Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc

© Ảnh : Hoàng Việt - TTXVNThứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) chủ trì Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) chủ trì Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam họp báo, chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 sẽ diễn ra vào ngày 26/6 tới đây theo hình thức trực tuyến. Đặc biệt, vấn đề Biển Đông, kêu gọi Ấn Độ quay lại RCEP, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung cũng sẽ được Việt Nam cùng các quốc gia Đông Nam Á thảo luận tại Hội nghị lần này.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, cạnh tranh Mỹ- Trung gây khó xử, tuy nhiên, lập trường của ASEAN và Việt Nam là không chọn bên mà chỉ đảm bảo lợi ích của cộng đồng và các quốc gia trong khu vực.

Đồng thời, trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, hướng tới chủ đề Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, Việt Nam đã đề xuất những sáng kiến và ưu tiên trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phúc lợi xã hội, thông tin truyền thông để thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực của Cộng đồng hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025

Việt Nam họp báo, chuẩn bị cho cấp cao ASEAN 36

Tại cuộc họp báo chiều 23/6 về tổ chức chương trình Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra để thảo luận. Cuộc họp do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì.

Сuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng kinh tế theo định dạng ASEAN+3 - Sputnik Việt Nam
ASEAN tìm kiếm “điểm tựa” sau đại dịch

Theo thông tin được cung cấp, hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 này sẽ diễn ra trong một ngày. Lễ khai mạc sẽ bắt đầu từ 8h15 sáng 26/6, phiên họp chính thức diễn ra từ 8h30, theo hình thức họp trực tuyến và kết thúc với phiên họp báo vào 18h30.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì nhiều hoạt động tại hội nghị. Trước đó, trong các ngày 22-24/6/2020, diễn ra các Hội nghị trù bị.

Các phiên họp trù bị của lãnh đạo cấp cao ASEAN (SOM), phiên họp hẹp của các tiểu ban đều đã được tổ chức trong những ngày gần đây.

Thông tin với báo giới tại cuộc họp báo chiều nay, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho hay, dù rất mong muốn được tổ chức trực tiếp Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, tuy nhiên, hiện tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, Việt Nam và các quốc gia khác đều đồng thuận nhất trí tổ chức Hội nghị theo hình thức trực tuyến.

Theo quy định, Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên trong năm sẽ là Hội nghị nội bộ của của các nhà lãnh đạo ASEAN nhằm rà soát, xem lại tất cả các công việc của ASEAN từ Hội nghị Cấp cao lần trước (11/2019) cho đến nay cũng như đưa ra những chỉ đạo định hướng cho công tác xây dựng Cộng đồng ASEAN đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm 2020.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 ra Tuyên bố chung về đối phó dịch bệnh Covid-19

Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo cũng sẽ cho ý kiến định hướng về quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài cũng như trao đổi với nhau về những vấn đề quốc tế và khu vực. Một trong những trọng tâm hiện nay mà các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tập trung thảo luận là việc tiếp tục ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như làm sao để ASEAN có thể phục hồi sớm nhất.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, các nhà lãnh đạo sẽ nghe báo cáo và cho ý kiến về hợp tác ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2020 trên cả 3 trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hoá – Xã hội.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu rõ, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã cùng các nước thành viên ASEAN khác thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa tập trung cho phòng chống dịch Covid-19, vừa tiếp nối các nỗ lực để xây dựng cộng đồng. Tập trung triển khai những trọng tâm ưu tiên cũng như những sáng kiến đề ra trong năm 2020.

Có 9 văn kiện đã được chuẩn bị để trình lên hội nghị cấp cao. Hội nghị lần này dự kiến sẽ thông qua tuyên bố chung về tầm nhìn của ASEAN (theo chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng”), tuyên bố về việc tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số…

Vì sao Việt Nam đề xuất ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng?

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Phiên Khai mạc, Phiên họp toàn thể, các Phiên họp đặc biệt về tăng quyền năng phụ nữ trong thời đại số, Đối thoại giữa Lãnh đạo các nước ASEAN với Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), đại diện Thanh niên ASEAN, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC).

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói về cấp visa điện tử cho người Trung Quốc, Hội nghị ASEAN, EVFTA

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng sẽ cùng các lãnh đạo khác tham gia đối thoại với thanh niên ASEAN và các ngành, giới, doanh nghiệp để thúc đẩy sự gắn kết, tham gia của các thành phần khác nhau trong cộng đồng chung các nước Đông Nam Á.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 sẽ phát biểu đại diện cho Việt Nam tại Phiên họp đặc biệt về tăng quyền năng phụ nữ trong thời đại số. Sau đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ cùng Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại AIPA dự phiên đối thoại giữa Lãnh đạo ASEAN với AIPA.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, khi xây dựng chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng”, đại dịch Covid-19 chưa xảy ra.

Việt Nam đề xuất chủ trương này vì nhận thấy, ở thời điểm hiện tại, đoàn kết, gắn bó chính là yếu tố quyết định cho thành công của ASEAN. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của Mỹ - Trung quốc cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ… yêu cầu gắn kết các nước ASEAN càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trước đó, các hội nghị trù bị sẽ diễn ra trong các ngày 22-24/6. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chủ trì các hội nghị bộ trưởng ngoại giao của ASEAN.

Trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.  - Sputnik Việt Nam
Covid-19 giúp Việt Nam, ASEAN gần Mỹ hơn?

Trong khi đó, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP). Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì hội nghị cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN lần thứ 23.

“ASEAN từ lâu đã ước mơ sẽ tăng cường các cuộc họp trực tuyến để giảm đi lại và chi phí, nhiều năm qua dù có nhiều cố gắng nhưng chúng tôi chưa thực hiện được. Nhưng Covid-19 buộc chúng tôi phải họp trực tuyến”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nói.

Ông cho biết họp trực tuyến “không thân thiết” bằng gặp trực tiếp, vì khó có thể bày tỏ tình cảm, bắt tay, khó tổ chức thêm gặp song phương, nhưng nhờ điều kiện kỹ thuật, vẫn có thể trao đổi, tương tác, chuyển tải không khác gì gặp mặt.

“Chúng tôi đâu có nghĩ quyết định chủ đề ASEAN 36 xong thì không chỉ khu vực mà cả thế giới phải đối mặt ngay với thách thức to lớn là dịch bệnh Covid-19. Nhưng điều đó cho thấy chủ đề được đặt ra rất đúng, phù hợp. 6 tháng qua, hợp tác của ASEAN luôn hướng theo tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, đã tạo ra hiệu quả, ASEAN trở thành hình mẫu cho các hoạt động hợp tác quốc tế”, – ông Dũng chia sẻ.

Ngoài ra, chia sẻ về vấn đề xây dựng cộng đồng, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho hay, ASEAN cũng đã tiến hành triển khai các sáng kiến và ưu tiên của Chủ tịch ASEAN 2020.

“ASEAN cũng đang tích cực đánh giá giữa kỳ việc thực hiện kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 ở cả 3 trụ cột, kiểm điểm việc thực hiện Hiến chương ASEAN”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.

Ngoài ra, ASEAN cũng đã khởi động thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 cũng như triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hình ảnh và bản sắc của Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN

Sắp khởi động lại đàm phán quy tắc ứng xử trên Biển Đông?

Tại cuộc họp báo, vấn đề Biển Đông một lần nữa được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam phát biểu.  - Sputnik Việt Nam
ASEAN – Mỹ bắt tay ứng phó với Covid-19

Trả lời về việc này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho hay, theo chương trình hội nghị, tình hình trong khu vực và thế giới sẽ được bao gồm trong các phiên làm việc của lãnh đạo các cấp trong ASEAN.

“Những gì diễn ra trên thực tế sẽ được đặt trên bàn của hội nghị”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho hay.

Trước câu hỏi liệu Việt Nam có nêu những diễn biến gần đây ở Biển Đông tại hội nghị cấp cao tới hay không, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đã là tình hình, diễn biến thì thế nào cũng được phản ánh.

“Trong nội dung đều có ‘trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế’ - nên sẽ không ai lẩn tránh và sẽ được các lãnh đạo ASEAN trao đổi về nội dung này, nói cách khác, tất cả các vấn đề diễn ra trong thực tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự của ASEAN”,  ông Dũng nêu rõ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, vấn đề khả năng nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC không được đặt ra dịp này.

Theo ông Dũng, dưới tác động của Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay chưa có cuộc họp nào về COC được tổ chức. Cuộc họp gần nhất đã diễn ra vào tháng 10 năm ngoái tại Đà Lạt. Khi đó, các nước tham gia đã sẵn sàng bước vào vòng đàm phán văn bản dự thảo về COC.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Trưởng đoàn tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề nghị hoãn họp Cấp cao ASEAN 36 vì dịch bệnh Covid-19

Cũng theo Thứ trưởng Dũng, dự kiến, ngày 1/7 tới đây sẽ có cuộc họp cấp SOM giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nội dung cuộc họp không phải về COC hay DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông), đây cũng là cơ hội để nhắc đến vấn đề cũng như tính toán việc đến việc khởi động lại các hoạt động đàm phán về COC.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bình luận thêm về việc mong muốn Ấn Độ quay lại RCEP.

“Chúng tôi không chắc từ này tới cuối năm, Ấn Độ có thể tham gia không, nhưng các nước còn lại rất quyết tâm để có thể ký được hiệp định trong năm nay”, ông Dũng nói.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: ASEAN không chọn bên giữa Mỹ - Trung

Trả lời câu hỏi về việc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tạo ra thách thức gì cho ASEAN, Thứ trưởng Dũng cho biết, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, như Mỹ và Trung Quốc, ngày càng căng thẳng, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau và tạo nên sự căng thẳng chung cho cả thế giới, gây khó khăn trong ứng xử với tất cả các nước.

 Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng SOCA Việt Nam – Chủ tịch Hội nghị phát biểu khai mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nỗ lực vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng nhắc lại lập trường lâu nay của ASEAN là không chọn bên dù cạnh tranh Mỹ - Trung gây khó khăn về ứng xử cho cả thế giới, bao gồm ASEAN.

“Đó cũng là một thách thức với ASEAN. Cạnh tranh nước lớn cũng đặt ra vấn đề chia rẽ quan điểm, đặt ra nguy cơ các nước có thể phải chọn bên. ASEAN đã thống nhất sẽ không chọn bên mà chọn lợi ích của ASEAN”, ông Dũng bày tỏ.
“Với quan điểm như vậy, ASEAN có lập trường riêng với các vấn đề, ó tài liệu giới thiệu về lập trường quan điểm này. Đó là cách ASEAN giữ vai trò trung tâm của mình. Tinh thần đó sẽ tiếp tục được giữ trong hội nghị này cũng như hội nghị 37 tới”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 23

Chiều ngày 23/6, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 23 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ hoãn họp ASEAN?

Với vai trò Chủ tịch ASCC 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ trì tổ chức Hội nghị nhằm xem xét, thông qua các kết quả, văn kiện của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36.

Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Chủ tịch ASCC 2020 đã chủ trì và điều hành Hội nghị.

Cùng tham dự Hội nghị có 10 Bộ trưởng phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN và đoàn đại biểu đến từ các nước thành viên ASEAN cũng như Ban Thư ký ASEAN. Ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội làm Trưởng đoàn Việt Nam.

Thành phần đoàn cũng bao gồm các đại diện Lãnh đạo cấp Bộ và cấp Cục, Vụ của các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam bao gồm các Bộ: Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Y tế, Nội vụ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai; Đại học Quốc gia Hà Nội và đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì Hội nghị Hội đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 23.
Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì Hội nghị Hội đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 23.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, các Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị cấp cao ASEAN đều được tổ chức dưới định dạng trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo ông Đào Ngọc Dung, Covid-19 là đại dịch chưa có tiền lệ, gây ra tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, tới hệ thống chăm sóc y tế và gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn về kinh tế và tác động tiêu cực nhiều mặt tới xã hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ASEAN nói riêng.

“Nó đòi hỏi tất cả Chính phủ các nước phải ứng phó với tình huống khẩn cấp nhằm bảo vệ tính mạng của người dân, ổn định nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, hướng tới chủ đề “Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam đã đề xuất những sáng kiến và ưu tiên trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phúc lợi xã hội, thông tin truyền thông... để thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực của Cộng đồng hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025.

Thời điểm này cũng rất quan trọng đối với ASEAN khi cả 3 Cộng đồng đang tiến hành đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025. Tất cả các cơ quan chuyên ngành của ASEAN cũng đang đánh giá việc thực hiện Kế hoạch Công tác 5 năm 2016-2020 và xây dựng Kế hoạch công tác trong giai đoạn 5 năm sắp tới 2021-2025.

Ngày 10/3/2020, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26. - Sputnik Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26
Để chủ động ứng phó với Covid-19, lãnh đạo các nước ASEAN và các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng, quan chức của ASEAN như Y tế, Lao động, Phúc lợi Xã hội và Phát triển và kênh Giáo dục đã tổ chức một số hội nghị đặc biệt để trao đổỉ kinh nghiệm và các sáng kiến phòng chống Covid-19, nhằm tăng cường hợp tác để giải quyết các tác động tiêu cực và hậu quả do Covid-19 để lại trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tập hợp 15 cơ quan chuyên ngành liên quan, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội mang một ý nghĩa quan trọng khi kết nối trực tiếp với người dân và phục vụ cho người dân.

Trước sự đổi thay nhanh chóng của xã hội với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghệ, các nền tảng xã hội phát triển, vấn đề già hóa dân số và gia tăng của thiên tai dịch bệnh, tại giai đoạn chuyển giao giữa hai thập kỷ này, nhiệm vụ của Hội đồng là phảỉ điều phối hơn nữa những nỗ lực của Cộng đồng để đảm bảo cho người dân có được một cuộc sống hạnh phúc, đảm bảo được ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hy vọng sẽ được lắng nghe ý kiến của các Bộ trưởng liên quan về những nội dung ưu tiên, các ý tưởng hợp tác và phục hồi hậu Covid-19 để định hướng cho hoạt động của Cộng đồng trong năm nay cũng như giai đoạn 5 năm tới của ASEAN, hướng tới một Cộng đồng ASEAN gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân, hòa nhập, tự lực tự cường, bền vững và năng động nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала