Thủ tướng dự Lễ khởi công Dự án khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thành phố Hải Phòng sẽ đầu tư gần 430 tỷ đồng để xây dựng và tôn tạo khu vực bãi cọc thuộc địa bàn thôn Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

“Bãi cọc Cao Quỳ là nguồn sử liệu vật chất vô giá”

Ngày 3/5, tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khởi công tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Cùng dự Lễ khởi công có lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo thành phố Hải Phòng.

Nơi phát hiện ra các cọc gỗ liên quan đến trận đánh Bạch Đằng lần thứ 3 - Sputnik Việt Nam
Hải Phòng: Phát hiện bãi cọc trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng thời Nhà Trần

Được biết, khu bảo tồn di tích bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.700 m2 với nhiều hạng mục kiến trúc, trong đó có khu trưng bày và giới thiệu hiện vật khai quật tại chỗ, khu chuyên đề về diễn giải lịch sử. Thành phố cũng xây dựng tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài gần 3,5 km, nối Quốc lộ 10 với khu bãi cọc. Tổng kinh phí đầu tư cả hai hạng mục này là gần 430 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố, dự kiến hoàn thành sau 135 ngày. Việc đầu tư này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ khác.

Mục tiêu của đề án khu bảo tồn bãi cọc nhằm xác định phạm vi khoanh vùng để hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng đến quần thể di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên; xây dựng ranh giới phục vụ nghiên cứu quy hoạch bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị quần thể di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.

Phát biểu tại buổi lễ, ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại ba chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng. Gần 1.100 năm trước, trên con sông này, Ngô Quyền đã chỉ huy đánh tan quân xâm lược Nam Hán, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc, khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước. Lần thứ hai, vào năm 981, cũng trên dòng sông này, Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn cùng quân và dân ta đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống, bảo vệ vững chắc bờ cõi nước nhà. Lần thứ ba, vào mùa Xuân Mậu Tý năm 1288, quân dân Đại cũng trên dòng sông Bạch Đằng lại lập nên một chiến công hiển hách, đập tan đạo quân xâm lược hùng mạnh Nguyên Mông, tiêu diệt 4 vạn quân Nguyên Mông, thu được 400 chiến thuyền và đặc biệt đã bắt sống tướng giặc Ô Mã Nhi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Dân tộc Việt Nam con cháu Lạc Hồng: Làm gì để đất nước hùng mạnh?

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là hình ảnh tập trung tiêu biểu nhất của sức mạnh chiến tranh nhân dân, là biểu tượng của khí phách anh hùng, ý chí quật cường bất khuất và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, quần thể di tích khảo cổ học cánh đồng Cao Quỳ cùng những di tích bãi cọc đời Trần đã phát hiện ở các khu vực lân cận thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương là nguồn tư liệu, sử liệu vật chất vô giá, hiện vật độc đáo bổ sung cho phần thiếu khuyết của sử liệu khi nghiên cứu về lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Những phát hiện này mở ra những hướng nghiên cứu mới, tổng thể hơn, toàn diện hơn và bao quát hơn về quy mô không gian và các địa điểm diễn ra trận chiến của quân và dân nhà Trần năm 1288 trên địa bàn Hải Phòng.

Thủ tướng đánh giá cao các nhà khoa học, các nhà sử học đã có đóng góp quan trọng cho công trình có ý nghĩa lịch sử này.

Thủ tướng yêu cầu bảo tồn nguyên trạng khu di tích bãi cọc Cao Quỳ

Tại Lễ khởi công tuyến đường dẫn và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc bảo tồn, phát huy giá trị di chỉ khảo cổ cánh đồng Cao Quỳ sẽ góp phần củng cố và nâng cao giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nói riêng và Hải Phòng nói chung; hình thành điểm du lịch văn hóa có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhiệm vụ này đòi hỏi một kế hoạch lâu dài, cần được triển khai thực hiện cẩn trọng theo từng giai đoạn, hướng tới mục tiêu bảo tồn nguyên trạng di tích, tuyên truyền về giá trị của di tích tới công chúng, xây dựng các công trình phát huy giá trị di tích. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục chính trị, tư tưởng truyền thống to lớn cả trước mắt và lâu dài.

Cô gái Việt - Sputnik Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên bản đồ di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng lưu ý, dự án tuyến đường và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ không chỉ là một dự án xây dựng cơ bản đơn thuần mà là công trình văn hóa lịch sử nghệ thuật. Việc xây dựng các công trình là để làm nổi bật di sản. Do vậy, trong toàn bộ quá trình thi công đòi hỏi các đơn vị phải tôn trọng, tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo tồn văn hóa, các nguyên tắc về giá trị, yếu tố gốc và tính nguyên bản của di chỉ.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên bám sát tiến độ để chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, tin tưởng dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, tính mỹ thuật và khoa học, xứng tầm với giá trị của di tích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала