Cuộc chiến săn ngầm ở Biển Đông: Mỹ dằn mặt Trung Quốc

Đăng ký
Tàu sân bay Mỹ tiến hành tập trận chung ở khu vực biển Philippines sau khi ASEAN lên tiếng phản đối hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Quân đội Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới săn ngầm với các khí tài nguy hiểm bao gồm tàu chiến mặt nước, đặc biệt là hệ thống cảm biến và giám sát cố định trong lòng Biển Đông. Tuy nhiên, trong cuộc chiến săn ngầm ở Biển Đông, Mỹ luôn kêu gọi đồng minh phá thế trận cờ vây với Trung Quốc.

Đồng thời, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam vừa thông báo cho biết, Trung Quốc sẽ diễn tập hàng hải từ 30/6-5/7 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Nhóm tàu sân bay Mỹ tập trận hiệp đồng ở Biển Đông, dằn mặt Trung Quốc

Japan Times vừa có bài viết đưa tin về hoạt động hiệp đồng tập trận của Hải quân Mỹ ở vùng biển Philippines nhằm “dằn mặt” Trung Quốc trước hàng loạt hành động gây hấn ở Biển Đông thời gian gần đây.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan

Hai tàu sân bay Mỹ đã khởi động các cuộc tập trận chung ở Biển Philippines vào chủ nhật, hai ngày sau khi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đưa ra một số tuyên bố phản đối yêu sách của Bắc Kinh về Biển Đông.

Trong tuyên bố mới đưa ra, Hải quân Mỹ cho biết, các nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã bắt đầu các cuộc tập trận nhằm củng cố các cam kết về trách nhiệm, tính linh hoạt và lâu dài của Hoa Kỳ trong các hiệp ước phòng thủ chung với đồng minh và đối tác trên Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận tàu sân bay diễn ra đúng một tuần sau khi Nimitz và một tàu sân bay khác, USS Theodore Roosevelt tiến hành các hoạt động chung trong khu vực. Thật hiếm khi xảy ra việc ba tàu sân bay của Hoa Kỳ hoạt động cùng một lúc ở Tây Thái Bình Dương, và thậm chí còn bất thường hơn khi các cuộc tập trận tàu sân bay kép được thực hiện riêng biệt trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy tàu Carrier Strike Group 5, cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng của Hải quân để thực hiện các hoạt động tác chiến trên tất cả các khu vực.

“Hải quân Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và triển khai nhiều chiến dịch trên toàn cầu. Các hoạt động của bộ đôi tàu sân bay thể hiện cam kết của chúng tôi với các đồng minh khu vực, cho thấy khả năng chiến đấu nhanh chóng, kịp thời ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và sẵn sàng đối đầu với tất cả những kẻ thách thức các chuẩn mực quốc tế đối với sự ổn định khu vực”, Chuẩn đô đốc Wikoff nói.

Tuyên bố tập trung vào các đồng minh khu vực sẽ làm tăng thêm áp lực đối với Trung Quốc, nước tuyên bố chủ yếu với phần lớn Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Đây cũng là vùng biển nơi Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và một số Hải quân một số nước châu Á thường xuyên hoạt động.

USS Nimitz - Sputnik Việt Nam
Đừng to mồm ở Biển Đông: Sát thủ tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới dọa được Mỹ

Hôm thứ Bảy, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết trong một tuyên bố do Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 - Việt Nam chủ trì sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, thay mặt cho khối 10 quốc gia này, rằng Công ước về Luật biển năm 1982 phải là cơ sở cho việc thực thi chủ quyền và quyền lợi các nước trong khu vực đường thủy đang tranh chấp.

“UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các khu vực hàng hải”, tuyên bố ASEAN đã khẳng định.

Collin Koh, một chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết quyết định của Hoa Kỳ là đòn giáng vào Trung Quốc, nước cho rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực đã bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch Covid-19, đồng thời trấn an các đồng minh và đối tác của Washington.

Nhưng ông cũng nói rằng mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc điều hai tàu sân bay này và hội nghị thượng đỉnh ASEAN gần đây, tuy nhiên, “cũng không nên bác bỏ khả năng này”, vì các hoạt động huấn luyện quân sự trong quá khứ đã được lên kế hoạch trước và gắn với các sự kiện.

“Chỉ Hải quân Mỹ mới đủ sức huy động nhóm tàu sân bay với quy mô như vậy và đều đặn triển khai sức mạnh nhằm bảo đảm quyền tự do trên biển. Với hơn 10.000 thủy thủ phối hợp như một lực lượng thống nhất, các chiến dịch bảo đảm chúng tôi luôn sẵn sàng phản ứng với mọi tình huống khẩn cấp”, chuẩn đô đốc James Kirk, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 nhấn mạnh.

Tại khu vực tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và các vùng biển xung quanh - bao gồm cả eo biển Đài Loan thời gian qua chứng kiến ​​một loạt các hoạt động quân sự đáng chú ý.

Chỉ trong tháng 6/2020, Không quân Trung Quốc ít nhất đã 9 lần điều máy bay chiến đấu ra gần khu vực Đài Loan, bao gồm cả chuyến bay do thám của hai máy bay ném bom hạng nặng vào hôm chủ nhật. Bên cạnh máy bay ném bom, Không quân Trung Quốc cũng thực hiện nhiều chuyến bay trong tháng này có sự tham gia của hàng loạt tiêm kích chiến đấu J-10, J-11 và Su-30, cũng như máy bay săn ngầm Y-8.

“Trung Quốc đang vận hành chiến lược đặc biệt để biến những chuyến bay do thám này trở thành “thói quen” hay sự đã rồi, vừa là để tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực vừa để khóa chặt mục tiêu khỏi lực lượng nước ngoài” , chuyên gia quân sự của Song Zhongping phát biểu với Thời báo toàn cầu (Global Times) của Trung Quốc.

Trung Quốc sắp tập trận ở Biển Đông

Cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc (MSA) cũng tuyên bố hôm Chủ nhật rằng hải quân nước này sẽ tiến hành các cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông từ 30/6 đến ngày 5/7 tới đây.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) chủ trì Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc

Còn theo thông báo của Cục Hải sự Hải Nam, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễn tập dài 5 ngày tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bên trong khu vực giới hạn bởi 6 tọa độ 17°16.24N 111°24.65E; 18°02.19N, 112°59.45E; 16°58.63N, 113°48.37E; 16°29.12N, 113°44.93E, 15°41.19N, 112°38.17E, 16°03.58N, 111°26.69E.

Thông báo của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cũng yêu cầu mọi tàu thuyền tránh xa khỏi các khu vực này.

Hồi tháng 8/2019, Trung Quốc từng tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật trái phép ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nơi mà Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974.

Về phần mình, Hải quân Mỹ cũng tỏ ra vô cùng bận rộn trong khu vực. Trong tháng 5, máy bay Mỹ đã áp sát căn cứ tàu ngầm tuyệt mật của hải quân Trung Quốc, cách không xa nơi xảy ra vụ va chạm làm tiêm kích Trung Quốc bị gãy năm 2001.

Sáng kiến Tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), một “think-tank” thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), hôm 26/6 tuyên bố đã phát hiện 3 máy bay của Hải quân Mỹ bay qua eo Ba Sĩ phía nam đảo Đài Loan và tiến thẳng vào Biển Đông.

SCSPI cũng cho biết họ đã ghi lại nhiệm vụ bằng cách sử dụng các trang web theo dõi chuyến bay và đăng hình ảnh cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế lên Twitter của cơ quan này.

Biên đội máy bay săn ngầm của Hoa Kỳ gồm một chiếc P-8A Poseidon, một chiếc trinh sát điện tử EP-3 và một máy bay tiếp liệu trên không KC-135. SCSPI khẳng định đã nhiều ngày liên tiếp máy bay săn ngầm Mỹ bay qua eo Ba Sĩ.

Chuyên gia Drew Thompson, cựu quan chức quốc phòng Mỹ và hiện là nhà nghiên cứu công tác tại Đại học Quốc gia Singapore, đã viết trên Twitter rằng sau vụ phát hiện một tàu ngầm nghi của hải quân Trung Quốc (PLAN) ngoài khơi đảo Amami Oshima ngày 18/6, Mỹ đã huy động tới Biển Đông gần như toàn bộ các loại máy bay săn ngầm cánh cố định đồn trú tại Nhật Bản, trong đó có hai cặp P-8 Orions. Các biên đội 3 hoặc 4 máy bay Mỹ luôn bật tín hiệu nhận diện, một động thái dường như cố ý để thể hiện rằng họ luôn bay qua eo Ba Sĩ trong nhiều ngày liên tục.

GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương báo cáo “Những điểm mới trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng” - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc không từ bỏ Biển Đông và Việt Nam không thể có Đảng mạnh mà nhà nước yếu

Riêng với USS Ronald Reagan cũng hoạt động gần đó, Hải quân Hoa Kỳ muốn để mắt đến khu vực tranh chấp và tạo ra đường dây liên kết, biện pháp tiêu chuẩn để bảo vệ tàu sân bay khỏi Mỹ khỏi hàng loạt tàu ngầm xuất phát từ căn cứ quân sự của Bắc Kinh ở Hải Nam.

Trước khi cuộc tập trận chung hồi tuần trước diễn ra, hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis cũng từng tiến hành các hoạt động kết hợp ở biển Philippines vào tháng 11/2018. Trong khi đó, vào tháng 9-2014, hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington and USS Carl Vinson hoạt động ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Cuộc chiến săn ngầm ở Biển Đông: Mỹ kêu gọi đồng minh phá thế trận cờ vây với Trung Quốc

Theo Japan Times, trong khi các hoạt động của nhóm tàu sân bay là một trong những động thái rõ ràng nhất hiện diện quân sự trong khu vực của quân đội Hoa Kỳ, thì Washington lại chọc giận Bắc Kinh bằng cách thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận và thực hiện chính sách tự do hàng hải gần một số đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, bao gồm các đảo nhân tạo và nhiều thực thể.

Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông: Mỹ, Việt Nam phản đối, Philippines đổi thái độ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng bác bỏ việc Bắc Kinh đang tìm cách kiểm Biển Đông và cáo buộc Washington thổi phồng mối đe dọa mang tên Trung Quốc, cố gắng gây bất hòa giữa các nước trong khu vực và bêu xấu hình ảnh của Trung Quốc liên quan đến những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh trong bối cảnh dịch coronavirus toàn cầu bùng phát.

ThS Nguyễn Thế Phương - chuyên nghiên cứu về chiến lược quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS) của Việt Nam trao đổi với Tuổi Trẻ lưu ý sự kiện biên đội 3 tàu sân bay Mỹ tập trận trên biển Philippines, gần cửa ngõ Biển Đông.

Đây là khu vực tàu khảo sát Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trên danh nghĩa nghiên cứu khoa học nhưng bị nghi ngờ là thực chất đang vẽ bản đồ đáy biển cho tàu ngầm hoạt động.

Đảo Phú Lâm ở thành phố Tam Sa - Sputnik Việt Nam
Trồng rau, đưa người ra ở Biển Đông: Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tranh chấp với Việt Nam

Một tàu ngầm lớp Tấn của PLAN với tên lửa đạn đạo JL-2, nếu tiến ra được vùng biển này trong thời chiến sẽ dư sức gieo rắc nỗi kinh hoàng bất ngờ cho bờ tây nước Mỹ.

Để đối phó với sức mạnh của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã tăng tốc phát triển một hệ thống giám sát tàu ngầm tương tự, máy bay săn ngầm thế hệ mới và thiết lập các đường dây liên lạc bảo mật giữa các tàu ngầm - trung tâm chỉ huy qua tần số siêu thấp (30-300Hz) hoặc cực kỳ thấp (3-30Hz).

“Năng lực săn ngầm của Trung Quốc đã được cải thiện rất nhanh, đặc biệt sau những năm 2014-2015 và hiện ở tốp đầu Đông Á, có thể so kè với Nhật Bản. Bắc Kinh đã có máy bay KQ-200 với năng lực tương đương, thậm chí nhỉnh hơn, các máy bay săn ngầm dòng SC-130J hay P-3C Orion và chỉ chịu thua P-8A Poseidon của Mỹ”, ThS Phương nhận xét.
“Hiện tại PLAN vẫn lệ thuộc vào trực thăng săn ngầm Z-9 hoặc Ka-28 nhưng trong tương lai có thể sẽ có Z-20 tương đương dòng MH/SH-60 của Mỹ. Năng lực tàu ngầm cũng được cải thiện mặc dù chậm”,  ông Nguyễn Thế Phương cho biết.

Корабль в Южно-Китайское море - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông: Việt Nam cẩn thận
Đồng thời, Bắc Kinh đang chủ trương nắm chắc vùng biển nằm bên trong chuỗi đảo thứ nhất, trong đó có Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới săn ngầm với các khí tài trên không vừa kể, tàu chiến mặt nước, đặc biệt là hệ thống cảm biến và giám sát cố định trong lòng Biển Đông.

“Trung Quốc có lợi thế về khoảng cách địa lý vì chiến trường tiềm tàng nằm gần lãnh thổ chính, trong khi Mỹ có ưu thế về mặt công nghệ quân sự và có thể thi triển sức mạnh toàn cầu. Mặc dù vậy, Washington vẫn nhận thức rõ việc chuyển các nguồn lực quân sự cần thời gian và có những mắt xích yếu trong tuyến phòng thủ. Đó là lý do tại sao Mỹ luôn kêu gọi sự hợp sức của các đồng minh, đối tác cho thế trận cờ vây với Trung Quốc”, Ths Phương nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала