Việt Nam không được chủ quan với Covid-19

© Ảnh : Chương Đài - TTXVNKiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc ban đầu cho các công dân trở về từ Philippines.
Kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc ban đầu cho các công dân trở về từ Philippines. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Y tế xác nhận, Việt Nam vừa phát hiện thêm 24 trường hợp nhiễm coronavirus mới trên chuyến bay VN0062 từ Nga về nước, nâng tổng số ca bệnh Covid-19 lên thành 312 người.

Phát biểu trong cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng nay 15 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh, Việt Nam không thể chú quan với Covid-19 trong khi tình hình dịch bệnh do coronavirus ở khu vực và trên thế giới vẫn hết sức phức tạp.

Kiểm tra thân nhiệt cho khách vào thăm quan Di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 14/5. - Sputnik Việt Nam
90% ca mắc Covid-19 khỏi bệnh: Việt Nam đủ điều kiện công bố hết dịch coronavirus?

Về phương hướng ghép phổi, cứu chữa nam phi công người Anh, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, hiện đã có gần 50 người đăng ký hiến tặng một thùy phổi để cứu lấy tính mạng bệnh nhân số 91. Việt Nam đủ năng lực, trình độ để ghép phổi cho bệnh nhân này. Tuy nhiên, ưu tiên tìm tạng hiến tặng từ người đã chết não. Bộ Y tế trân trọng mọi tấm lòng của các cá nhân xin hiến phổi, để còn nước, còn tát cứu lấy sự sống cho ca bệnh số 91 nặng nhất cả nước này.

Việt Nam và Canada cũng đã thảo luận, chia sẻ một số kinh nghiệm ứng phó với đại dịch Covid-19 và các vấn đề phát triển quan hệ hữu nghị song phương trong giai đoạn hiện nay.

Việt Nam thêm 24 ca mắc Covid-19 mới đều từ Nga về

Sáng nay 15/5, Bộ Y tế thông báo cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 24 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả nước lên thành 312 người. Toàn bộ số trường hợp nhiễm nCoV mới đều là công dân từ Nga về nước, trên chuyến bay VN0062 của Vietnam Airlines (Mátxcơva – Vân Đồn) hạ cánh hôm 13/5. Tất cả các hành khách đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Khách du lịch Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Khách du lịch Trung Quốc sẽ ồ ạt sang Việt Nam sau đại dịch Covid-19?

Ngày 15/5, Việt Nam cũng bước sang ngày thứ 29 không ghi nhận ca mắc coronavirus mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Những trường hợp vừa phát hiện đều là nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài khi thực hiện công tác bảo hộ công dân về nước từ các điểm nóng dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Bộ Y tế cho biết, với thành tích từ 6h ngày 16 tháng 4 đến 6h ngày 15/5, Việt Nam “bảo vệ được thành quả bước đầu” trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 – đó là 29 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Cả nước có tới 172 ca nhiễm nhập cảnh từ nước ngoài được cách ly ngay.

Cụ thể, trong sáng nay, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho hay, theo báo cáo nhận được tối 14/5 từ Sở Y tế tỉnh Thái Bình và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam ghi nhận thêm 24 ca dương tính với chủng mới virus corona. Bộ Y tế nêu rõ, tất cả 24 ca nhiễm mới đều là công dân Việt Nam.

“Tất cả những ca dương tính này đều là hành khách trên chuyến bay VN0062 từ Mátxcơva (Liên bang Nga) hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) lúc 4h40 sáng 13/5, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng”, Bộ Y tế Việt Nam khẳng định.

Theo thông tin Bộ Y tế cung cấp, chuyến bay VN0062 chở 345 hành khách và thành viên phi hành đoàn, sau khi nhập cảnh được cách ly tại 3 địa phương là Thái Bình, Quảng Ninh và Hải Dương. Tại nơi cách ly, tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho thấy có 24 hành khách dương tính với SARS-CoV-2.

Đồng thời, có 23 bệnh nhân trong số này được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, một bệnh nhân còn lại được chuyển tới Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh theo dõi, điều trị.

Bộ y tế thông tin cụ thể các trường hợp nhiễm mới như sau: Bệnh nhân số 289 là nam, 25 tuổi, ở Kim Động, Hưng Yên. Ca bệnh số 290 là người đàn ông 40 tuổi có địa chỉ ở Hải An, Hải Phòng. Bệnh nhân số 291 là nam thanh niên 24 tuổi ở Đông Hòa, Phú Yên. Trường hợp bệnh nhân số 292 là nam, 27 tuổi, ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Bệnh nhân số 293 cũng là nam, 30 tuổi, ở Tân Kỳ, Nghệ An. Ca bệnh số 294 là nam, 29 tuổi ở Kiến Xương, Thái Bình. Bệnh nhân số 295 là nam, 26 tuổi, ở Long Điền, Bà Rịa- Vũng Tàu. Ca bệnh số 296 là nam, 45 tuổi, ở Nha Trang, Khánh Hòa. Trường hợp nhiễm Covid-19 số 297 cũng là nam, 30 tuổi, ở Lê Chân, Hải Phòng. Bệnh nhân số 298 là nam, 29 tuổi, ở Vũ Thư, Thái Bình. Bệnh nhân số 299 là nam, 35 tuổi, Gia Viễn, Ninh Bình. Ca bệnh số 300 là nam, 26 tuổi, ở Vũ Thư, Thái Bình.

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu. - Sputnik Việt Nam
WHO: Việt Nam minh bạch thông tin dịch Covid-19
Ca bệnh số 301 cũng là nam, 29 tuổi, ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Bệnh nhân số 302 là nam, 25 tuổi, ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ca bệnh số 303 là nam, 48 tuổi, ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Bệnh nhân số 304 là nam, 47 tuổi ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Bệnh nhân số 305 cũng là nam, 36 tuổi ở Cam Lâm, Khánh Hòa. Ca bệnh số 306 là nam, 25 tuổi ở Giao Thủy, Nam Định. Bệnh nhân số 307 là nam, 30 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Bệnh nhân số 308 là người đàn ông 42 tuổi, ở Hải An, Hải Phòng. Ca bệnh số 309 là nam, 30 tuổi, ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Bệnh nhân số 310 là thanh niên 26 tuổi, ở Yên Thành, Nghệ An, trường hợp nhiễm số 311 là nam thanh niên 26 tuổi ở Yên Thành Nghệ An. Ca bệnh số 312 là người phụ nữ 40 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội.

Về tình hình cách ly: Bộ Y tế cho biết, tính đến 6h ngày 15/5, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 12.236, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện là 353 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 8.492 người và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 3.391 người.

Tình hình điều trị: Tiểu ban Điều trị cho hay, đến thời điểm này đã có 260 bệnh nhân mắc coronavirus tại Việt Nam được công bố khỏi bệnh/xuất viện. Hiện còn 52 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Tính đến sáng ngày 15/5, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên.

Bộ Y tế: Việt Nam đủ trình độ ghép phổi, cứu tính mạng phi công người Anh

Thông tin tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng ngày 15/5, sau khi nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong 4 quốc gia duy nhất tại khu vực Đông Nam Á đến nay chưa ghi nhận ca tử vong vì coronavirus.

6 trường hợp công bố khỏi bệnh được chuyển đến Khu cách ly của Trung tâm điều trị COVID-19 tỉnh Bình Thuận để tiếp tục theo dõi 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế. - Sputnik Việt Nam
Một bệnh nhân mắc Covid-19 được chuyển lên tuyến trên điều trị

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, riêng ở khu vực Đông Nam Á đã có 63.984 trường hợp mắc Covid-19 và 2.013 tử vong. Riêng Singapore tiếp tục ghi nhận số mắc cao nhất (26.098), Indonesia ghi nhận số tử vong cao nhất (1.028), 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do SARS-CoV-2 là Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào.

Báo cáo với Thủ tướng, đại diện Bộ Y tế cho hay, dù trong 28 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn.

Trong bối cảnh, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng do mở dần các đường bay quốc tế, chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước, yêu cầu nhập cảnh cho các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật cao từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam thông qua nhiều mục đích khác nhau. Thêm nữa, rất khó kiểm soát triệt để được người dân qua lại biên giới đường bộ thông qua đường mòn, lối mở nên luôn thường trực nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây nhiễm cho cộng đồng trong thời gian tới. Do vậy, tất cả đều phải cảnh giác, không được chủ quan, lơ là.

Thông tin về tình hình sức khỏe và phương án cứu chữa bệnh nhân số 91 – nam phi công người Anh của Hãng Hàng không Vietnam Airlines, 43 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến sáng ngày 15/5, nam phi công vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Đã đánh giá được mức tổn thương phổi nhờ chụp CT phổi, tổn thương phổi mức độ lớn ( tới 90%) và có chỉ định ghép phổi.

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung - Sputnik Việt Nam
Đã hỗ trợ hơn 20.000 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Đến ngày 15/5, nam phi công người Anh vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, đã trải qua gần 2 tháng nằm viện (bệnh nhân nhập viện ngày 18/3) và là bệnh nhân nặng nhất trong số 52 bệnh nhân nhiễm coronavirus ở Việt Nam.

Bệnh nhân tiếp tục thở máy và được mở khí quản ngày thứ 22, sử dụng ECMO ngày thứ 40, lọc máu, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm, bơm rửa màng phổi.

Ngay từ thời điểm nhập viện, bệnh nhân số 91 liên tục tiến triển nặng. Các chuyên gia y tế Việt Nam giải thích, bệnh nhân có yếu tố béo phì với chiều cao 1,83m, nặng 100kg. Thêm đó, cơ thể bệnh nhân phản ứng quá mức với virus corona tạo ra “cơn bão cytokine” tấn công cả tế bào lành.

Ngoài ra, bệnh nhân này cũng kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị.

Đồng thời, về trường hợp này, những ngày qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia khởi động chương trình tìm nguồn cho tạng đủ điều kiện ghép và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ghép. Thực hiện làm nuôi cấy để khẳng định không còn SARS-CoV-2, khi khẳng định âm tính mới tiến hành chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo thông tin của Bộ Y tế, tính đến nay, đã có gần 50 người mong muốn được hiến tặng một thùy phổi cho bệnh nhân số 91. Tuy nhiên, Bộ vẫn ưu tiên hàng đầu tìm được nguồn tạng hiến từ người cho đã chết nào. Đối với những người đăng ký hiến sống, đây sẽ là “phương án 2” khi không thể tìm được nguồn từ người cho chết não.

Về quy trình ghép phổi cho bệnh nhân số 91, Tiểu ban Điều trị cho biết, trong lần hội chẩn gần đây nhất (12/5) đã có sự phân công phân nhiệm cụ thể cho các đơn vị. Theo đó, Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được giao tìm nguồn cho tạng đủ điều kiện ghép phổi.

Để chuẩn bị ghép, Bệnh viện  Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Hội đồng chuyên môn tiếp tục hội chẩn điều trị tổn thương phổi và tình trạng nhiễm trùng, thay các catheter, kiểm soát các nguồn nhiễm trùng, nuôi cấy virus đến khi xét nghiêm âm tính với SARS-CoV-2.

Khi được khẳng định âm tính, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp tục hồi sức tốt để đủ điều kiện ghép. Bệnh viện Chợ Rẫy được giao phối hợp với Bệnh viện Việt Đức nỗ lực tìm kiếm nguồn cho tạng và chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị phục vụ ghép phổi cho bệnh nhân 91.

Việt Nam. Bên trong phố được dán những thông báo, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Ca nhiễm Covid-19 toàn cầu vượt 4 triệu, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới

Cục Quản lý Khám chữa bệnh đang nghiên cứu, xem xét các văn bản quy định pháp lý, xác định chi phí điều trị, chi phí ghép để tìm kiếm nguồn tài trợ. Chi phí trung bình cho một ca ghép phổi từ 1,5 – 2 tỷ đồng và nhiều hơn tùy thuộc vào thời gian hồi sức sau ghép.

“Tình trạng tổn thương phổi của bệnh nhân này khá nặng nề, hiện chỉ còn khoảng 10%. Nếu không ghép phổi thì khả năng tử  vong cao. Ghép phổi là cơ hội sống của bệnh nhân này. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh nhân đang có biểu hiện nhiễm trùng nhiêu tạng. Do đó, các y bác sĩ đang tập trung điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi thực hiện chỉ định ghép phổi”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo cho biết.

Chia sẻ về năng lực ghép phổi, ông Nguyễn Thanh Long khẳng định, trên thế giới hiện đã có 3 trường hợp bệnh nhân nặng được ghép phổi thành công. Trước đó, Việt Nam cũng đã thực hiện ghép phổi thành công một số trường hợp.

“Do vậy, chúng ta có đủ năng lực và trình độ để ghép phổi cho bệnh nhân này. Hiện các bác sĩ vẫn ưu tiên số một là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não. Bộ Y tế ghi nhận tấm lòng của các cá nhân xin hiến phổi để ghép cho bệnh nhân số 91”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.

Thủ tướng: Việt Nam không được chủ quan với Covid-19

Sáng nay, 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên cả nước.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong gần 30 ngày qua, Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, đây là điều đáng mừng. Một số điểm cuối cùng như thôn Đông Cứu (Thường Tín, Hà Nội) đã dỡ bỏ cách ly. Người dân trở lại hoạt động tương đối nhộn nhịp, nhất là các đô thị lớn. “Chúng ta có nhiều biện pháp mạnh mẽ về phát triển sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu kép, nhất là hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Việt Nam không được chủ quan với Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Cụ thể, trước đó, Chính phủ cũng đã tổ chức hội nghị Thủ tướng với các doanh nghiệp nhằm khích lệ, động viên và tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt và đang tiếp tục triển khai. 

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng nay, Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận về việc người Việt Nam ở nước ngoài về nước. Con số này rất đông, đề nghị rất nhiều, vì vậy cần có lộ trình, cách làm nào để thực hiện chủ trương nhân văn nhưng phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước.

Theo người đứng đầu Chính phủ, thời gian qua, tổng số ca dương tính của Việt Nam tăng nhanh khi nhiều công dân từ nước ngoài trở về nhiễm Covid-19 như có 17 ca từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và mới đây là có 24 ca từ Nga trở về.

“Không được chủ quan trước dịch bệnh khi tình hình dịch trên thế giới còn phức tạp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
“Vấn đề khôi phục kinh tế vẫn đặt ra rất lớn. Chúng ta quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng, không để đứt gãy nền kinh tế. Một số biện pháp đặt ra thời gian qua được triển khai như tạo điều kiện chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý, nhà đầu tư đến Việt Nam trong khi chúng ta có chủ trương đón nhận làn sóng đầu tư vào Việt Nam”, Thủ tướng bày tỏ.

Tái khẳng định quyết tâm của Chính phủ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng ở mức cao nhất và không để đứt gãy nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị điều kiện để đón nhận luồng đầu tư mới vào Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần thảo luận, nghiên cứu, đề xuất Ban chỉ đạo chung về chống dịch và khôi phục kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Việt Nam - Canada hợp tác đẩy lùi dịch Covid-19

Liên quan đến việc phối hợp ứng phó với đại dịch Covid-19 trên nền tảng hợp tác song phương và đa phương, tối ngày 14/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagne.

 Hành khách bắt buộc phải đo thân nhiệt và khai báo y tế trước khi lên máy bay. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là hình mẫu chống Covid-19, nhưng virus corona đã biến đổi bất thường

Trao đổi với người đồng cấm Canada, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao công tác ứng phó dịch Covid-19 tại quốc gia này và cảm ơn Chính phủ Canada đã phối hợp, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tổ chức hai chuyến bay đón hơn 550 công dân Việt Nam tại Canada về nước.

Trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước và sẵn sàng hợp tác với các nước, trong đó có Canada, phục hồi thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagne khẳng định mong muốn tiếp tục chia sẻ thông tin, hợp tác để đẩy lùi dịch Covid-19 thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.

Việt Nam và Canada nhất trí thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; duy trì các cơ chế hợp tác hiện có giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Ha bên khẳng định phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021.

© SputnikChẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Việt Nam không được chủ quan với Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Chẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала