Khai thác lao động trẻ em ở châu Á có gia tăng trong bối cảnh đại dịch hay không?

© AP Photo / Rajesh Kumar SinghTrẻ em nghèo, Ấn Độ.
Trẻ em nghèo, Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổ chức Lao động Quốc tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố bản báo cáo chung, nêu rõ rằng việc sử dụng lao động trẻ em có thể gia tăng trên thế giới do dịch coronavirus. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ hai sau các nước châu Phi trong tình hình khai thác lao động trẻ em.

Sputnik đề nghị các chuyên gia đánh giá tác động của Covid-19 đối với sự gia tăng lao động trẻ em trong khu vực.

Hàng triệu trẻ em có nguy cơ bị bóc lột lao động do cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra sau đại dịch coronavirus, các chuyên gia của ILO và UNICEF cho biết. Cần lưu ý rằng, bắt đầu từ năm 2000, số trẻ em lao động giảm 94 triệu và bây giờ, lần đầu tiên sau 20 năm, có nguy cơ các chỉ số đó sẽ tăng lên.

Cô bé. - Sputnik Việt Nam
Tại sao trên lục địa đông đúc mà người ta vẫn muốn phụ nữ sinh đẻ nhiều hơn

Trước hết, điều này là do nghèo đói gia tăng trong bối cảnh đại dịch, khi các gia đình ở các nước đang phát triển buộc phải tìm kiếm bất kỳ mọi phương tiện sinh tồn. Một trong những cách kiếm sống là sử dụng lao động trẻ em, các chuyên gia của ILO-UNICEF lo ngại. Họ cũng lưu ý rằng do cách ly chống dịch, một tỷ trẻ em ở 130 quốc gia bị tước bỏ cơ hội học tập, ngay cả khi trường học mở cửa trở lại, vì không phải tất cả các bậc cha mẹ đều có điều kiện cho con đến lớp.

Theo UNICEF, ngày nay, trên thế giới đang sử dụng sức lao động của 152 triệu trẻ em và thanh thiếu niên – tức là khoảng 1/10 số trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Trong số này, có 62 triệu em ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

© AP Photo / Tsvangirayi MukwazhiPhụ nữ và trẻ em thu hoạch ngũ cốc ở Malawi.
Khai thác lao động trẻ em ở châu Á có gia tăng trong bối cảnh đại dịch hay không? - Sputnik Việt Nam
Phụ nữ và trẻ em thu hoạch ngũ cốc ở Malawi.

Theo các chuyên gia Nga và Trung Quốc mà Sputnik hỏi ý kiến, nguy cơ gia tăng lao động trẻ em trong khu vực là rất nhỏ.

“Nói về khu vực Đông Nam Á, đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển tiến bộ và hệ thống luật pháp, hệ thống quan hệ lao động khá phát triển. Tất nhiên, ở đây có sử dụng lao động trẻ em, nhưng đó không phải là sự kiện mới mẻ. Tuy nhiên, chúng ta không biết đại dịch sẽ phát triển như thế nào. Có thể, thực sự, tình hình sẽ phát triển theo cách rất tiêu cực, nhưng sau đó sẽ nảy sinh vấn để tăng trưởng kinh tế và tồn tại một nền kinh tế hợp lý hơn. Và trong những điều kiện cụ thể này, tôi không thấy nguy cơ đe dọa gia tăng lao động trẻ em, vì nói chung, đây là những quốc gia có luật pháp khá ổn định, đủ số lượng công nhân lành nghề", - Tiến sĩ Lịch sử Dmitry Mosyakov, người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Úc, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói.
Bé gái Yemen đang chờ viện trợ nhân đạo ở Sana'a. - Sputnik Việt Nam
Tại sao trẻ em chết nhiều ở Yemen?

Ngoài ra, theo ông Dmitry Mosyakov, tại các quốc gia Đông Nam Á, tình hình dịch bệnh có phần ít nghiêm trọng hơn so với các quốc gia Mỹ Latinh hoặc Ý. Và, mặc dù tại đây có các vấn đề kinh tế khá nghiêm trọng, nhưng nhiều khả năng đó là các vấn đề liên quan đến thương mại toàn cầu và khủng hoảng toàn cầu nói chung trong bối cảnh đại dịch.

“Yếu tố chính trong nhu cầu khai thác lao động trẻ em là lao động giá rẻ. Thật vậy, lao động trẻ em thường rẻ hơn nhiều so với người lớn, và bên cạnh đó, các em không tổ chức đình công. Tuy nhiên, do dịch bệnh, nhiều người lớn mất việc, vì vậy giờ đây họ sẵn sàng chấp nhận lao động nặng nhọc với mức lương thấp. Nếu chi phí lao động xấp xỉ như nhau, thì khi thuê người lớn, công ty sẽ không gặp rủi ro như thuê một đứa trẻ. Tôi nghĩ rằng nếu nói về tác động của đại dịch, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giáo dục trẻ em ở Đông Nam Á. Ngay cả trong giai đoạn bình thường, trình độ học vấn ở khu vực này khá thấp, và trong đại dịch, thậm chí nhiều em mất cơ hội học tập. Đây thực sự là một yếu tố rất đáng lo ngại, có tác động tiêu cực đến cả trạng thái thể chất và tinh thần của trẻ em”, - ông Yang Baoyun, giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh cho biết.
Chuyên gia này nhấn mạnh: “Đại dịch giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Đông Nam Á. Do đó, chúng ta nên suy nghĩ về việc liệu nghèo đói ở khu vực này có trở nên trầm trọng hơn, liệu điều này có dẫn đến việc khai thác lao động trẻ em hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề này trong khu vực hay không. Nhưng bây giờ rất khó xác định điều này, vì chúng ta chưa biết những hậu quả thực sự của đại dịch và chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế”.
Một người đàn ông xin bố thí ở New York. - Sputnik Việt Nam
"Điều gì xảy ra nếu không làm gì?" Ngân hàng Thế giới cảnh báo về nạn nghèo đói

Ông Yang Baoyun cũng lưu ý rằng hiện tượng lao động trẻ em vẫn tồn tại ở Đông Nam Á, nhưng tất cả các quốc gia trong khu vực này có trình độ phát triển và văn hóa khác nhau, và do đó quy mô vấn đề là ở mỗi nơi là khác nhau. Nhưng cuối cùng, yếu tố chính ở mọi nơi là mức độ phát triển và nghèo đói, đó là lý do tại sao cuộc chiến chống đói nghèo có thể là giải pháp cho vấn đề lao động trẻ em. Nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng, mỗi quốc gia trong khu vực này đều thấy được mối liên hệ giữa việc bóc lột trẻ em và mức độ phát triển xã hội. Do đó, họ cố gắng làm mọi điều có thể để phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, kể cả biện pháp pháp lý để xóa bỏ vấn đề lao động trẻ em.

© Sputnik / Файед Эль-Гезири / Chuyển đến kho ảnhNhững đứa trẻ từ bộ lạc Masai ở Kenya.
Khai thác lao động trẻ em ở châu Á có gia tăng trong bối cảnh đại dịch hay không? - Sputnik Việt Nam
Những đứa trẻ từ bộ lạc Masai ở Kenya.

Vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em thường thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới, các tổ chức quốc tế lớn và các cấu trúc chính trị xã hội khu vực. Ví dụ, cuối năm 2019, đại diện chính phủ cũng như các tổ chức chủ sử dụng lao động và các tổ chức khu vực khác từ 15 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã tập trung tại một cuộc hội nghị để xác định kế hoạch chống cưỡng bức lao động trẻ em. Tuy nhiên, bất chấp sự nghiêm trọng của vấn đề, ông Dmitry Mosyakov kêu gọi đừng quên một số đặc điểm văn hóa của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là trẻ em ở đây được coi là người lớn sớm hơn các quốc gia khác.

“Ở một số nền văn hóa, thiếu niên ở tuổi 16 vẫn được coi là đứa trẻ, trong khi ở những nước khác tuổi 12 đã là người trưởng thành có thể nuôi sống gia đình. Vì vậy, ở đây, phải xét đến các điều kiện thực tế địa phương và văn hóa truyền thống, nơi trẻ em bắt đầu kiếm tiền sớm hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác ở châu Âu. Bức tranh ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều như vậy - ở Campuchia, Thái Lan và Indonesia - ở các nơi đó trẻ em sớm phải lao động kiếm tiền”, - ông Dmitry Mosyakov nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала