GDP của Việt Nam có thể tăng 7% trong năm 2021

© Ảnh : Hồ Cầu-TTXVNChế biến gỗ trong Khu công nghiệp Cam Thành, huyện Cam Lộ
Chế biến gỗ trong Khu công nghiệp Cam Thành, huyện Cam Lộ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam dự báo GDP của Việt Nam có thể tăng 7% trong năm 2021 khi các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 được dỡ bỏ.

IMF dự đoán kinh tế Việt Nam tăng trưởng sau dịch bệnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Italy Giuseppe Conte tại buổi gặp gỡ báo chí.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Ý ngưỡng mộ mức tăng trưởng GDP của Việt Nam

Theo hãng tin Reuters, ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam vừa đưa ra nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ giảm so với mức trung bình khoảng 7% trong hai năm 2018 và 2019. Nguyên nhân là do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ mà Chính phủ Việt Nam áp dụng cùng với suy thoái toàn cầu, mức cầu tiêu dùng trong nước suy giảm.

Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cũng cho biết một số ngành sẽ bị ảnh hưởng lớn từ Covid-19, trong đó có du lịch, vận tải và ngành kinh doanh khách sạn, phòng nghỉ. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ hồi phục, đạt mức 7% vào năm 2021 khi các biện pháp kiểm soát được dỡ bỏ, cùng với đó là việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, những nền tảng vững chắc trong kinh tế vĩ mô và mức cầu hàng hóa từ các thị trường bên ngoài dần phục hồi.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2020, Chính phủ Việt Nam cũng đã đề cập tới việc dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam trong tháng 4/2020, khi Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh nhằm giãn cách xã hội trong vòng 3 tuần lễ của tháng 4/2020.
Cụ thể, CPI tháng 4/2020 giảm 1,54% so với tháng trước, tuy nhiên, CPI bình quân 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ tăng 4,9% – mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng tăng 2,96% so với bình quân cùng kỳ.

Nhiều cửa hàng cà phê trên phố Lạc Trung mở cửa phục vụ khách từ sáng 23/4 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Làm thế nào để bảo vệ kinh doanh vừa và nhỏ trong cơn đại dịch?

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn; tái đàn lợn còn chậm; hầu hết các sản phẩm đều giảm hoặc tăng thấp như đàn trâu –2%, đàn lợn -13,2%, cây lâm nghiệp trồng phân tán -0,6%, sản lượng gỗ khai thác -0,2%, sản lượng củi khai thác -1,3%, sản lượng thủy sản tăng 0,3%, sản lượng nuôi trồng -0,1%, sản lượng khai thác tăng 0,8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 10,5% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 1,8%, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua (ngành chế biến, chế tạo tăng 3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,6%; ngành khai khoáng giảm 6,8%).

Hoạt động mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa. 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 4,3% (riêng tháng 4 giảm 26%).

Bốn tháng đầu năm, cả nước có 37.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13,2% và giảm 17,9% vốn đăng ký, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 4/2020 tăng 0,8%, mức tăng thấp nhất so giai đoạn 2016-2020. Vốn FDI thực hiện 4 tháng giảm 9,6%. Duy nhất có một điểm sáng là vốn đầu tư thực hiện 4 tháng từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 12,9%.

Việt Nam xuất siêu trên 3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Ngày 5/5, thông tin về tình hình kinh tế – xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 3,4%; trong đó xuất khẩu tăng 4,7%; nhập khẩu tăng 2,1%. Cả nước xuất siêu trên 3 tỷ USD.

Cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã làm phẳng đường cong Covid-19: Kinh tế sẽ ngược dòng ngoạn mục

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, các thành viên Chính phủ thống nhất cho rằng, tình hình đòi hỏi cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cùng đồng hành, chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ quyết liệt phòng chống dịch; đồng thời quyết tâm cao độ để vượt qua khó khăn trên các lĩnh vực do dịch bệnh gây ra; phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian có dịch và thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh sau dịch.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ cùng ngày, Thủ tướng nêu rõ, phải đạt được mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng. Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải phấn đấu đạt cao hơn mức dự báo của IMF về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay (cao nhất Đông Nam Á, đạt khoảng 2,7%).

Trong đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý sớm nghiên cứu và triển khai kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế xã hội phù hợp với diễn biến của dịch trong và ngoài nước, kiên quyết ngăn ngừa không để dịch bệnh bùng phát trở lại; cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu cho người dân, bảo vệ quyền lợi người nông dân và bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала