Ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh hành động tương tự như ở biển Đông

© AP Photo / Gao YiTàu Jinggangshan của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Jinggangshan của Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây một số tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện gần khu vực bờ biển quần đảo Senkaku, đuổi theo một tàu cá Nhật Bản. Như báo Japan Times đã viết, "Bắc Kinh gửi tàu của họ đến gần các hòn đảo không có người ở trong một nỗ lực rõ ràng để tuyên bố Trung Quốc đang kiểm soát chúng".

Tranh chấp quần đảo chưa kết thúc

Trong ảnh: Hai tàu cá khai thác giã cào trái phép trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: TTXVN phát - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lại chỉ trích Việt Nam liên quan lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Các tàu tuần tra Nhật Bản cố đẩy giạt tàu Trung Quốc ra, và phía Nhật Bản bày tỏ sự phẫn nộ việc các tàu chính thức của Trung Quốc đang ở trong lãnh hải của Nhật. Đáp lại Bắc Kinh cho biết họ có quyền bất khả xâm phạm để tuần tra trên vùng biển gần quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.

Rõ ràng cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku, hay như chúng được Trung Quốc gọi là Diaoydao (theo tiếng Hoa - “hòn đảo để đánh bắt cá”), lại bùng lên Người Nhật đã chiếm quần đảo Senkaku, lúc đó không có người ở (và bây giờ hầu hết cũng vẫn không có người ở) vào năm 1895. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các hòn đảo này, cùng với Okinawa, do quân đội Mỹ chiếm đóng. Năm 1972, người Mỹ trả lại Okinawa và Senkaku cho Nhật. Tám hòn đảo Senkaku thuộc sở hữu tư nhân của một người Nhật giàu có. Cho đến gần đầu thế kỷ này, Trung Quốc không đưa ra yêu sách nào đối với quần đảo này. Chỉ đến khi phát hiện có trữ lượng lớn dầu khí lớn xung quanh các đảo, Bắc Kinh mới bắt đầu nói về quyền sở hữu của mình. Như mọi khi, người Trung Quốc nhắc đến triều đại nhà Minh, vào thời Trung cổ đã coi quần đảo này là của họ.

Thành viên thủy thủ đoàn Hạm đội Hải quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Thủy thủ quân sự Trung Quốc lập “kỷ lục mới”

Tranh chấp trở nên dữ dội sau năm 2012, khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua lại 3 trong số 8 hòn đảo từ một thương gia tư nhân. Sau đó Bắc Kinh gửi các tàu quân sự, đánh cá đến khu vực Senkaku, và vào năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã tạo ra Khu vực nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, tức là từ khi đó, máy bay và tàu thuyền đi gần khu vực Senkaku cần phải thông báo cho Bắc Kinh. Tranh chấp về quyền sở hữu quần đảo Senkaku trở thành một trong những vấn đề cấp bách trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Trong năm nay, tần suất hoạt động của các tàu Trung Quốc tại vùng biển ven bờ Senkaku rất thấp, đã có năm (ví dụ như 2016) khi có tới 300 con tàu có kích cỡ khác nhau đi qua các đảo này.

Trên bờ vực xung đột quân sự

 P-3C - Sputnik Việt Nam
Tokyo tự tay làm "món quà hoàn hảo" cho Không quân Hoa Kỳ

Một số lượng nhỏ tàu Trung Quốc, tiếp cận quân đảo Senkaku lần này, không thể là tín hiệu trấn an. Thực tế là Bắc Kinh khăng khăng muốn biến quần đảo Senkaku thành của mình, và làm phức tạp hóa tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Washington từ lâu đã coi Senkaku, Okinawa và các đảo khác trên biển Hoa Đông là một vòng cung an ninh tự nhiên bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh ở phía tây Thái Bình Dương khỏi nước Trung Hoa cộng sản. Theo thỏa thuận quốc phòng giữa Washington và Tokyo, Hoa Kỳ có quyền can thiệp vũ trang nếu có nước nào đó cố gắng tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.

Các nhóm chính trị trong giới cần quyền Nhật Bản xem quan điểm của Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku là một dịp để xây dựng sức mạnh quân sự của riêng mình. Và Lầu năm góc, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, bao gồm cả các yêu sách lãnh thổ, tìm cách củng cố nhóm quân sự của mình ở Thái Bình Dương. Cuộc chạy đua vũ trang tiếp tục ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tình hình ở biển Hoa Đông rất giống với tình hình ở biển Đông, kể cả những hậu quả có thể xảy ra sau đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала