Khách du lịch Trung Quốc sẽ ồ ạt sang Việt Nam sau đại dịch Covid-19?

© Sputnik / Evgeny YepanchintsevKhách du lịch Trung Quốc
Khách du lịch Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại không nhỏ đối với ngành du lịch Việt Nam trong ngắn và trung hạn, nhất là sự sụt giảm nặng nề lượng khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, triển vọng phục hồi du lịch của Việt Nam hậu Covid-19 được nhận định là rất tích cực khi theo một khảo sát mới đây, có rất nhiều khách du lịch Trung Quốc muốn sang Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng. Thực tế, khách du lịch Trung Quốc rất thích Việt Nam

Hậu Covid-19: Khách du lịch Trung Quốc thích đến Việt Nam

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đã mất hẳn nguồn khách du lịch Trung Quốc, khiến nhiều công ty lữ hành khốn đốn, doanh thu sụt giảm trầm trọng, thậm chí có công ty còn phá sản. Tình trạng tệ hại này chưa từng xảy ra trước đây.

Cử tri lo ngại về tình trạng người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc “lập xóm, lập phố” tại một vài địa phương. - Sputnik Việt Nam
Sợ mất chủ quyền quốc gia: Bộ Công an lên tiếng vụ người Trung Quốc sang Việt Nam lập xóm

Xuất hiện quan điểm tranh luận về việc, nên hay chăng mở cửa để ồ ạt đón khách Trung Quốc sang Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng hậu Covid-19. Theo đó, có ý kiến cho rằng, cần tránh để ngành du lịch Việt Nam quá lệ thuộc vào dòng khách Trung Quốc, giảm thiểu rủi ro khi có dịch bệnh hay sự cố phát sinh. Tuy nhiên, cũng có người nêu đề xuất cần tiếp tục mở rộng cửa đón khách Trung Quốc, phục hồi mảng khách vốn đem lại nhiều lợi nhuận cho du lịch Việt Nam những năm vừa qua.

Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng trên 30% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Như trong tháng 1 vừa qua, có tới 644,7 ngàn lượt khách Trung Quốc sang Việt Nam, tăng tới 72,6%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Cho đến ngày 28 tháng 1, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có văn bản về việc tạm dừng đưa đón khách du lịch đến vùng có dịch theo đó, phía Việt Nam đã ngưng đón đoàn khách du lịch Việt Nam tới các tỉnh, thành phố Trung Quốc đang có dịch và cũng không đón khách du lịch từ vùng có dịch vào Việt Nam.

Theo khảo sát mới đây của C9 Hotelworks về xu hướng du lịch sau dịch của khách nội địa Trung Quốc, có đến 45% người được hỏi mong muốn sẽ được tiếp tục đi du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19 khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ, thông thương, biên giới giữa hai quốc gia trở lại bình thường.

Hậu Covid-19, những điểm đến khách Trung Quốc muốn ghé thăm nhất tại Việt Nam lần lượt là TP HCM, Hà Nội , Nha Trang/ Cam Ranh, Hạ Long, Sa Pa, Đà Nẵng, Hội An, Bình Thuận/ Mũi Né, Phú Quốc và Đà Lạt.

© Ảnh : Tấn Lộc/PLONhiều điểm đến trọng điểm của Việt Nam như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang,... lượng khách quốc tế luôn chiếm tỉ trọng lớn. Cá biệt như Khánh Hòa lượng khách Trung Quốc chiếm tới hơn 60% tổng lượng khách quốc tế. Ảnh: TẤN LỘC
Khách du lịch Trung Quốc sẽ ồ ạt sang Việt Nam sau đại dịch Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Nhiều điểm đến trọng điểm của Việt Nam như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang,... lượng khách quốc tế luôn chiếm tỉ trọng lớn. Cá biệt như Khánh Hòa lượng khách Trung Quốc chiếm tới hơn 60% tổng lượng khách quốc tế. Ảnh: TẤN LỘC

Phần lớn khách Trung Quốc yêu thích ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên, ẩm thực, một số muốn trải nghiệm các công viên giải trí và hoạt động thể thao trên biển, ít quan tâm đến mua sắm.

Vì sao du lịch Việt Nam không nên để mất khách Trung Quốc?

Chia sẻ về quan điểm nên nhanh chóng có các biện pháp dỡ bỏ hạn chế, khôi phục hoạt động đưa, đón, phục vụ khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch, ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang chia sẻ với PLO cho rằng, tiềm năng của khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam là rất lớn và họ cũng không tệ như nhiều người nghĩ.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc sang giải quyết dự án Cát Linh-Hà Đông

Theo ông Thành, thị trường khách du lịch Trung Quốc rất lớn, gồm nhiều phân khúc cao cấp, trung cấp, bình dân. Tuy nhiên, có những công ty không hiểu thị trường này, thấy lớn quá nên tiếp tay cho những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

“Việc kinh doanh của chúng tôi với đối tác Trung Quốc là sòng phẳng, quyền lợi của hai bên được tôn trọng, đảm bảo. Do đó, khi có sự cố gì xảy ra chúng tôi chấp nhận rủi ro. Thực ra bất cứ thị trường khách quốc gia nào cũng có những mặt tích cực và tiêu cực”, ông Từ Quý Thành nêu rõ.

Theo Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang, mỗi năm người Trung Quốc đi du lịch rất nhiều và chi tiêu cao nên họ được cả thế giới dòm ngó, thu hút.

“Chẳng hạn, đối với phân khúc tầm trung mà công ty tôi đang khai thác, tour trọn gói khoảng 400 USD/thời gian năm ngày bốn đêm, chưa kể chi tiêu của khách Trung Quốc. Do vậy khách du lịch Trung Quốc không tệ như nhiều suy nghĩ!”, vị chuyên gia thẳng thắn nói.

Theo ông Từ Quý Thành, đối với khách Trung Quốc cao cấp cũng có sự khác biệt với khách cao cấp từ các thị trường khác. Ví dụ, họ yêu cầu thuê du thuyền riêng, trực thăng riêng hoặc do tình trạng kẹt xe tại Việt Nam nên họ yêu cầu phải có CSGT mở đường.

“Tuy nhiên, những dịch vụ mà ngành du lịch Việt Nam đang có chưa đáp ứng cho phân khúc khách Trung Quốc cao cấp”, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang cũng chỉ rõ.

Thời corona: Nhiều công ty lữ hành Việt phá sản vì khách Trung Quốc?

Cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề mở cửa đón khách Trung Quốc trở lại, PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch cho hay, hiện nay, nhiều nước trên thế giới coi Trung Quốc là thị trường du lịch trọng điểm.

TV - Sputnik Việt Nam
Sharp tuyên bố chuyển nhà máy sản xuất LCD từ Trung Quốc sang Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định Trung Quốc là một trong những thị trường mục tiêu bởi ngoài lượng khách lớn đi du lịch nước ngoài. Thực tế trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn là thị trường khách du lịch quốc tế đứng đầu ở Việt Nam.

Tuy nhiên, hiệu quả về kinh tế-xã hội và môi trường từ việc đón khách Trung Quốc không được như kỳ vọng đặc biệt ở những địa phương có các tour du lịch không đồng.

PGS.TS Phạm Trung Lương phân tích, sự phát triển du lịch phụ thuộc vào thị trường chi phối Trung Quốc ngày một tăng, cùng với đó là nguy cơ khủng hoảng khi thị trường này có vấn đề.

Sự suy giảm khách Trung Quốc gần như về 0 ở Việt Nam do đại dịch Covid-19 là một minh chứng. Cho dù đã được cảnh báo việc phát triển du lịch cần không để rơi vào tình trạng phụ thuộc vào một vài thị trường chi phối. Song do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là bệnh thành tích và không loại trừ lợi ích nhóm, các tour du lịch không đồng vẫn phát triển tràn lan đặc biệt ở Khánh Hòa, Quảng Ninh”, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch nêu rõ.

Theo PGS.TS Lương, vấn đề này không chỉ không đem lại nhiều lợi ích về kinh tế mà còn gây áp lực lớn đến hạ tầng xã hội, đến môi trường, gây mất an ninh, gây rủi ro lớn cho phát triển du lịch Việt Nam nói chung và các địa phương trên nói riêng.

“Bằng chứng là khi thị trường Trung Quốc vỡ bong bóng gây hậu quả làm nhiều công ty phá sản, nhiều người lao động mất việc làm”, vị chuyên gia chỉ rõ.

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, sau đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam cần thay đổi về tư duy. Theo đó, kiên quyết nói không với bệnh thành tích để du lịch Việt Nam phát triển hài hòa, không bị lệ thuộc vào thị trường chi phối để giảm thiểu rủi ro về thị trường.

Du lịch Việt Nam cần khách Trung Quốc?

Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu và tư vấn giải pháp du lịch Outbox Consulting Đặng Mạnh Phước cũng có những phân tích liên quan đến việc ứng phó với xu hướng sụt giảm lượng khách Trung Quốc cũng những giải pháp mà Việt Nam có thể áp dụng để tận dụng tối đa “mỏ vàng” du lịch từ nước láng giềng này.

Cảnh báo mới du lịch Việt Nam: Khách Trung Quốc tăng, khách châu Âu giảm

Theo ông Phước, hiện nay, hầu hết các quốc gia có ngành du lịch phát triển đều xem Trung Quốc như là mục tiêu quan trọng để thu hút và phục vụ.

“Do đó, không có lý do gì khi Việt Nam với lợi thế vị trí địa lý nằm sát cạnh “giỏ hàng” lớn nhất của ngành du lịch thế giới lại từ chối thậm chí bài trừ thị trường khách này”, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu và tư vấn giải pháp du lịch Outbox Consulting bày tỏ.

Vị chuyên gia phân tích, thị trường khách Trung Quốc gồm các phân khúc khác nhau từ trình độ, hành vi, thói quen tới khả năng chi tiêu. Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn phân khúc thị trường Trung Quốc cụ thể, phù hợp với lợi thể sản phẩm cũng như mục tiêu phát triển của điểm đến để thu hút.

Theo ông Đặng Mạnh Phước, việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay hay phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào khác cũng không tốt. Để giảm phụ thuộc vào một số ít thị trường, giải pháp là sẽ phải đa dạng hóa thị trường.

“Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần phải có biện pháp quản lý và cân bằng mức độ phát triển giữa các thị trường theo định hướng để bảo đảm môi trường du lịch bền vững. Tránh việc bùng nổ khách của một thị trường này sẽ làm ảnh hưởng, xâm lấn đến không gian của các thị trường còn lại”, vị chuyên gia cho biết.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói gì khi Trung Quốc mở tuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa?
Theo ông Đặng Mạnh Phước, ít nhất ở giai đoạn năm 2020 và 2021 Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên cho các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Trung Quốc.

“Ở thời điểm hiện tại, để bảo đảm khả năng tăng trưởng của thị trường khách quốc tế đến trong ngắn hạn, ngành du lịch Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là tiếp tục với các thị trường truyền thống như là một giải pháp trước mắt để phục hồi trước khi tiến hành các biện pháp đa dạng hóa thị trường”, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu và tư vấn giải pháp du lịch Outbox Consulting phân tích.

Trước đó, về vấn đề này, Tổng Cục Du lịch Việt Nam cũng đã có “quyết sách” đề nghị tăng cường truyền thông và triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường Trung Quốc sau khi công bố hết dịch do coronavirus.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала