Vì sao Thủ tướng không chấp thuận cho nghỉ lễ 5 ngày dịp Quốc khánh?

© Ảnh : Anh Tuấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại cuộc họp.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung Đã cho biết, đã báo cáo Thủ tướng về đề xuất nghỉ 5 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và không được chấp thuận.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê công bố, tính đến cuối tháng 4/2020, đại dịch Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động Việt Nam phải ngừng hay mất việc, kéo tỷ lệ lao động có việc làm của cả nước xuống mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Trong khi đó ngành du lịch Việt Nam cũng ước tính thiệt hại tới 7 tỷ USD do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh coronavirus.

4 lý do không đồng ý đề xuất cho người lao động nghỉ 5 ngày dịp 2/9

Sáng ngày 10/6, trả lời báo chí về đề xuất của Tổng Cục Du lịch cho người lao động nghỉ liên tiếp 5 ngày dịp Quốc khánh 2/9 để kích cầu du lịch sau thời gian dài khủng hoảng Covid-19, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, cá nhân ông hoan nghênh các sáng kiến, đề xuất của Tổng Cục Du lịch. Tuy nhiên, việc bố trí nghỉ liền 5 ngày dịp 2/9 phải cân nhắc kỹ lưỡng và tính toán nhiều chiều, đánh giá tác động toàn diện.

Lấy mẫu xét nghiệm virut SARS-CoV-2 cho người dân thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội).  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong hai ngày nghỉ lễ

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 10/6, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất trên.

“Chúng tôi hoan nghênh các sáng kiến, đề xuất này của Tổng cục du lịch. Tuy nhiên, việc chúng ta bố trí nghỉ việc 5 ngày liền vào dịp nghỉ lễ 2/9 thì cần phải xem xét rất kỹ và tính toán, đánh giá tác động nhiều chiều, đầy đủ và toàn diện”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra 4 lý do để không đồng ý với đề xuất này.

Đầu tiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, ngày 2/9 năm nay rơi vào giữa tuần, khoảng cách giữa tuần đó với các ngày nghỉ khá xa nhau do đó việc thực hiện hoán đổi hay nghỉ bù rất bất hợp lý.

Thứ 2, thời gian vừa qua Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội rất dài, người lao động cũng như học sinh đã phải nghỉ rất nhiều.

“Đây là thời điểm mà chúng ta phải thữ hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, nhưng phải tập trung rất cao để khôi phục sản xuất, khôi phục thị trường lao động. Mà muốn như vậy phải tập trung rất cao để phát triển sản xuất, để tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẳng định, thời điểm này vừa phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, vừa phải ưu tiên tối đa cho việc phục vụ sản xuất, phát triển, tăng trưởng kinh tế để rút ngắn khoảng cách mà chúng ta đã phải thực hiện các biện pháp hạn chế do phải thực hiễn giãn cách xã hội.

Lý do thứ 3, theo Bộ trưởng Dung, Việt Nam có khoảng 55 triệu người đang trong diện lao động, theo Bộ Luật lao động hiện hành và các quy định pháp luật thì thì việc nghỉ bù hay giãn cách, hoán đổi ở khu vực doanh nghiệp, do chủ sử dụng lao động quyết định, xem xét thực hiện.

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết không đưa người lao động đi nước ngoài bằng mọi giá

Còn lại khu vực công chức, viên chức và người lao động, Chính phủ với tư cách là chủ sử dụng lao động sẽ xem xét quyết định này.

“Như vậy, nếu như chúng ta có quyết định thì số lượng người được nghỉ cũng chỉ khoảng 2 triệu người. 2 triệu so với 55 triệu thì đó là con số rất nhỏ nhoi, chỉ khoảng 4-5% không đáng kể gì so với 55 triệu lao động cả. Như vậy ảnh hưởng, tác động nó cũng không quá lớn cho việc phát triển kinh tế và du lịch”, ông Đào Ngọc Dung phân tích.

Và yếu tố thứ 4, dịp nghỉ lễ 2/9 chúng ta cũng lưu ý một việc là từ các ngày 3, 4, 5/9, thông thường chúng ta phải có một ngày là ngày đưa trẻ đến trường, ngày khai trường.

“Vì vậy, nếu như chúng ta tổ chức nghỉ suốt từ 2 đến hết ngày mùng 5 thì chắc chắn học sinh cũng khó có thể tham gia việc này, vì các em vẫn phải đến khai trường, các trường vẫn phải tiếp tục, do đó, chắc chắn là khó có thể có chuyện, các ông bố, bà mẹ đi du lịch, còn để con ở nhà”, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH phân tích.
“Vì vậy, tôi cho rằng việc chúng ta giữ hoạt động này chính là để cho các ông bố, bà mẹ chăm lo cho con cái, chuẩn bị sách vở cùng với con cái và đưa con đến trường”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phân tích.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, với những lý do rất căn bản như vậy thì quan điểm của Bộ là không tán thành và quan điểm của cá nhân Bộ trưởng cũng không tán thành đề xuất này.

Chốt lại, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có báo cáo  các đồng chí lãnh đạo và Thủ tướng Chính phủ để báo cáo, Thủ tướng đã đồng ý với báo cáo của Bộ là sẽ không nghỉ 5 ngày như Tổng cục Du lịch đề xuất.

“Tôi cho rằng với những lý do rất căn bản như vậy thì quan điểm của Bộ có lẽ không tán thành và tôi cũng không tán thành đề xuất này. Tôi đã báo cáo vấn đề này với các đồng chí lãnh đạo và Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất của tôi”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ.

Ngành du lịch Việt Nam thê thảm vì Covid-19?

Trước đó, tại buổi làm việc với Sở Du lịch TP.HCM ngày 8/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết đã có nhiều doanh nghiệp đề xuất Chính phủ nghiên cứu xem xét khả năng kéo dài các kỳ nghỉ lễ trong năm 2020 nhằm kích cầu du lịch hậu Covid-19.

Cây Cầu Vàng Bà Nà Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Hình mẫu thành công: Nhìn vào Việt Nam sẽ thấy tương lai du lịch thế giới

Cụ thể, theo lãnh đạo ngành du lịch đề xuất Chính phủ kéo dài kỳ nghỉ lễ 2/9 thêm bốn ngày để kích cầu du lịch sau Covid-19. Tổng cục trưởng Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho hay, ngày 2/9 vào thứ tư, nhiều địa phương thấy có thể kéo dài kỳ nghỉ đến hết tuần nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh và hưởng ứng phong trào kích cầu du lịch nội địa. Đây cũng là đề xuất của hơn 30 doanh nghiệp du lịch trong cuộc làm việc ngày 3/6 với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Theo Tổng Cục Thống kê, tính đến cuối tháng 4/2020, đại dịch Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động Việt Nam phải ngừng hay mất việc, kéo tỷ lệ lao động có việc làm của cả nước xuống mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Toàn cảnh thung lũng Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn nhìn từ trên cao. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tập trung sức làm du lịch nội địa trước
Riêng ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 7 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2020, ngành du lịch chỉ đón 3,7 triệu lượt du khách quốc tế, đa phân đều trong quý I. Tháng 4, 5 hầu như không có khách, giảm 50% so với cùng kỳ. Có 16 triệu lượt khách nội địa, giảm hơn 60%. Tổng thu toàn ngành giảm 47,4%.

“Sau khi cho phép mở cửa lại thì đã tăng tốt. Nhưng tình hình chung du lịch cả nước cũng thê thảm”, Tổng Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh thông tin.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, hoạt động kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” trong thời gian vừa qua đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các hãng hàng không, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành.

Số liệu đánh giá tình hình du lịch kể từ khi Việt Nam bước sang trạng thái bình thường mới cho thấy các hoạt động du lịch trong nước cơ bản đã phục hồi, đặc biệt là du lịch biển.

Tranh cãi việc kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh để kích cầu du lịch

Như Tổng Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đã đề cập hôm 8/6 rằng đại diện nhiều doanh nghiệp bày tỏ sẵn sàng cho phép người lao động nghỉ dài ngày để kích cầu du lịch, mua sắm.

Khách du lịch lưu lại những khoảnh khắc đẹp với Sen quê Bác - Sputnik Việt Nam
Du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ hậu Covid-19?

Đơn cử như Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phong Phú Phạm Xuân Trình cho rằng, hiện nay các đơn hàng của doanh nghiệp dệt may cũng chưa nhiều. Đa phần hoạt động phục vụ cho nội địa nên đây cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi, du lịch và mua sắm trong nước. Sức tiêu thụ hàng hóa dệt may trong nước sẽ có nhiều chuyển biến hơn. Nhờ đó, các doanh nghiệp ngành này cũng được hưởng lợi từ việc kích cầu trên.

Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, các năm trước cũng có lúc doanh nghiệp nghỉ 3-5 ngày trong dịp lễ 2/9. Và khi đó, doanh nghiệp đã lên kế hoạch sắp xếp làm bù để mọi người có cơ hội nghỉ dài ngày và có thời gian mua sắm, du lịch cũng như tái tạo sức lao động.

Đồng quan điểm, một lãnh đạo trong ngành chế biến thực phẩm ở TP HCM cho rằng, sản lượng hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp đang khá dồi dào nên việc cho công nhân nghỉ làm 5 ngày không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.

Năm nay dịp 2/9 cho nghỉ 5 ngày là đúng thời điểm để kích cầu du lịch sau thời gian dài dịch bệnh. Ngoài ra, đây cũng là cách để người tiêu dùng mua sắm và chi tiêu nhiều hơn. Khi đó, doanh nghiệp của bà cũng được hưởng lợi.

Tuy nhiên, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh thì phản đối đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ 2/9. Ông Sinh cho hay, theo quy định, việc nghỉ bù hay đổi ngày nghỉ khu vực doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp quyết định.

Khách du lịch Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Khách du lịch Trung Quốc sẽ ồ ạt sang Việt Nam sau đại dịch Covid-19?

Ông Đỗ Văn Dinh cho rằng, vừa qua sản xuất đã đình trệ, chủ doanh nghiệp cần lực lượng lao động để khôi phục sản xuất, giờ lại cho nghỉ kéo dài là không hợp lý ở góc độ sản xuất.

“Đề xuất kéo dài ngày nghỉ 2/9 là phi kinh tế trong bối cảnh hiện nay”, ông Đỗ Văn Sinh nói.

Về đề xuất này, Chủ tịch Trung tâm Thông tin Kinh tế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI Vũ Tiến Lộc trao đổi trên VnExpres cũng phản đối. Ông Lộc cho hay, sau thời gian dài nghỉ giãn cách xã hội vì Covid-19, người lao động cũng muốn làm việc để có thu nhập. Về phía doanh nghiệp, họ cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, kết nối các chuỗi giá trị và giành lại thị trường đã mất sau thời gian dài đình trệ vừa qua. Các doanh nghiệp khu vực sản xuất đều đang gồng mình để cố gắng trụ vững sau dịch.

“Thậm chí giờ nếu kéo dài thời gian nghỉ lễ 2/9 thì doanh nghiệp có thể gặp thêm khó khăn về quỹ lương phải trả cho người lao động. Đã khó khăn lại càng thêm khó”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo VCCI, trong đại dịch, du lịch là ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, khó khăn nhất, việc tìm giải pháp kích cầu tăng trưởng trở lại là cần thiết. Tuy nhiên, dù biện pháp cứu du lịch như thế nào đi nữa thì cũng không nên làm ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác.

“Rất cần cân nhắc về biện pháp kích cầu này trong mối tương quan chung với các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế”, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала