Chuyên gia: Các nước đang phát triển sẽ ít bị ảnh hưởng hơn do khủng hoảng

© AFP 2023 / Louisa GouliamakiTranh đồ họa trên đường phố Athens, Hy Lạp
Tranh đồ họa trên đường phố Athens, Hy Lạp - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
LONDON (Sputnik) - Nền kinh tế các nước đang phát triển có thể phải chịu hậu quả tiêu cực do khủng hoảng coronavirus ít hơn so với các nước phát triển, các nhà kinh tế tại cơ quan nghiên cứu Oxford Economics (OE) của Anh nhận định.

Theo dự báo của OE, sự suy giảm GDP của các nước đang phát triển vào cuối năm nay sẽ lên tới 6,2% so với mức giảm 8,6% ở các nước G7. Đồng thời, trong số các thị trường mới nổi, các quốc gia châu Âu sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Châu Âu đang bị đe dọa

Khách hàng đến thẩm mỹ viện ở Bruy-la-Buisiere sau khi giảm nhẹ chế độ kiểm dịch ở Pháp. - Sputnik Việt Nam
"Mối đe dọa vẫn còn nguyên". Người dân châu Âu thoát khỏi tự cách ly như thế nào?
“Các thị trường mới nổi, ngoại trừ các nước đang phát triển ở châu Âu, ít bị ảnh hưởng bởi các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất do giãn cách xã hội như bán lẻ, vận chuyển, khách sạn, ăn uống, nghệ thuật và giải trí”, - báo cáo cho biết.

Khi các hạn chế kiểm dịch được dỡ bỏ, nhu cầu về dịch vụ các ngành này sẽ phục hồi chậm hơn, vì chúng không quan trọng, nhưng nhìn chung, khả năng các nước phát triển khắc phục tác động của khủng hoảng ở các ngành khác có thể sẽ tốt hơn so với các nước đang phát triển, công ty cho biết.

“Việc nới lỏng hạn chế kết hợp với thị trường lao động linh hoạt hơn và các kế hoạch bảo vệ cho người lao động hiệu quả hơn, khiến cho người lao động ở các nền kinh tế tiên tiến chuẩn bị tốt hơn cho tình huống bình thường mới. Các nền kinh tế đang phát triển ở vị trí tồi tệ hơn để làm việc từ xa, là yếu tố giảm nhẹ chính”, – chuyên gia OE giải thích.
Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới tại Washington - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là câu chuyện thành công nhưng kinh tế đang ở ngã ba đường

Để chứng minh, các chuyên gia đã trích dẫn một nghiên cứu, theo đó khoảng 40% dân số lao động Mỹ có thể làm việc tại nhà thành công, trong khi ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, con số này chỉ là 27%, vì khả năng làm việc từ xa phụ thuộc vào trình độ giáo dục, cũng như sự phát triển công nghệ thông tin ở các nước này.

“Nói chung, mức độ mà COVID-19 ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố bên trong (cách ly, tâm lý nhà đầu tư) và các yếu tố bên ngoài (nhu cầu nước ngoài và dòng vốn), kể cả tác động thứ cấp tăng trưởng chậm ở các thị trường phát triển, căng thẳng tài chính và cú sốc đối với thương mại thế giới”, - các chuyên gia nói.

Đồng thời, OE không loại trừ khả năng sau đại dịch, các nhà đầu tư quốc tế sẽ chú ý nhiều hơn đến các thị trường đang phát triển, là khu vực đầy hứa hẹn để đầu tư.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала