Việt Nam phát triển kinh tế như siêu sao Cristiano Ronaldo đá bóng

© AP Photo / Martin MeissnerCristiano Ronaldo
Cristiano Ronaldo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam phát triển kinh tế mạnh mẽ như Ronaldo chơi bóng đỉnh cao. Hiện tại, Việt Nam được coi là ngôi sao sáng trong phát triển kinh tế khi giữ vững vị trí nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới trong suốt thập niên vừa qua.

Việt Nam cũng được dự đoán là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới năm 2020.

Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam Jacques Morisset, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất nhanh, mạnh mẽ và là một ngôi sao đang lên của kinh tế thế giới, giống như Ronaldo thời còn trẻ ở đỉnh cao thể lực và phong độ thi đấu. Nhưng nếu tăng trưởng quá nhanh, Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương và cần những thay đổi chiến lược thông minh hơn.

Kinh tế Việt Nam và Cristiano Ronaldo có điểm gì chung?

Nhà kinh tế trưởng và lãnh đạo chương trình của Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB) tại Việt Nam Jacques Morisset vừa có bài phân tích rất thú vị về quá trình phát triển, xây dựng đất nước, vượt đói nghèo, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và khẳng định vị thế ngôi sao đang lên của thông qua bài viết “Việt Nam và Cristiano Ronaldo có điểm gì chung?” đăng trên cổng thông tin điện tử của Viện Nghiên cứu Brookings hôm 9/6.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp phân vùng quy hoạch. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ có 7 vùng kinh tế? Không để thành câu lạc bộ vui vẻ

Trong bài viết của mình, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhiều năm qua, Cristiano Ronaldo được biết đến với khả năng kỹ thuật điêu luyện, lối chơi bóng tinh hoa và thể lực thi đấu phi thường.

Khi chơi cho “Quỷ Đỏ” Manchester United, siêu sao bóng đá hàng đầu thế giới này luôn hoạt động rộng trên khắp mặt sân, sở hữu nhiều pha bứt tốc từ sân nhà đến vòng cấm của đối phương, khôn ngoan rê bóng qua nhiều cầu thủ đội bạn và ghi bàn khéo léo.

Hiện, ở tuổi 35, Ronaldo vẫn có thể nhẹ nhàng ghi ba bàn trong một trận đấu mang tính chất quyết định bởi vì cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha này đã học được cách ở chọn đúng nơi, trúng điểm rơi của bóng và đúng thời điểm. Ngày nay, Ronaldo vẫn là một trong những cầu thủ bóng đá hàng đầu thế giới với sức mạnh không thể phủ nhận, chinh phục trái tim người hâm mộ môn thể thao Vua bằng cách thích nghi với điều kiện, nhịp độ trận đấu và điều chỉnh lối chơi, kỹ thuật cá nhân phù hợp với từng đối thủ.

“Trên thế giới, Việt Nam cũng được coi là một ngôi sao trong phát triển kinh tế. Việt Nam không chỉ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai toàn cầu trong suốt thập kỷ qua, mà còn tìm cách xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực, từ mức 53% năm 1992 xuống dưới 2% vào năm 2018”, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận xét.
“Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất nhanh, giống như Ronaldo thời còn trẻ ở đỉnh cao thể lực và phong độ thi đấu”, ông Jacques Morisset nhấn mạnh.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không thay đổi mô hình kinh tế và bước sang giai đoạn phát triển mới
Vị chuyên gia của WB cũng chỉ ra hàng loạt lý do giúp Việt Nam trở thành hình mẫu thành công, gây ấn tượng đối với thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế kỷ lục như trong thời gian qua.

“Dân số Việt Nam trẻ, năng động, ham học hỏi, hăng say làm việc. Thêm vào đó, nhiều ngành sản xuất đã được thúc đẩy bởi những làn sóng toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, đại diện WB nêu rõ.

Trong một bài viết mới đây, ông Jacques Morisset đã lý giải cách thức quản lý chính sách phát triển thông minh của Việt Nam được thể hiện cụ thể và đem lại thành công đáng ghi nhận trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch COVID-19.

“Như đã phân tích, với những gì đã đạt được thời gian qua, Việt Nam hiện đang được dự đoán là một trong những quốc gia tăng trưởng và phát triển nhanh nhất thế giới năm 2020”.

Tăng trưởng quá nhanh, kinh tế Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương?

Nhìn về tương lai phía trước, cũng giống như Ronaldo ở tuổi 35, nền kinh tế Việt Nam có lẽ sẽ khó có thể bứt tốc nhanh hơn.

“Nhiều động lực tăng trưởng truyền thống bắt đầu tăng trưởng chậm lại và dự kiến sẽ còn giảm sâu hơn nữa trong tương lai”, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam nhận định.

Theo ông Jacques Morisset, lợi thế nhân khẩu học với cơ cấu dân số vàng của Việt Nam đang mờ nhạt khi nguy cơ già hóa dân số dần trở nên rõ nét hơn ngay trước mắt.

Sản xuất khăn các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam săn đại bàng: Bao giờ thu nhập đuổi kịp thế giới?

Động lực tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ gặp khó khăn hơn để duy trì đà bứt phá khi trên thế giới đang ngày càng phổ biến xu thế khép kín, đóng cửa minh chứng chứng là sự chậm lại của dịch chuyển vốn và thương mại toàn cầu.

Lợi thế nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào của Việt Nam sẽ không còn đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nữa khi xu thế tự động hóa khiến họ chuyển hoạt động sản xuất về chính quốc để cắt giảm chi phí trung gian.

“Khi vượt đà tăng trưởng quá nhanh, Việt Nam trở nên dễ bị tổn thương hơn với những rủi ro về môi trường.  Một trong những tài nguyên quý báu nhất của quốc gia, như những cánh rừng bạt ngàn hay vùng đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ đang mất đi hay dần xuống cấp. Các đô thị ở Việt Nam cũng đang trở nên ô nhiễm nặng nề”, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới khẳng định.

Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới tại Washington - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là câu chuyện thành công nhưng kinh tế đang ở ngã ba đường
Với tất cả những lý do đã phân tích, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam có tiêu đề “Vibrant Vietnam – Việt Nam năng động” khuyến khích các nhà hoạch định chính sách của đất nước đặt hiệu quả kinh tế và năng suất lao động lên hàng đầu. Đồng thời, coi đây là trung tâm, điểm “cốt tử” của chiến lược phát triển trong thời gian tới.

“Việt Nam không thể chỉ tìm cách tăng trưởng nhanh hơn, mà quan trọng phải là phát triển tốt hơn. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nguồn lực của quốc gia một cách thông minh nhất, nhờ đó các doanh nghiệp trở nên năng động hơn, kết cấu hạ tầng đạt hiệu suất cao hơn, người lao động có tay nghề cao hơn, và môi trường trở nên có khả năng chống chịu hơn với biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động của con người”, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam nêu rõ.

Điều Việt Nam cần làm để thành ‘Ronaldo’ trong nền kinh tế thế giới?

Theo ông Jacques Morisset, việc lấy năng suất làm điểm cốt lõi – nói thì dễ nhưng làm thì lại vô cùng khó vì quá trình này sẽ đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi tư duy.

“Ngoài những khuyến nghị thông thường nhưng quan trọng để cải thiện thực tế ứng dụng công nghệ, thông qua phát triển nền kinh tế số và tăng cường kỹ năng lao động, thì còn cần phải thay đổi tư duy”, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.

Cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã làm phẳng đường cong Covid-19: Kinh tế sẽ ngược dòng ngoạn mục
Đầu tiên, Việt Nam cần giảm sự tập trung vào tăng sản lượng mà đầu tư nhiều hơn cho quá trình phân bổ tối ưu hóa nguồn nhân lực và tài chính cho các công ty, doanh nghiệp năng động nhất.

“Các cơ quan chức năng của Việt Nam nên giảm bớt rào cản tham gia vào thị trường trong nước đối với nhà đầu tư đặc biệt là những người sẵn sàng mang kiến ​​thức và công nghệ mới. Thực tế, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà trong nhiều lĩnh vực”, chuyên gia của WB nêu rõ.

Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nhất được rút khỏi thị trường bằng cách hiện đại hóa và đẩy nhanh thủ tục phá sản (chỉ số này Việt Nam hiện xếp hạng 133 trên 190 nền kinh tế khảo sát trong Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2020).

“Đây là lĩnh vực không phải ai cũng lưu tâm”, ông Jacques Morisset lưu ý.

Thứ hai, chính phủ nên chuyển trọng tâm từ việc tăng tiếp cận những dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản sang khuyến khích hành vi có trách nhiệm.

“Vì hầu hết người Việt Nam hiện có quyền truy cập vào các dịch vụ này, do đó, thay vì phải “trợ giá” như trước kia, Việt Nam nên điều chỉnh chính sách thuế với phí cung ứng để tăng hiệu quả cũng như giảm lãng phí và hạn chế ô nhiễm”, đại diện Ngân hàng Thế giới phân tích.

Tất nhiên, theo Jacques Morisset, chính sách như vậy cần được triển khai từng bước một cách hợp lý, vừa bảo vệ cho các nhóm dễ bị tổn thương vừa giảm thiểu được sự phản đối của các nhóm lợi ích.

Bước chuyển chính sách sẽ tiết kiệm đáng kể ngân sách để dành nguồn lực cho những ưu tiên khác, bao gồm giáo dục sau trung học, đây là lĩnh vực mà Việt Nam đang đi chậm hơn các đối thủ cạnh tranh.

Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Họp Quốc hội Việt Nam: Biển Đông, thắng lợi Covid-19, EVFTA và tăng trưởng kinh tế
Vài năm trước, Cristiano Ronaldo đã nhắc nhở giới thể thao rằng “tôi muốn liên tục chơi bóng thật tốt và giành nhiều danh hiệu đỉnh cao trong sự nghiệp. Tôi chỉ mới bắt đầu”.

Ngay từ khi bắt đầu, ngôi sao bóng đá hàng đầu thế giới đã cố gắng đạt được mục tiêu của mình bằng cách điều chỉnh lối chơi và cách tiếp cận trận đấu.

“Việt Nam nuôi tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và nếu quốc gia này bắt đầu điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất, lao động, rất có thể, quốc gia Đông Nam Á này sẽ tiếp tục “chơi tốt” – tăng trưởng vượt bậc và giành được nhiều thành tựu hơn trong phát triển kinh tế”, chuyên gia kinh tế Jacques Morisset khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала