Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Biên giới quốc gia của Việt Nam là bất khả xâm phạm

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhấn mạnh biên giới quốc gia của Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam là hết sức cần thiết bảo vệ biên giới Tổ quốc nhất là khi các thế lực thù địch đang tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam.

Điểm đáng chú ý được quy định trong dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày trước Quốc hội chính là nghiêm cấm cho nước ngoài hoặc các thế lực khác sử dụng biên giới Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác. Đồng thời, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) rất quan trọng trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, phải là nòng cốt, chuyên trách bảo vệ biên giới quốc gia.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói về Luật Biên phòng trước Quốc hội

Sáng nay, 21 tháng 5, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Quân đội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam: Huy động sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới quốc gia

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cũng có Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Biên phòng Việt Nam để trình các Quốc hội xem xét thông qua.

Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Luật này.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng nêu rõ, Việt Nam có đường biên giới đất liền khoảng 5.036,471 km, bờ biển dài 3.260 km với 44 tỉnh, thành phố có biên giới quốc gia.

Nhấn mạnh, hiện nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển là xu thế chung, tuy nhiên, đồng chí Ngô Xuân Lịch cũng thẳng thắn cho hay, tình hình chính trị-an ninh thế giới và khu vực đang diễn biến khá phức tạp, khó lường, nhất là vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai.

“Các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm ma túy và các loại tội phạm có tính chất xuyên biên giới, di dịch cư tự do diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhất là trong tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ, liên quan trực tiếp đến công tác biên phòng trong phòng, chống lây lan dịch bệnh qua biên giới của Việt Nam”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng khẳng định, với thực trạng trên, công tác phòng, chống dịch bệnh ở khu vực biên giới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, lực lượng chức năng trong nước và lực lượng bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới.

Bế mạc Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bàn về dự án Luật Biên phòng

Đại tướng Ngô Xuân Lịch phân tích, tình hình hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, trong đó lực lượng Bộ đội Biên phòng nói riêng phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ, quyết liệt hơn để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

“Do đó, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam là hết sức cần thiết”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.

Nêu bật quan điểm “Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định, xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị.

“Để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia đang đặt ra cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, thống nhất. Vì vậy, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần thiết; đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trong tình hình mới”, đồng chí Đại tướng phát biểu.

Theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, nhiệm vụ biên phòng là quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài nguyên, môi trường ở biên giới, cửa khẩu.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng việc tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

Việt Nam quyết tâm xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về biên phòng. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, dự án Luật có 7 chương, 34 điều quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, lực lượng, phối hợp và hợp tác quốc tế, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng Việt Nam.

Đáng chú ý, theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng, trong dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, chương 1 gồm những quy định chung, tập trung làm rõ một số vấn đề quan trọng như giải thích thuật ngữ “Biên phòng”, “Nền biên phòng toàn dân”, quy định chính sách của Nhà nước về biên phòng được thể chế hóa từ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm thống nhất với chính sách của Nhà nước về quốc phòng.

Chương 4 Luật Biên phòng sẽ nói về lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới, hệ thống tổ chức, đồng thời, trang bị, ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, con dấu, trang phục, trang bị, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Bộ đội Biên phòng.

Đặc biệt, đã bổ sung chức năng, một số nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn hiện nay, quy định hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới, đồng thời, xác định rõ thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới từ thường xuyên lên tăng cường và trong tình trạng quốc phòng bảo đảm thống nhất với quy định pháp luật về quốc phòng.

Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Họp Quốc hội Việt Nam: Biển Đông, thắng lợi Covid-19, EVFTA và tăng trưởng kinh tế

Một điểm cần chú trọng trong dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam chính là việc nêu rõ loạt hành vi bị nghiêm cấm (Điều 4) như sử dụng khu vực biên giới, cho nước ngoài hoặc các thế lực khác sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cấm mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn hay giả danh lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Tên gọi Luật Biên phòng Việt Nam chưa chính xác?

Sau báo cáo của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra, cho biết cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về biên giới quốc gia, trong đó có Nghị quyết số 33 (của Trung ương ban hành ngày 28/9/2018) của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, quy định của Hiến pháp về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cũng là để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của Bộ đội Biên phòng nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc diễn văn kỷ niệm. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Việt Nam minh bạch về chính sách quốc phòng

Tuy vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt, có một số ý kiến cho rằng, lý do ban hành luật nêu trong Tờ trình chưa quán triệt đầy đủ quan điểm tại Nghị quyết số 33-NQ/TW mà mới triển khai xây dựng dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Điển hình như có ý kiến cho rằng, một số quy định của dự thảo Luật chưa bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, như: Khoản 2 Điều 9 giao Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ là liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân nên cần quy định cụ thể ngay trong luật hoặc dẫn chiếu theo quy định của Luật An ninh quốc gia.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Biên giới quốc gia của Việt Nam là bất khả xâm phạm - Sputnik Việt Nam
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
“Vì vậy, cần tổng kết, đánh giá để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Biên giới quốc gia, pháp luật khác có liên quan, quy định đầy đủ, cụ thể các chính sách mới và nội hàm của Luật Biên phòng Việt Nam cho phù hợp quan điểm của Đảng và yêu cầu thực tiễn”, đồng chí Võ Trọng Việt nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu, chúc Tết lực lượng Bộ đội Biên phòng. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: tập trung bảo vệ chủ quyền biển đảo
Thay mặt cho Ủy ban Quốc phòng và An ninh, ông Võ Trọng Việt khẳng định, hồ sơ dự án Luật cơ bản bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9.

Tuy nhiên, đây là một đạo luật mới nên cần đánh giá kỹ 3 nhóm chính sách được xác định trong Báo cáo đánh giá tác động để làm rõ mục đích, yêu cầu xây dựng luật, lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động, đánh giá việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan và cung cấp thêm thông tin về pháp luật, kinh nghiệm của một số nước trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Thêm vào đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quố phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt, bản thân tên gọi “Luật Biên phòng Việt Nam” là “chưa chính xác”.

“Vì phạm vi điều chỉnh có nhiều nội dung trùng với quy định của Luật Biên giới quốc gia, chưa đúng với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Luật Biên giới quốc gia có Chương III quy định cụ thể về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới (từ Điều 25 đến Điều 34)”, ông Võ Trọng Việt lý giải.

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị chỉ quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cho phù hợp với khoản 2 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia và trên cơ sở nâng Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng thành Luật.

Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và bà Federica Moreghini, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu ký Hiệp định FPA.  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đi châu Âu làm gì?

Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật đề xuất sửa tên “Luật Biên phòng Việt Nam” thành “Luật Bộ đội Biên phòng” hoặc “Luật Bộ đội Biên phòng Việt Nam” hoặc “Luật Lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam”.

Theo quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, việc xác định đúng tên Luật có ý nghĩa quyết định đến phạm vi điều chỉnh, nội dung của dự thảo Luật.

“Nếu giữ tên “Luật Biên phòng Việt Nam” cần quy định một cách tổng thể tất cả các vấn đề liên quan đến biên phòng theo hướng công tác biên phòng là một bộ phận của công tác quốc phòng, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia”, ông Việt phân tích.

Những điểm khác cần xem xét lại trong dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

Ngoài ra, theo ông Vũ Trọng Việt, nhiệm vụ này có sự tham gia của nhiều lực lượng ở khu vực biên giới và đã được quy định tại nhiều luật, đặc biệt là Luật Biên giới quốc gia, nên cần rà soát kỹ, đánh giá đầy đủ các chính sách, quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới để tránh chồng chéo và bảo đảm tính khả thi.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch  - Sputnik Việt Nam
Tướng Ngô Xuân Lịch: Giữ nguyên tên gọi Luật Lực lượng dự bị động viên là phù hợp

Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh nhấn mạnh, việc quy định Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ “phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật” tại khoản 3 Điều 15 là chưa phù hợp với Điều 67 Hiến pháp và khoản 1 Điều 26 Luật Quốc phòng, Điều 3 Luật Công an nhân dân. Quy định cán bộ, chiến sĩ BĐBP được quyền trưng dụng một số loại tài sản tại khoản 6 Điều 16 là chưa phù hợp với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

Khi trình về dự án luật, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm của khái niệm “nhiệm vụ biên phòng” làm cơ sở xác định cơ quan chủ trì và bổ sung nội dung quy định việc thực hiện nhiệm vụ biên phòng quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều này. Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng, để thực thi nhiệm vụ biên phòng và để thống nhất, tương xứng với quy định về nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, cần quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tất cả các lực lượng khác thực thi nhiệm vụ biên phòng như Công an, Hải quan.

Bên cạnh đó, về trang bị của bộ đội biên phòng, dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam quy định: Được trang bị máy bay, tàu thuyền, ô tô và phương tiện khác, các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, theo đại diện cơ quan thẩm tra luật, có ý kiến cho rằng, quy định trang bị máy bay là chủ trương lớn, nhằm xây dựng bộ đội biên phòng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại” nên đề nghị nghiên cứu kỹ để phù hợp với thực tế hoạt động của lực lượng này.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hội nghị an ninh quốc tế Moskva lần thứ V - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: “Bất luận hoàn cảnh nào cũng không để bất ngờ“

Đồng thời, cũng có quan điểm cho rằng, nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng (Điều 15) “kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định pháp luật” chồng chéo với thẩm quyền của hải quan (Luật Hải quan năm 2014), dễ gây hiểu là bộ đội biên phòng kiểm soát toàn bộ người, phương tiện, hàng hóa.

“Vì vậy đề nghị quy định cụ thể về đối tượng kiểm soát, cân nhắc cụm từ “nòng cốt” cho phù hợp với nhiệm vụ của các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng”, đồng chí Võ Trọng Việt lưu ý.

Mặt khác, đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật này cũng đề nghị rà soát lại quyền hạn của bộ đội biên phòng để bảo đảm tính thống nhất với Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Xử lý vi phạm hành chính, luật Phòng chống ma tuý, luật Phòng chống mua bán người, tránh hạn chế quyền con người, quyền công dân Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала