Nhà sử học kể về cách may lễ phục diễu hành năm 1945

© Sputnik / Anatoliy GaraninBuổi diễu hành Chiến thắng năm 1945 ở Moskva.
Buổi diễu hành Chiến thắng năm 1945 ở Moskva. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) – Lễ phục được sử dụng trong buổi diễu hành Chiến thắng năm 1945 ở Moskva được thiết kế đặc biệt dành cho những người tham gia duyệt binh, trang phục được may khéo, tinh xảo, tối ưu nhất, đảm bảo tiết kiệm, không hề dư thừa.

Đồng thời, lễ phục được thực hiện trong điều kiện thiếu thốn nguyên liệu, nhà sử học, chuyên viên của Bảo tàng Chiến thắng Alexander Mikhailov tiết lộ nhiều thông tin đáng chú ý.

Cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm 75 năm Chiến thắng ở Moskva - Sputnik Việt Nam
Cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm 75 năm Chiến thắng ở Moskva
“Lễ phục cho Cuộc diễu hành Chiến thắng được thực hiện theo phương châm “thắt lưng buộc bụng”, yêu cầu hết sức nghiêm ngặt đối với từng người tham gia. Việc may đo được tiến hành trực tiếp riêng cho từng người, phù hợp với kích thước của mỗi người tham gia, thông số cơ thể đều được báo cáo lại cho nhà máy phụ trách may lễ phục. Họ tìm kiếm vải để may lễ phục trong cả nước, điều đó khá khó khăn, do tình trạng thiếu thốn sau chiến tranh trên khắp cả nước, nhưng thợ Nga đảm bảo chỉ may từ nguyên vật liệu trong nước, về cơ bản vật liệu và vải vóc từ các đồng minh không được sử dụng”, - ông Mikhail cho hay.

Nguyên vật liệu toàn hàng nội địa

Nhà sử học lưu ý rằng các loại vải được thu mua từ nhiều nơi khác nhau, bao gồm từ kho của các nhà máy dệt từ nhiều vùng khác nhau, len tự nhiên, bông và lụa cũng được sử dụng làm nguyên liệu.

“Nhà máy Bolshevichka đã may 15 nghìn bộ lễ phục, điều này cũng đòi hỏi số lượng thợ may rất lớn. Số chuyên gia có thể đảm bảo may nhanh chóng và hiệu quả là không đủ, vì vậy công việc được thực hiện theo ca. Tăng ca, làm thêm là chuyện bình thường. Các nhà máy khác cũng tham gia, một số đơn đạt hàng được chuyển gia theo cách này”, - chuyên gia nói.
“Giày cao cổ tiêu chuẩn cũng được sử dụng – giày làm từ da bò. Một yếu tố hình thức khác đó là các quân nhân thuộc Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô sẽ mang găng tay, sau đó ném các biểu ngữ Đức Quốc xã dưới chân mộ như dấu hiệu thể hiện sự khinh bỉ rằng chỉ có thể cầm những biểu ngữ “gớm ghiếc” này nhờ đeo đôi găng”, - nhà sử học chia sẻ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала