Coronavirus biến đổi mô hình giáo dục và khoét sâu «bất bình đẳng kỹ thuật số»

© REUTERS / Jonathan Ernst Sinh viên Mỹ.
Sinh viên Mỹ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại dịch coronavirus đã gây tác động đến tiến trình giáo dục. Hàng loạt các trường đại học hàng đầu dự định tiếp tục nếp dạy-học từ xa dành cho sinh viên cả sau khi dịch bệnh chấm dứt. Cơ sở đầu tiên công bố chuyển sang chế độ đào tạo online đến mùa hè năm 2021 là trường Cambridge, tiếp đó là ĐHTH Manchester.

Nhiều tổ chức giáo dục đại học khác trên thế giới đang ngả về giải pháp tương tự. Trong khi đó, giữa các chuyên gia cũng như giảng viên và sinh viên không có sự đồng nhất quan điểm về cách thức truyền thụ kiến thức từ xa. Mời các bạn cùng Sputnik thử phân tích những ưu và nhược điểm của hình thức giáo dục-đào tạo trực tuyến online.

Trường đại học chuyển sang chế độ online

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cho học sinh cả nước nghỉ hết tháng 2
«Trong tương quan đại dịch, trong suốt năm học mới, tại Đại học Cambridge sẽ huỷ bỏ tất cả những giờ lên lớp với sự hiện diện của đông đủ sinh viên trên giảng đường. Tất cả sẽ chỉ tiếp cận được trong chế độ online-trực tuyến. Ngoại lệ duy nhất trong khi tuân thủ quy định giãn cách xã hội chỉ có thể là giờ học với số lượng người tham gia hạn chế», - đó là thông báo của nhà trường.

Ban lãnh đạo trường hứa rằng sắp tới sẽ thông báo chi tiết hơn cho toàn thể sinh viên Cambridge về những giờ học này, thời khoá biểu và số lượng sinh viên được phép tham dự.

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhCoronavirus biến đổi mô hình giáo dục.
Coronavirus biến đổi mô hình giáo dục và khoét sâu «bất bình đẳng kỹ thuật số» - Sputnik Việt Nam
Coronavirus biến đổi mô hình giáo dục.

Ở Hoa Kỳ, hiện chưa có quyết định về hình thức đào tạo tiếp theo. Tuy nhiên ĐHTH Milwaukee ở bang Wisconsin từ sớm đã chuyển một phần chương trình giáo dục sang chế độ online.

Tại Nhật Bản, hầu như tất cả các trường đại học đều đã chuyển sang dạy và học từ xa, - theo tin đưa của tờ «Toyo Keizai». Các giờ học được tổ chức theo dạng seminar-web hội thảo trực tuyến trong thời gian thực, ví dụ, trên cơ sở «Zoom» hoặc «Google Meet», hoặc dưới dạng tệp video mà các sinh viên có thể xem vào lúc nào thuận tiện, gửi kèm theo là các bài tập nhất định cụ thể.

Hội nghị video. - Sputnik Việt Nam
Giá trị vốn hóa thị trường của Zoom vượt quá 50 tỷ đô la

Quả thực, các giảng viên có băn khoăn về mức độ đảm bảo thiết bị phù hợp và truy cập Internet tại nhà của học trò.

Ở Nga, trong thời kỳ tự cách ly, các trường phổ thông và đại học đã làm việc 2 tháng trong chế độ từ xa. Các cơ quan hữu trách hiện chưa nói gì về việc gia hạn đào tạo trực tuyến, nhưng không loại trừ khả năng một số giờ học sẽ được chuyển sang chế độ online. Dành cho năm học mới trong các trường phổ thông, đã hoạch định hàng loạt khuyến nghị: xếp lớp không quá 15 học sinh, tất cả các giờ học cho mỗi lớp đều tiến hành trong một phòng, thời điểm vào học và giờ giải lao cho mỗi lớp sẽ khác nhau, cấm tổ chức mọi sự kiện công cộng và học thêm giờ theo nhóm. Về các trường đại học, thì ông Yaroslav Kuzminov Hiệu trưởng trường Kinh tế Cấp cao (HSE) tin rằng đại dịch coronavirus sẽ làm thay đổi lối tiếp cận tới giáo dục-đào tạo: định dạng lên lớp tại giảng đường đã lỗi thời sẽ được thay thế bằng khóa học online thuận tiện và cơ động.

Giáo dục-đào tạo trực tuyến: Học dễ, dạy khó

Dữ liệu từ cuộc khảo sát do đại học tư nhân Nga «Synergya» thực hiện từ ngày 12 đến 18 tháng 5 chứng tỏ rằng việc học trực tuyến dễ dàng hơn trong khi giảng dạy trực tuyến lại phức tạp hơn. Khoảng 58% sinh viên và 42% giảng viên cho biết họ dung hoà được cách làm việc trực tuyến. Phần lớn các sinh viên được hỏi không thấy có vấn đề gì khi chuyển sang học từ xa, còn các giảng viên thừa nhận rằng cách dạy mới gây khó cho họ. Nhận câu hỏi «Có gì không phù hợp đối với bạn trong chế độ online?», cả thầy và trò đều trả lời: «Ở nhà khó buộc mình làm việc vì nhiều yếu tố gây xao lãng» và «Ở nhà thiếu giao lưu sống động». Một số sinh viên nhận xét rằng học từ xa «dễ hơn», vì xuất hiện cơ hội cho bản thân tự lên kế hoạch học tập và có thêm thời gian rảnh. Mặt khác, liệu có thể đặt dấu bằng (=) giữa việc «học dễ hơn» và «nâng cao chất lượng đào tạo» hay chăng? Đây là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

© Fotolia / DragonImagesSinh viên Việt Nam
Coronavirus biến đổi mô hình giáo dục và khoét sâu «bất bình đẳng kỹ thuật số» - Sputnik Việt Nam
Sinh viên Việt Nam

Giáo dục-đào tạo chắc sẽ theo hình thức hỗn hợp

Trường đại học Trinity, Cambridge - Sputnik Việt Nam
Trường đại học tốt nhất trên thế giới sẽ không giảng bài trực tiếp trong năm học 2020-2021

Ở đâu đó điều này đã được thực hiện ngay từ bây giờ, còn trong tương lai gần, giáo dục đào tạo sẽ là hình thức kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến (online và offline), - theo quan điểm của bà Yulia Knyazhanskaya, Chủ nhiệm khoa Digital MBA tại Đại học online «Netologia».

«Chẳng nên lo lắng về giáo dục chính quy ngoại tuyến: chắc chắn hình thức này không diệt vong, bởi trực tuyến chưa thể thay thế hoàn toàn tất cả những công cụ giảng dạy trong học đường: đó là cả động lực và ý thức về sự hiện diện thực thể. Thêm nữa, bây giờ còn không ít người dùng mạng chưa đủ sẵn sàng cho sự thay đổi tổng thể về về định dạng giáo dục-đào tạo. Học tại nhà có nghĩa là từ bỏ khái niệm phổ biến đã hình thành về tiến trình học tập, mà đối với nhiều người, điều này hiện còn rất khó thực hiện. Thông thường hơn cả là các sinh viên cần có cố vấn, nhắc nhở, giải thích và cho lời khuyên. Rõ ràng, sự hiện diện của người thầy trên giảng đường có tác dụng động lực nhiều hơn là hình ảnh của chính giảng viên ấy qua video trong «Zoom». Tôi nghĩ rằng đa phần các dự án giáo dục sẽ trở lại với chế độ offline-ngoại tuyến. Hoàn toàn chắc chắn là không thể tiến hành giáo dục phổ thông nếu như không có giờ lên lớp chính quy. Nhưng những ai do hoàn cảnh đã thử nghiệm khả năng học tập trực tuyến, hẳn là sẽ đánh giá cao sự thuận tiện của hình thức này. Ví dụ, kiểm tra bài tập về nhà dễ hơn trong chế độ từ xa. Hay chẳng hạn các thành tố của giáo dục trực tuyến sẽ được ứng dụng cả trong lớp học ngoại tuyến toàn thời gian, còn việc giảng bài sẽ mang tính cá nhân hóa cụ thể hơn. Sự kết hợp giữa các công cụ học tập trực tuyến và ngoại tuyến chính quy truyền thống sẽ dẫn đến một định dạng lai-hỗn hợp, để việc thu nhận kiến thức trong những năm tới sẽ trở nên tổng quát hơn nữa…», - chuyên gia nhận xét.
Học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) học trực tuyến tại nhà. - Sputnik Việt Nam
Dạy học online phát hiện clip sex: Bộ Giáo dục và Đào tạo siết an ninh mạng

Nếu tóm tắt ưu và nhược điểm của việc học trực tuyến, thì những khía cạnh tích cực là ta có thể học bất cứ lúc nào và ở bất kỳ nhịp độ nào: luôn có thể xem lại bài giảng video vài lần và nghiên cứu kỹ các vấn đề phức tạp nhất. Có thể làm điều này mà không cần rời nhà hoặc ở bất cứ góc nào trên thế giới. Việc không nhất thiết phải đến trường mỗi ngày cũng là một điểm cộng khỏi bàn cãi đối với người khuyết tật hoặc yếu sức. Nguồn trực tuyến có sẵn hầu như tất cả sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn-tham khảo. Khi giảng dạy ở lớp truyền thống, người thầy khó có thể dành sự chú ý cho mọi học sinh, còn chế độ trực tuyến phù hợp cho cách tiếp cận cá nhân cụ thể.

Những nhược điểm của việc học trực tuyến là sinh viên thường phải tự nghiên cứu các tài liệu học tập một cách độc lập: như vậy đòi hỏi tính trách nhiệm và khả năng tự kiểm soát. Do thực tế là trong quá trình học từ xa, tiếp xúc cá nhân giữa các sinh viên với nhau và với giảng viên ở mức tối thiểu hoặc hoàn toàn thiếu vắng, cho nên hình thức đào tạo này ngăn cản sự phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc theo nhóm. Ngoài ra, học online gây khó cho đào tạo những chuyên ngành hẹp cần có giờ thực hành thực tập.

Học từ xa khoét sâu «bất bình đẳng kỹ thuật số»

Và còn thêm một điểm không kém quan trọng. Không mọi học sinh sinh viên đều có đủ các trang bị tiện ích và truy cập Internet cần thiết cho việc học từ xa. Tên gọi của vấn đề này là «sự bất bình đẳng kỹ thuật số», và nó được bàn đến ví dụ như trong bài viết của chuyên gia Pascal Vivier, người đứng đầu Hiệp hội giáo chức Pháp.

Сô gái Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Tại sao lại là nguy hiểm cho sinh viên nếu gác mọi thứ đến ngày mai

Theo lời ông, sự bất bình đẳng giữa trẻ em từ các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và cao hơn, so với trẻ em từ các gia đình kém sung túc, là tình trạng đã tồn tại từ trước. Bây giờ COVID-19 lại thêm vào sự bất bình đẳng này một yếu tố mới là kỹ thuật số. Nền tảng học vấn tốt được xem là tấm vé đáng tin cậy đảm bảo cho hành trình tương lai an toàn. Do «định mệnh» bất bình đẳng kỹ thuật số, mà nhiều trẻ em và thanh thiếu niên, cho dù cố gắng đến mấy, thì triển vọng tìm được vị trí tốt trong đời cũng vẫn đơn thuần là ít khả quan. Điều đó không chỉ là thực tế ở các nước hiện hữu phân hoá xã hội mạnh tạo khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, mà là với hầu hết các nước trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала