Lý do gì khiến Rosneft rút khỏi tất cả các dự án ở Venezuela?

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhRosneft
Rosneft - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 15 tháng 5, tập đoàn dầu mỏ Rosneft đã xác nhận rằng, họ chấm dứt hoàn toàn các hoạt động tại Venezuela. Công ty đã rút khỏi tất cả các dự án khai thác và lọc dầu ở nước này. Quyền kiểm soát tài sản ở Venezuela đã được chuyển giao cho công ty nhà nước Nga Roszarubezhneft.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Tiến sĩ Kinh tế Maxim Chirkov, phó giáo sư Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov, giải thích động cơ khiến Rosneft rút khỏi các dự án ở Venezuela.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo giải thích về việc áp lệnh trừng phạt đối với công ty con của Rosneft
"Việc Rosneft rút khỏi các dự án ở Venezuela có thể giúp dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ, nhưng, tôi nghĩ rằng, có cả những yếu tố quan trọng khác có thể giúp giảm bớt các lệnh trừng phạt. Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất là đại dịch virus corona. Theo tuyên bố của đại diện các tổ chức quốc tế khác nhau, các lệnh trừng phạt không đóng góp cho sự phát triển quốc tế và sự phát triển của nhiều quốc gia khác nhau", - ông Maxim Chirkov nói với Sputnik.
"Bổ sung cho yếu tố quan trọng này, việc Rosneft rời khỏi Venezuela có thể giúp nới lỏng các lệnh trừng phạt. (...) Nhưng, không ai có thể bảo đảm điều đó".
"Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đặc biệt là từ phía Mỹ, là một quá trình phức tạp".

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt không phải là lý do chính khiến Rosneft rời khỏi Venezuela. Theo ông Chirkov, nhu cầu dầu thô sụt giảm mạnh trên thế giới đã đóng vai trò quan trọng hơn.

Rosneft bắt đầu khoan giếng sản xuất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ông Putin cảm ơn giám đốc lô khai thác của công ty Rosneft Việt Nam
"Nguyên nhân đầu tiên là mức tiêu thụ dầu toàn cầu giảm mạnh. Chính bởi vậy các công ty dầu mỏ không quan tâm đến việc mở rộng, họ đang cố gắng bán ra dự trữ dầu thô. Họ đang chủ trương cắt giảm sản lượng để ổn định giá dầu. Vì thế họ cần phải tận dụng tối đa các cơ sở sản xuất của mình".

Chuyên gia không loại trừ rằng, nhu cầu về dầu thô trong trung hạn, vào cuối năm, sẽ bắt đầu phục hồi, và Rosneft sẽ tiếp tục mở rộng.

"Tôi nghĩ rằng, việc Rosneft rút khỏi Venezuela sẽ góp phần cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và các công ty Nga ở đó. Nhưng, đây không phải là đường lối chiến lược, mà chỉ là một hành vi chiến thuật. Căng thẳng ở Venezuela sẽ tiếp tục kéo dài. Về mặt chiến lược, các bên không thua kém nhau".

Trước đây, trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo Vedomosti, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã giải thích rằng, Rosneft đã rút khỏi các dự án ở Venezuela để cải thiện cơ cấu sử dụng tài sản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала