Thủ tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp về phục hồi nền kinh tế

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến “Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ: “Giờ là lúc “lò xo bị nén lại” sẵn sàng để bung ra”

Ngày 9/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến “Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”. Đây là lần thứ tư, hội nghị đối thoại với doanh nghiệp được tổ chức từ đầu nhiệm kỳ. Lần này, mục tiêu nhằm đánh giá tác động và khả năng hấp thụ các chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ ban hành ứng phó với dịch Covid-19.

Cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã làm phẳng đường cong Covid-19: Kinh tế sẽ ngược dòng ngoạn mục

Cùng chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.

Dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; các Phó Chủ tịch UBND thành phố: Ngô Văn Quý, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Doãn Toản; cùng lãnh đạo các sở, ngành thành phố.

Hội nghị lần này được tổ chức theo hình thức đặc biệt với quy mô tiếp cận lớn nhất từ trước tới nay, được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành cũng như truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Do đó, khoảng 800.000 doanh nghiệp trên toàn quốc, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nếu như năm 2020 có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước thì tháng 5 có thể xem là một trong những tháng đẹp nhất và có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Chúng ta đang ở vào thời khắc mang tính bước ngoặt do đại dịch Covid-19 gây ra và trên phương diện kinh tế, mọi mặt đều không tránh khỏi tác động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 giáng đòn kinh tế nhưng Việt Nam chưa bao giờ chùn bước trước khó khăn

Khủng hoảng y tế tác động đến mọi mặt kinh tế, từ cung – cầu, sản xuất – tiêu dùng, nội thương – ngoại thương, hàng không – du lịch, sản xuất thâm dụng công nghệ đến thâm dụng lao động, dầu mỏ đến ôtô, nước phát triển - nước đang phát triển, doanh nghiệp quy mô nhỏ – quy mô lớn.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đã theo đuổi chiến lược mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động kinh tế tối thiểu đi kèm các cải cách thể chế, cơ cấu, sớm vươn lên khi dịch bệnh được kiểm soát tốt.

“Giờ là lúc “lò xo bị nén lại” sẵn sàng để bung ra, cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đầu tăng trưởng GDP năm nay trên 5%, không thấp như IMF dự báo chỉ 2,7%”, - Thủ tướng khích lệ.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị 5 mũi giáp công để tái khởi động trong lúc này, bao gồm: Tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là đầu tư tư nhân; tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); tăng cường xuất khẩu; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; khuyến khích tăng cường nhu cầu nội địa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt kỳ vọng hội nghị nhằm kết tinh tinh thần yêu nước người dân và doanh nghiệp, tái cơ cấu, vượt qua yếu kém, vượt lên tăng trưởng, không chỉ tạo dựng môi trường đoàn kết, yêu lao động, đóng góp cho đất nước.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị
Thủ tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp về phục hồi nền kinh tế - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị

Người đứng đầu Chính phủ cũng đưa ra 6 đề nghị tới cộng đồng doanh nghiệp, mong muốn các doanh nghiệp yêu tổ quốc, làm gì cũng phải nghĩ đến tổ quốc, thượng tôn pháp luật, có tinh thần chia sẻ. Thủ tướng cũng cảm ơn tinh thần chia sẻ của nhiều doanh nghiệp với Chính phủ, nhiều hộ kinh doanh cá thể nhường cơm sẻ áo trong lúc dịch bệnh.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần đoàn kết, mất đoàn kết là tự làm yếu mình, không nản chí, nản chí là tự bỏ cuộc; năng động, quyết đoán, thụ động lưỡng lự là mất cơ hội; sáng tạo, thiếu sáng tạo là tự thụt lùi và có niềm tin, tự mình chối bỏ mình nếu không có niềm tin.

Thủ tướng nhấn mạnh sau thời gian giãn cách xã hội, đây là cơ hội trăm năm cho doanh nghiệp, nếu không nắm bắt được cơ hội, doanh nghiệp nước ngoài sẽ đến lấy. Hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vươn tầm quốc tế, nhưng chưa có doanh nghiệp nào lọt vào top 500.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội toàn cầu. Lực lượng doanh nghiệp đang chịu rất nhiều tổn thất, phải đối mặt với "khó khăn kép", vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu.

Người đàn ông đeo mặt nạ trên nền của trung tâm tài chính Lujiazui ở Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Hậu quả kinh tế chính do đại dịch coronavirus

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải sử dụng các biện pháp cắt giảm lao động.

Kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện trong tháng 4 vừa qua cho thấy, khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tác động tiêu cực từ dịch càng cao; gần 58% số doanh nghiệp bị giảm mạnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2020 cũng cho thấy sự giảm mạnh về số doanh nghiệp thành lập mới (giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019) và tổng vốn đăng ký bổ sung giảm 20,4%; quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh (tăng 33,6% so với cùng kỳ).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách quan trọng đã được các bộ, ngành nghiên cứu ban hành kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Mặc dù các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ ban hành vừa qua được đánh giá là rất phù hợp với kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp, quá trình thực thi các giải pháp hỗ trợ còn nhiều hạn chế, bất cập.

Các dây chuyền dệt may của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An tại KCN Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Sputnik Việt Nam
Giữa cơn dịch Covid-19: Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn rất hạn chế do thủ tục hành chính rườm rà, quy trình phức tạp, tiến độ thực hiện chậm, thái độ và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thực thi chính sách chưa thực sự mang tính hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Nền kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết các ngành, các nhóm doanh nghiệp nhưng phạm vi áp dụng của các giải pháp chỉ tập trung vào một số ngành trọng điểm. Nhiều doanh nghiệp thực tế bị ảnh hưởng lớn bởi tác động của dịch Covid-19 nhưng không được nhận hỗ trợ do không thuộc những nhóm ngành được hỗ trợ.

Theo Bộ trưởng, điểm đáng lưu ý trong các kiến nghị của doanh nghiệp hiện nay là Chính phủ cần thực hiện triệt để việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong các quy định, chính sách; tính công minh và thái độ phục vụ sát cánh cùng doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp thực thi. Đây là điều doanh nghiệp mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền hơn là các hỗ trợ bằng tiền.

Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy; xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới; kích cầu, phát triển thị trường nội địa.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa

Tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình bày, tổng hợp các kiến nghị, sáng kiến của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả, mức độ tiếp nhận, hấp thụ của doanh nghiệp đối với các giải pháp, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đồng thời đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội: Phải khống chế được Covid-19 để kinh tế phục hồi

Ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa - người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam, bao gồm cả các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất. Nghiên cứu các chính sách tài khóa mạnh hơn như miễn, giảm thuế VAT cho các sản phẩm, dịch vụ cụ thể để giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, gắn kết lưu thông, liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối cung cầu trên thị trường trong nước. Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, nhằm tạo thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại; tháo gỡ nút thắt của lĩnh vực bất động sản, khuyến khích, thúc đẩy cho lĩnh vực nhà ở xã hội.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư; khai thác tối đa lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mới. Xây dựng một số đề án xúc tiến du lịch, thương mại, đầu tư gọn nhẹ, lên kế hoạch, phương án triển khai cụ thể và chuẩn bị sẵn sàng để có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thành công tại các quốc gia trên thế giới.

Theo Chủ tịch VCCI, cần xây dựng nội dung và kế hoạch, chiến lược tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, các thương hiệu ngành hàng, sản phẩm được lựa chọn và xây dựng các sản phẩm truyền thông nhằm giúp tăng cường nhận biết các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam trên thị trường quốc tế; sớm có cơ hội tiếp cận đến khách hàng, người tiêu dùng quốc tế thông qua các kênh thương mại điện tử, các sự kiện xúc tiến thương mại, các sự kiện ngoại giao, văn hóa ở nước ngoài sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала