Nạn châu chấu sa mạc đe dọa: Việt Nam ứng phó thế nào?

© Sputnik / Alekseiy Kudenko / Chuyển đến kho ảnhChâu chấu
Châu chấu  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nạn châu chấu sa mạc tấn công, đe dọa an ninh nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở nhiều quốc gia châu Phi, khu vực Trung Đông, Nam Á hiện đang diễn biến hết sức phức tạp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã sẵn sàng kế hoạch ứng phó nếu châu chấu sa mạc đổ bộ, xâm nhập vào Việt Nam.

Trước nguy cơ đại dịch châu chấu sa mạc có thể tràn vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng, nêu ba phương án đối phó theo các mốc cảnh báo và đề xuất Bộ Quốc phòng dùng radar quân sự và máy bay phun thuốc tiêu diệt châu chấu.

Tình hình nạn châu chấu sa mạc trên thế giới

Ngày 2/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tình hình châu chấu sa mạc trên thế giới, khả năng ứng phó và các biện pháp sẵn sàng nếu dịch châu chấu xuất hiện ở Việt Nam.

Châu chấu sa mạc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ dùng rađar quân sự và máy bay phun thuốc ngăn châu chấu xâm nhập

Trước đó, ngày 13/3/2020 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn vản gửi Thủ tướng báo cáo tình hình châu chấu sa mạc đang bùng phát tại một số quốc gia Trung Đông, châu Phi, Nam Á và đề xuất kế hoạch ứng phó kịp thời.

Chính trong công văn mang số 1882 khi đó do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ký, báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hịch dịch bệnh châu chấu sa mạc đang hoành hành ở nhiều nước, cảnh báo nguy cơ lan tới Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trong công văn mới nhất ngày 2/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) dẫn thông tin mới nhất của Tổ chức Lương thực thế giới FAO cho hay, đàn châu chấu sa mạc trưởng thành đã di chuyển đến phía Bắc Ấn Độ.

Đến ngày 26/5/2020, đã có ít nhất một đàn châu chấu trưởng thành đã đến khu vực phía Đông Bắc Bhopal (thành phố ở miền Trung Ấn Độ). Phần lớn sự di chuyển của các đàn châu chấu sa mạc tại Ấn Độ trong thời gian qua có liên quan đến những đợt gió mạnh tạo ra bởi siêu bão Andama từ vịnh Bengal (một xoáy thuận nhiệt đới gây hại trên diện rộng lên khu vực phía Đông Ấn Độ và Bangladesh vào ngày 20/5/2020).

Theo các chuyên gia của tổ chức FAO, từ nay đến tháng 7/2020 dự kiến những đàn châu chấu ở phía Đông sa mạc Rajasthan có thể tiếp tục lây lan sang phía Bắc Ấn Độ và xa nhất đến thành phố Bihar and Orissa thuộc miền Trung Ấn Độ và sau đó di chuyển về phía Tây và trở lại sa mạc Rajasthan bởi sự thay đổi hướng gió mùa (trong tháng 7 hướng gió khu vực miền Trung và miền Nam Ấn Độ là gió Đông và Đông Nam).

Nhân viên y tế trước khi bắt đầu kiểm tra hành khách tại sân bay Sheremetyevo. - Sputnik Việt Nam
Cúm gia cầm, cúm lợn và dịch cúm mới. Đại dịch trong quá khứ đã dạy ta những gì?
Tham chiếu dữ liệu của FAO, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh, sự di chuyển của châu chấu sa mạc tại Ấn Độ sẽ chấm dứt trong tháng 7 do thời gian này đàn châu chấu bắt đầu ghép đôi, sinh sản và ít di chuyển.

Cũng theo FAO, những đàn châu chấu trưởng thành đang hình thành tại Ấn Độ ít có khả năng tiếp cận với miền Nam Ấn Độ, Nepal và Bangladesh.

Trong khi đó, ở Pakistan, châu chấu trưởng thành đang hình thành nhóm và những đàn châu chấu nhỏ tại khu vực sinh sản trong mùa xuân ở Tây Nam (bang Baluchistan) và sông Ấn (bang Punjab).

Covid-19  - Sputnik Việt Nam
Hết corona đến sốt xuất huyết, Việt Nam có nguy cơ dịch chồng dịch?

Riêng tại khu vực Đông Phi, tình hình hiện nay vẫn vô cùng đáng báo động. Ở Kenya, Ethiopia và Somalia đang tiếp tục phải đối mặt với một mối đe dọa chưa từng có với an ninh lương thực và sinh kế.

“Cho đến nay, tình hình châu chấu sa mạc vẫn diễn biến phức tạp, các đàn châu chấu di chuyển qua lại theo hướng gió nhưng nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam không cao”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ.

Theo đó, mặc dù nạn châu chấu đã xâm nhập vào Bắc Ấn Độ nhưng theo dự báo của FAO chúng sẽ di chuyển trở lại phía Tây Ấn Độ, về khu vực sa mạc Rajasthan vào tháng 7 tới.

Tình hình châu chấu tre lưng vàng ở Việt Nam

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cập nhật diễn biến tình hình châu chấu tre lưng vàng ở Việt Nam.

muỗi - Sputnik Việt Nam
Sau corona, Việt Nam đối mặt với virus Zika cực kỳ nguy hiểm do muỗi đốt

Theo đó, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2020 đến nay châu chấu tre lưng vàng đã phát sinh và gây hại diện hẹp trên tre, luồng, vầu tại 4 tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh với tổng diện tích nhiễm là 69 ha (cụ thể, Điện Biên 59 ha, Cao Bằng 4 ha, Sơn La 4 ha, Quảng Ninh 2 ha). Tại 3 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Quảng Ninh mật độ phổ biến 100 - 200 c/m2, cao 400 - 600 c/m2 , cục bộ tại Cao Bằng có nơi mật độ lên tới 1.000 c/m2.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ, diện tích xuất hiện châu chấu tre lưng vàng ở thời điểm hiện tại (tháng 5/2020) thấp hơn 176 ha so với cùng kỳ năm trước.

“Tuy nhiên, các địa phương đều chủ động phòng trừ châu chấu ngay từ khi mới nở nên hiệu quả phòng trừ cao”, Bộ này nhấn mạnh.

Việt Nam đưa vào giám sát đặc biệt nạn châu chấu xâm nhập

Được biết, sau khi có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập tức có chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật đưa châu chấu sa mạc vào đối tượng giám sát đặc biệt.

Virus Zika - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế Việt Nam lên tiếng báo động về virus Zika

Cơ quan của Bộ cho hay, hàng ngày đã bố trí cán bộ nắm thông tin châu chấu sa mạc lây lan, gây hại trên thế giới thông qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên trang tin điện tử chính thức của FAO cập nhật diễn biến các đàn châu chấu ở Trung Đông, Châu Phi, Nam Á để kịp thời báo cáo tình hình.

Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, đã rà soát các thuốc dự trữ quốc gia để đề xuất bổ sung thuốc dự trữ dập dịch châu chấu sa mạc (bao gồm cả châu chấu tre lưng vàng) nếu xảy ra dịch trên diện rộng.

Đồng thời, cơ quan này yêu cầu tiếp tục cập nhật kế hoạch phòng chống dịch châu chấu sa mạc theo các thông tin, tài liệu kỹ thuật thu thập được và qua các ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số 4934/BTC-HCSN ngày 22/4/2020 về việc báo cáo tình hình dịch châu chấu sa mạc đang bùng phát tại một số quốc gia và đề xuất kế hoạch ứng phó.

Ngoài ra, còn có công văn số 1282/BQP-TM ngày 13/4/2020 của Bộ Quốc phòng về việc tham gia ý kiến đối với đề xuất kế hoạch ứng phó của Bộ NN-PTNT về tình hình dịch châu chấu sa mạc đang bùng phát tại một số quốc gia.

Ba kịch bản ứng phó châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam

Trước nạn dịch châu chấu hoành hành, Bộ NN&PTNT tiếp tục theo dõi sát tình hình các đàn châu chấu di cư. Các cảnh báo về hướng di chuyển và gây hại của châu chấu sa mạc từ FAO và các nước có liên quan trong khu vực để chủ động các phương án phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả.

Khẩu trang coronavirus Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Bệnh coronavirus đang bắt đầu bị lầm lẫn với bệnh Dengue

Bộ NN&PTNT đã đề ra 3 mốc cảnh báo xa, gần và xâm nhập vào Việt Nam. Theo đó, cảnh báo xa là khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào phía Nam Ấn Độ, Banglades.

“Trong trường hợp này, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế với FAO cũng như với các quốc gia có chung đường biên giới để trao đổi thông tin thường xuyên, chính xác; thiết lập kênh thông tin với FAO, Trung Quốc, Ấn Độ để nhanh chóng nắm bắt thông tin khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào các quốc gia”, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Đồng thời, cơ quan này cũng nhấn mạnh sẽ theo dõi sát tình hình và các cảnh báo về hướng di chuyển, gây hại của châu chấu sa mạc để chủ động các phương án phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, Bộ xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật, phương tiện, phương pháp phun trừ châu chấu sa mạc.

“Khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Ấn Độ hoặc gần hơn là Banglades lập tức chuyển sang chế độ cảnh báo gần, cụ thể là khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Myanmar, Trung Quốc (Vân Nam) hoặc Lào”, Bộ NN&PTNT cho biết.

Trong trường hợp này, lập phương án thành lập Ban chỉ đạo phòng chống châu chấu sa mạc ở Trung ương và địa phương (các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc và Lào), cảnh báo, thông tin tuyên truyền rộng rãi về nhận biết châu chấu và biện pháp phòng chống.

Ngành nông nghiệp sẽ ứng dụng bản đồ gió theo thời gian thực xác định hướng di chuyển của đàn châu chấu để cảnh báo các địa phương, chuẩn bị nguồn lực để phòng chống châu chấu sa mạc, phương án bảo vệ con người và môi trường khi phun thuốc diện rộng.

“Làm việc với Bộ Quốc phòng về thiết bị phun thuốc và khả năng phát hiện châu chấu ở độ cao 2.000 m hoặc hơn, làm việc với Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương về nội dung này để sử dụng radar dân sự sẽ thuận lợi hơn”, Bộ NN&PTNT nêu biện pháp.

Trong trường hợp châu chấu xa mạc xâm nhập vào Việt Nam, mà không qua các nước kể trên thì lập tức chuyển sang phương án phòng, chống trực tiếp.

Cụ thể, Bộ NN&PTNT sẽ ra văn bản chỉ đạo phòng trừ châu chấu sa mạc, đồng thời báo cáo Thủ tướng, cảnh báo về châu chấu sa mạc trên toàn quốc, thông tin tuyên truyền rộng rãi về nhận biết châu chấu và biện pháp phòng chống.

“Khi đó sẽ lập tức thành lập Ban chỉ đạo phòng chống châu chấu sa mạc ở Trung ương do lãnh đạo Bộ là Trưởng ban và ở địa phương (các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, Lào hoặc tỉnh bị nhiễm châu chấu sa mạc) do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban. Trong trường hợp dịch trên diện rộng, khả năng phải huy động quân đội thì báo cáo Thủ tướng thành lập Ban chỉ đạo”, Bộ NN&PTNT cho hay.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, ngành sẽ huy động tối đa nguồn lực để phòng chống châu chấu sa mạc, xây dựng phương án bảo vệ hoa màu, tài sản tại chỗ cũng như sinh kế của người dân tại vùng bị châu chấu sa mạc xâm nhập, gây hại.

Công việc trong phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Tây Nguyên: Dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tiếp tục diễn biến phức tạp

Đối với châu chấu tre lưng vàng, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục bám sát tình hình phát sinh châu chấu non ở các địa phương để chỉ đạo phòng trừ sớm ngay từ khi châu chấu non mới nở.

“Từ tháng 6-7/2020, có khả năng châu chấu trưởng thành từ Lào di trú sang Việt Nam gây hại”, Bộ nhận định.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật phối hợp các địa phương vùng miền núi phía Bắc giám sát châu chấu di cư qua biên giới để phòng trừ sớm ngay khi châu chấu xâm nhập xuống cây trồng nông nghiệp.

Một số chế phẩm sinh học như nấm Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, Nucleo Polyhedrosis virus và nhân nuôi các loài bắt mồi ăn thịt (gà, vịt, chim) để quản lý châu chấu tre lưng vàng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) ngày 11/4/2020. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam chính là nước chiến thắng sau đại dịch Covid-19?

Dù nguy cơ nạn châu chấu xâm nhập Việt Nam là không cao, nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu làm biến đổi các nhân tố thời tiết khí hậu từ đó làm thay đổi quy luật phát sinh, phát triển các đối tượng dịch hại trong đó có châu chấu.

“Nếu để dịch châu chấu xảy ra sẽ gây ra thiệt hại vô cùng lớn. Vì vậy, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục giám sát châu chấu sa mạc với cường độ cao nhất và xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó không để bất ngờ trước dịch bệnh”, cơ quan này khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала