Vì sao thoả thuận thương mại Mỹ-Trung lại hoá ra «không quan trọng» đối với Trump?

© REUTERS / Jonathan ErnstTổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa đã là chuyện «không còn quan trọng đến thế». Đó là tuyên bố của Trợ lý Tổng thống về các vấn đề kinh tế Larry Kudlow.

Theo lời ông này, thỏa thuận thương mại đạt được hồi tháng 1 hiện tại không thay đổi, tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ sẽ xét xem Bắc Kinh thực hiện nghĩa vụ của họ ra sao.

Sản xuất điện thoại thông minh Huawei. Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Sự gián đoạn mối quan hệ sản xuất với Trung Quốc không làm tăng vai trò của Mỹ trong thương mại thế giới

Trước đó, chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm không giấu rằng thỏa thuận thương mại cùng với Trung Quốc đóng vai trò chính trị quan trọng đối với Trump trong năm sẽ có cuộc bầu chọn vị Tổng thống kế tiếp của nươc Mỹ. Thực tế là mọi nỗ lực mà ê-kip Trump thi hành trong năm ngoái đã diễn ra theo mô hình «ép Trung Quốc đàm phán theo những điều kiện giao kèo có lợi nhất cho Hoa Kỳ». Như kết quả hồi tháng 1 đạt thỏa thuận «giai đoạn thứ nhất», Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong hai năm thêm 200 tỷ USD so với năm 2017, còn về phần mình Hoa Kỳ cần hủy bỏ hàng loạt lệ phí thuế quan.

Theo các điều khoản của giao kèo, cuộc đàm phán về «giai đoạn II» cần diễn ra tùy thuộc vào cách thức thực hiện «giai đoạn I» của thỏa thuận. Không ít chuyên gia Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng, trong tương quan đại dịch coronavirus, Trung Quốc sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ về mua sản phẩm Mỹ. Mặc dù trong thoả thuận thương mại có ghi điều khoản về điều kiện bất khả kháng (force majeure). Và một số chuyên gia Trung Quốc đã nhắc nhở rằng trong bối cảnh cuộc suy thoái kinh tế phát sinh bởi những tình huống bất khả kháng thì việc áp dụng điều khoản này là có cơ sở.

© AP Photo / Richard DrewTrợ lý Tổng thống về các vấn đề kinh tế Larry Kudlow
Vì sao thoả thuận thương mại Mỹ-Trung lại hoá ra «không quan trọng» đối với Trump? - Sputnik Việt Nam
Trợ lý Tổng thống về các vấn đề kinh tế Larry Kudlow

Dù sao chăng nữa, Trung Quốc vẫn đang cố gắng thực hiện thỏa thuận một cách nghiêm túc. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, doanh số bán ngô và thịt lợn của Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp 8 lần, bông tăng gấp ba lần so với mức năm 2017. Việc cung cấp mặt hàng đậu nành cho Trung Quốc đã tăng 1/3. Nhìn chung, theo dữ liệu của  S&P Global Market Intelligence, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang CHND Trung Hoa là 21,2 tỷ USD trong quý I, có thấp hơn so với kế hoạch ban đầu. Nhưng làm hỏng bức tranh số liệu thống kê, về cơ bản là các nhà năng lượng, đặc biệt là khí hoá lỏng LNG. Để đáp ứng tất cả những điều kiện nghiêm ngặt về khối lượng giá, có tính đến hiện thực giá dầu tuột dốc, Trung Quốc phải mua từ Mỹ khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày – tức là toàn bộ khối lượng xuất khẩu dầu hàng ngày của Hoa Kỳ. Đương nhiên, như vậy là không thể ngay cả trong điều kiện bình thường, chứ không nói gì đến tình huống khi hoạt tính sản xuất ở Trung Quốc đã rơi xuống mức tối thiểu trong hầu như toàn bộ quý I.

Nhà máy lọc dầu Los Angeles - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ có thể mất nguồn cung dầu thô nội địa

Bất kể quan hệ giữa hai nước Trung-Mỹ tiếp tục xấu đi, Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cam kết. Thậm chí trong báo cáo thường niên của Thủ tướng CHND Trung Hoa Lý Cường đã dành đoạn dành riêng nói rằng Trung Quốc sẽ huy động nỗ lực tối đa để nhất quán thực hiện thỏa thuận «giai đoạn I» với Mỹ. Thủ tướng Trung Quốc còn kêu gọi cả doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức tài chính cùng định hướng vào những mục tiêu này. Trong bối cảnh năm nay một số chỉ tiêu quan trọng nhất, trong đó có mức tăng trưởng GDP, hoàn toàn không thấy nêu trong báo cáo, và bản thân báo cáo khá ngắn gọn, thì việc đề cập chi tiết về thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể là tín hiệu rõ ràng, nhắn nhủ rằng chính quyền Trung Quốc coi trọng việc thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nhưng bây giờ cố vấn kinh tế của Trump tuyên bố rằng giao kèo này không đóng vai trò to lớn gì đối với Tổng thống Mỹ, bởi dường như ông Trump rất bực Trung Quốc vì coronavirus và những vấn đề khác. Thế mà tất cả đều nhớ rằng thoả thuận này từng có tầm quan trọng đến thế nào đối với Trump. Một số nhà phân tích Mỹ khi ấy thậm chí còn bày tỏ lo ngại rằng Trump sẽ chấp nhận giao kèo gây bất lợi cho Hoa Kỳ chỉ để chính thức ký được văn bản. Tại sao lúc này mọi thứ thay đổi? Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Vương Vĩ (Wang Yiwei), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Nhân dân (Bắc Kinh, Trung Quốc), nói rằng Trump chỉ theo đuổi một mục tiêu: tái đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống mới. Do đó, trong chính sách của ông ta bộc lộ sự thiếu nhất quán như vậy.

Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ thừa nhận cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc
«Trump rất dễ thay đổi và không thể lường trước, ông ta là doanh nhân truyền thống kiêm chính trị gia. Sự thay đổi lập trường của Trump hiện tại gắn liền với những vấn đề kinh tế nội bộ. Đồng thời, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc không những không đạt tới các mục tiêu mà Trump đề ra - đưa sản xuất về Hoa Kỳ và giảm bất cân bằng thương mại. Cuộc chiến đó chỉ khoét sâu  thêm những vấn đề đang hiện hữu. Và kết quả là kinh tế Mỹ đang suy thoái. Còn Trung Quốc vẫn như trước cố gắng thực hiện cam kết thỏa thuận «giai đoạn I» và sẵn sàng thực hiện những bước đi thực tế để tăng mua hàng hóa tương ứng của Hoa Kỳ, ngay cả khi tình hình đất nước đang có khó khăn do đại dịch. Nhưng thâm hụt thương mại với Trung Quốc vẫn gia tăng. Và xếp hạng uy tín của Trump thì giảm. Do đó, bây giờ Trump đối mặt với nhiệm vụ cấp bách: phải khẩn trương đổ lỗi cho ai đó để cứu vãn chỉ số uy tín của mình và tạo ra những chủ đề mới cho tranh biện. Nhìn chung có thể nói rằng tình hình trong nền kinh tế Mỹ và những thay đổi trên thế giới đang khiến Washington rất lo lắng».
© AP Photo / Damian DovarganesTình nguyện viên phát quần áo sạch miễn phí cho người vô gia cư tại Los-Angeles
Vì sao thoả thuận thương mại Mỹ-Trung lại hoá ra «không quan trọng» đối với Trump? - Sputnik Việt Nam
Tình nguyện viên phát quần áo sạch miễn phí cho người vô gia cư tại Los-Angeles

Tại thời điểm này Hoa Kỳ  là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất vì dịch bệnh COVID-19, đứng thứ nhất thế giới tính theo tổng số ca nhiễm coronavirus (1,74 triệu người) và tử vong (102 nghìn người). Theo dự báo của ông Jerome Powell đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ  năm nay có thể lên mốc  đỉnh 25%. Trong quý II, cũng theo theo FED, kinh tế Hoa Kỳ có thể sụp đổ đến 20-30%. Hiện vẫn còn khó dự đoán kết quả của cả năm, nhưng phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng sơ đồ tăng trưởng sẽ là tiêu cực.

Người biểu tình cờ Mỹ ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: bằng cách can thiệp vào vụ Hương Cảng, phương Tây cố gắng làm suy yếu kinh tế Trung Quốc

Trong điều kiện như vậy, vị thế của Trump ngày càng trở nên chao đảo bấp bênh: bởi về cơ bản nhưng tuyên ngôn hùng biện tranh cử chính của ông ta xây dựng dựa trên việc giải quyết những vấn đề kinh tế nội bộ và đảm bảo chỗ làm việc cho cư dân Mỹ. Thật khó để làm nước Mỹ một lần nữa trở thành vĩ đại với mức GDP giảm  sút 1/3.

Để đánh lạc hướng cộng đồng xã hội Mỹ khỏi những vấn đề nội bộ, chính quyền Hoa Kỳ đang ráo riết sử dụng chủ đề «mối đe dọa từ bên ngoài». Chính vì thế các cơ quan tình báo Mỹ cùng với đại diện giới tinh hoa chính trị ở Washington ra sức tìm kiếm «cơ sở» chứng minh «sự rò rỉ coronavirus» hoặc là «nguồn gốc nhân tạo» của dịch bệnh COVID-19. Nhưng tất cả những mưu toan thiếu bằng chứng này không tìm thấy sự ủng hộ ngay cả của các đồng minh truyền thống thân cận nhất của Hoa Kỳ, chứ đừng nói đến phần còn lại của thế giới. Và liệu có đáng chăng phí tổn năng lượng cho việc này bây giờ, thay vì tập trung đoàn kết chống đại dịch, khôi phục kinh tế và đưa cuộc sống trở lại nếp bình thường? Những vấn đề hiện thực đời sống của mỗi gia đình riêng biệt đang khiến các cử tri Mỹ lo lắng nhiều hơn là «mối đe dọa địa chính trị» giả tưởng mù mờ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала