếu có trong tương lai. Bản dự thảo Tuyên bố chung đang được ASEAN và Mỹ phê chuẩn. Bản Tuyên bố chung này sẽ định hình nên tương lai hợp tác y tế ASEAN-Mỹ và đưa ra khuyến nghị về hợp tác chung giữa hai bên.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đó là nhờ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ với chiến lược “Chủ động phòng ngừa - Phát hiện sớm - Cách ly và Điều trị”, kêu gọi sự vào cuộc của các cấp chính quyền và huy động mọi nguồn lực tại chỗ với phương châm: “Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cũng đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Hoa Kỳ với các nước trong khối ASEAN, nhất là việc chia sẻ thông tin, các chiến lược ứng phó dịch bệnh, hợp tác nghiên cứu về vắc-xin và thuốc điều trị cũng như xây dựng mô hình kiểm soát bệnh tật trong khu vực.

© SputnikChẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Covid-19 giúp Việt Nam, ASEAN gần Mỹ hơn? - Sputnik Việt Nam
Chẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала