Tại sao trẻ em chết nhiều ở Yemen?

© AFP 2023 / Mohammed HuwaisBé gái Yemen đang chờ viện trợ nhân đạo ở Sana'a.
Bé gái Yemen đang chờ viện trợ nhân đạo ở Sana'a. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở Yemen, cứ sau 5 phút, một đứa trẻ qua đời. Bộ Y tế của Chính phủ cứu quốc gia Yemen đã công bố số liệu thống kê chính thức về số lượng lớn trẻ em tử vong ở đất nước này do hậu quả từ cuộc bao vây Yemen của liên minh Saudi.

Các chuyên gia nói với Sputnik điều này đang xảy ra tại khu vực của quốc gia, và liệu các quốc gia độc lập có thể cung cấp viện trợ hay không.

Ba vấn đề chính

Theo ghi nhận của Bộ trưởng Nhân quyền trong chính phủ của Tổng thống Hadi, ông Muhammad Askar, có 3 vấn đề lớn là nguyên nhân gây ra số lượng trẻ em tử vong cao ở Yemen.

«Trước tiên, sử dụng trẻ em là hiện tượng phổ biến ở Yemen. Người ta dùng trẻ em làm chiến binh. Theo đó, điều này dẫn đến cái chết của hàng ngàn trẻ em. Thứ hai, có rất nhiều bom mìn ở các vùng khác trên đất nước. Bị vướng mìn không phải là quân đội, mà chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Thứ ba, dịch tả, quét qua Yemen trong nhiều đợt. Bùng dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn trẻ em. Công việc chống bệnh lây nhiễm cực kỳ khó khăn, vì nó được coi là bệnh đặc trưng của đất nước, và thường xuyên đến sau một mùa mưa kéo dài», - ông nói.
© REUTERS / Khaled AbdullahMột người phụ nữ cùng các con gái của mình ở Sana'a, Yemen.
Tại sao trẻ em chết nhiều ở Yemen? - Sputnik Việt Nam
Một người phụ nữ cùng các con gái của mình ở Sana'a, Yemen.

Đồng thời, Bộ trưởng lưu ý rằng một số tổ chức cung cấp viện trợ nhân đạo cho trẻ em hoạt động ở Yemen. Đáng chú ý nhất trong số đó là WHO, Trung tâm Vua Salman của Ả Rập Xê Út, Lưỡi liềm đỏ và Tổ chức Cứu trợ Kuwaiti.

Đến lượt mình, chủ tịch Tổ chức Nhân quyền "Cứu trợ" Majid Oweis cho rằng lỗi chủ yếu là do dịch bệnh và mức tiếp cận tối thiểu với thuốc và tiêm chủng cho trẻ em.

«Những thảm họa nhân đạo trong 5 năm qua đã phát triển đến một quy mô rất nghiêm trọng. Một loạt các dịch bệnh bùng phát: dịch tả, sốt rét, sốt xuất huyết - và từng căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng ngàn nạn nhân. Hơn nữa, trong các khu vực dưới sự kiểm soát của Hussites, tỷ lệ tử vong cao hơn. Vì ở đó thường không nhận được loại thuốc nào cả. Tất cả các cơ sở y tế địa phương chỉ phục vụ những người Hussites bị thương», - nhà hoạt động nhân quyền nói.

100.000 trẻ em mỗi năm

Majid Oweis cũng nhấn mạnh rằng, theo số liệu của Bộ Y tế, tại các khu vực phía nam Yemen, hơn 100.000 trẻ em tử vong hàng năm do một số bệnh nguy hiểm chết người, nạn đói và vệ sinh kém.

© REUTERS / Khaled Abdullah Cậu bé cầm cuốn sổ trong sân của một trại trẻ mồ côi ở Sana'a, Yemen.
Tại sao trẻ em chết nhiều ở Yemen? - Sputnik Việt Nam
Cậu bé cầm cuốn sổ trong sân của một trại trẻ mồ côi ở Sana'a, Yemen.
«Những con số tương tự được xác nhận bởi UNICEF. Họ đã nhiều lần công nhận Yemen là quốc gia tồi tệ nhất đối với cuộc sống của trẻ em. Và tất cả điều này là kết quả của nền kinh tế bị hủy hoại và cuộc chiến đẫm máu, hiện giờ chưa nhìn thấy hồi kết. Họ đang giết chết tương lai của chính mình với quy mô đáng kinh ngạc», - nhà hoạt động nhân quyền nói.

Những con số thống kê gây sốc

Nuha Jahf, giám đốc điều hành của Tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ở Sana'a lưu ý rằng số liệu thống kê xác nhận 3.766 trẻ em tử vong mỗi năm. Thêm 3995 trẻ em khác bị thương mỗi năm do các vụ đánh bom của máy bay đồng minh.

© AFP 2023 / Essa AhmedTrẻ em tị nạn trong một trại dành cho những người di tản ở tỉnh Hajj, Yemen.
Tại sao trẻ em chết nhiều ở Yemen? - Sputnik Việt Nam
Trẻ em tị nạn trong một trại dành cho những người di tản ở tỉnh Hajj, Yemen.
«Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh do bệnh sởi, dịch tả, bạch hầu là rất cao. Nhiều trẻ chết vì đói. Ngoài ra, các trường hợp thai chết lưu đã trở nên thường xuyên hơn ở nước này — giống như một quy luật, trong các khu vực đã bị phá hủy hoàn toàn bởi chiến tranh. Tương ứng, ở đó có điều kiện mất vệ sinh hoàn toàn, việc sinh con là cực kỳ không an toàn. Tình hình tồi tệ hơn cả ở Sana'a và Al-Hodeida», - cô nói.
Jahf tiếp tục: «Ở Yemen, trẻ em về cơ bản không có quyền cơ bản của con người - quyền được sống. Họ chỉ đơn giản là không được cung cấp các điều kiện cần thiết cho việc này: không dinh dưỡng, cũng không có chăm sóc y tế. Họ thậm chí trẻ em không được giáo dục đến nơi đến chốn. Nhiều trẻ em không có cha mẹ và «không có mái che trên đầu» do các cuộc không kích. Ở Yemen, phần lớn, không có tuổi thơ. Không có cuộc sống ổn định và an toàn. Người lớn quá bận rộn với cuộc chiến để nghĩ về điều đó».
© AFP 2023 / Abdel Rahman AbdallahCậu bé Yemen tại bãi rác ở Sana'a.
Tại sao trẻ em chết nhiều ở Yemen? - Sputnik Việt Nam
Cậu bé Yemen tại bãi rác ở Sana'a.
Viện trợ nhân đạo đi đâu?

Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi về việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho Yemen từ các tổ chức quốc tế, một nhà hoạt động nhân quyền Yemen đã trả lời rằng họ hoàn toàn không nhận được.

«Các phương tiện truyền thông nói rằng Liên Hợp Quốc đang gửi viện trợ nhân đạo cho Sana'a. Và chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó. Phải, không một lần trong 5 năm, nó không có ở đây. Và làm thế nào nó sẽ được giao nếu Liên Hợp Quốc thậm chí không thể đạt được việc mở sân bay Sana'a để gửi những lô hàng như vậy? Và thông qua các dự án của Liên Hợp Quốc, nếu có sự giúp đỡ nào được phân bổ cho dân chúng, thì thật là khốn khổ. Hầu hết các khoản chi được phân bổ đều dành cho việc đào tạo đại diện của Liên Hợp Quốc và đảm bảo chức năng của nhiệm vụ. Hầu như không còn gì để được giúp đỡ thực sự. Vì vậy, chúng tôi buộc phải tự giúp mình», - Nuha Jahf kết luận.
© REUTERS / Khaled AbdullahMột cậu bé cầm cuốn sách trong phòng ngủ tại trại trẻ mồ côi ở thành phố Sana'a, Yemen.
Tại sao trẻ em chết nhiều ở Yemen? - Sputnik Việt Nam
Một cậu bé cầm cuốn sách trong phòng ngủ tại trại trẻ mồ côi ở thành phố Sana'a, Yemen.

Viện sĩ Yemen Ali al-Bahr đồng ý với quân diểm này, đồng thời bổ sung rằng ngay cả viện trợ hoặc tài trợ đến cũng thường bị các quan chức tham nhũng trong chính phủ phung phí chiếm dụng. Không còn gì dành cho dân thường.

«Đúng, chúng tôi biết rằng có một số lượng viện trợ nhất định, bao gồm cả tiền tệ, được phân bổ cho các cơ quan chính phủ. Nhưng nó chỉ đọng lại trong túi của các quan chức: người dân nhận được những «mẩu vụn» còn sót lại. Sự thiếu kiểm soát của các tổ chức quốc tế đối với viện trợ được phân bổ chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng thêm», - ông nói.

Theo thông báo của Liên Hợp Quốc, thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới được quan sát thấy ở Yemen: khoảng 24 triệu người đang rất cần sự giúp đỡ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала