Vụ phi công Pakistan dùng bằng giả: Vì sao Cục Hàng không bảo có, các hãng lại nói không?

© Depositphotos.com / LightpoetPhi công
Phi công - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến bê bối phi công Pakistan dùng bằng giả lái máy bay, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, ngoài 15 phi công Pakistan thuộc các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific đã về nước, 12 phi công hiện vẫn còn hợp đồng.

Tuy nhiên, các hãng hàng không của Việt Nam đều khẳng định không còn sử dụng phi công Pakistan. Vì sao lại có sự chênh lệch số liệu trong báo cáo giữa Cục Hàng không Việt Nam và các hãng bay nội địa như vậy?

27 phi công Pakistan đang làm việc cho các hãng hàng không nào của Việt Nam?

Liên quan đến thông tin về việc nhà chức trách hàng không Pakistan phát hiện hơn 250 phi công dùng bằng lái máy bay giả mạo, ngày 28/6/2020, cả 4 hãng hàng không nội địa Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco đều lên tiếng khẳng định không còn sử dụng phi công mang quốc tịch Pakistan.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Vietnam Airlines Group khẳng định không sử dụng phi công mang quốc tịch Pakistan

Theo đó, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vasco cho biết đã tiến hành kiểm tra và khẳng định hiện tại toàn bộ phi công nước ngoài của hãng không mang quốc tịch Pakistan, hoặc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ do Pakistan cấp.

Trong khi đó, đại diện hãng hàng không Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng khẳng định không có phi công Pakistan nào đang làm nhiệm vụ cho công ty này. Vietjet còn cho biết, trong tổng số 27 phi công Pakistan làm việc tại các hãng hàng không, chỉ có 11 phi công làm việc cho Vietjet Air (chứ không phải 17 người lái như số liệu mà Cục Hàng không thông báo).

Tuy nhiên, tối 28/6, Cục Hàng không Việt Nam thông tin cho biết cho biết, để đảm bảo tuyệt đối an toàn hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các hãng hàng không Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá.

Hiện tại, theo thông tin báo chí mà Cục Hàng không công bố, tổng số người lái nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 1223 người.

Trong đó, hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines có 309 phi công (chiếm 25,7% trên tổng số 1203 người lái), hãng hàng không Jetstar Pacific có 145 (chiếm 70,3% tổng số 206 người lái), hãng hàng không Vietjet có 622 (chiếm 75,6%  trên tổng số 823 người lái) và hãng hàng không Tre Việt Bamboo Airways có 147 người lái (chiếm 58,6% trên tổng số 251 người lái).

Pakistan International Airlines - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT yêu cầu đình chỉ ngay các phi công Pakistan đang hoạt động ở Việt Nam

Về số lượng rà soát phi công mang quốc tịch Pakistan đang làm việc ở Việt Nam Cục Hàng không khẳng định đã cấp phép cho 27 trường hợp, trong đó, Vietnam Airlines có 6 người, 17 phi công đang phục vụ cho hãng Vietjet Air và một phi công Jetstar Pacific, 15 phi công khác thời gian qua có thể đã rời Việt Nam về nước vì dịch Covid-19.

Câu hỏi đặt ra là, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đã tạm đình chỉ bay 27 phi công Pakistan đang làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, riêng Vietjet xác nhận có 11 phi công, Vietnam Ailines, Bamboo Airways, Vasco đều cam kết không sử dụng phi công Pakistan. Vậy 16 phi công còn lại đang ở đâu? Vì sao lại có sự chênh lệch số liệu trong báo cáo giữa Cục Hàng không Việt Nam và các hãng như vậy?

Các hãng hàng không lên tiếng về việc sử dụng phi công Pakistan

Chiều 28/6, thông tin từ Vietjet xác nhận hãng đang hợp tác với 11 trên tổng số 27 số phi công Pakistan đang làm việc tại Việt Nam. Hãng hàng không này khẳng định không có phi công Pakistan hoặc được cấp chứng chỉ tại Pakistan “đang làm nhiệm vụ bay” cho hãng.

Tuyến bay nội địa Vân Đồn – Đà Nẵng sẽ được mở lại từ ngày 16/5, khai thác bởi Vietnam Airlines với tần suất 3 chuyến/tuần (Thứ 4, 6, Chủ nhật). - Sputnik Việt Nam
Vietnam Airlines nói gì về nữ hành khách ngã từ xe thang máy bay xuống đất tử vong?

Cũng theo Vietjet, hiện hãng đang có 823 phi công. Trong đó 413/431 cơ trưởng là những phi công dày dạn kinh nghiệm với trên 5.000 giờ bay.

Trong khi đó, các hãng hàng không khác bao gồm Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VASCO) và Bamboo Airways đều khẳng định không có ai mang quốc tịch Pakistan hoặc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ do Pakistan cấp trong số các phi công nước ngoài.

Theo Vietnam Airlines, đội bay của Vietnam Airlines và VASCO có tất cả 850 phi công Việt Nam và 106 phi công nước ngoài. Tỷ lệ phi công người Việt chiếm tới gần 90% lực lượng của hai hãng. Trong khi đó, đội bay của Jetstar Pacific hiện có 60 phi công Việt Nam và 145 phi công nước ngoài.

“Các hãng đều không tuyển dụng phi công nước ngoài từ những quốc gia có uy tín không cao trong đảm bảo tuyệt đối an toàn bay hoặc thường xuyên xảy ra các sự cố uy hiếp hay làm mất an toàn khai thác”, Vietnam Airlines bày tỏ.

Máy bay ngập trên không và đường băng tại Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Máy bay Vietnam Airlines nổ lốp ở Tân Sơn Nhất
Về phần mình, Bamboo Airways cho biết toàn bộ phi công trong biên chế của hãng không mang quốc tịch Pakistan, cũng không sử dụng bằng cấp, chứng chỉ do Pakistan cấp. Lực lượng phi công nước ngoài của Bamboo Airways chủ yếu đến từ các nước Anh, Đức, Ý, Pháp, Mỹ, Brazil, Úc...

Có thể thấy, trong số 27 phi công quốc tịch Pakistan đang bị Cục Hàng không đình chỉ để điều tra, hiện mới chỉ ghi nhận được 11 phi công đang làm việc cho Vietjet. 16 phi công còn lại vẫn chưa rõ nơi làm việc vì các hãng hàng không lớn còn lại đều lên tiếng phủ nhận việc sử dụng phi công Pakistan hoặc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ do Pakistan cấp.

Vì sao hãng nói không có phi công Pakistan, Cục Hàng không bảo có?

Sáng nay 29/6, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này. Theo đó, trao đổi với Thanh Niên, ông Đinh Việt Thắng cho hay trong số 27 phi công Pakistan bị Cục tạm đình chỉ, có 15 phu công đã hết hạn hợp đồng và về nước. Còn lại 12 phi công vẫn đang trong hợp đồng (gồm 11 phi công Pakistan của Vietjet và 1 phi công của Jetstar Pacific).

“Bằng phi công có hiệu lực 5 năm, chứng chỉ năng định do Cục Hàng không cấp có hiệu lực 12 tháng, trong thời gian đó thì phi công có quyền đăng ký xin việc bình thường tại các thị trường khác. Việc Cục thống kê số lượng phi công dựa trên thời hạn hiệu lực của chứng chỉ do Cục cấp”, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thông tin.

Lý giải về việc tại sao theo thống kê của Cục Hàng cho thấy vẫn còn 1 phi công Pakistan đang làm việc cho Jetstar Pacific, nhưng hãng lại phủ nhận không có, đại diện Jetstar Pacific cho hay, phi công Pakistan này đã về nước từ khi dịch Covdi-19 xảy ra, hiện không còn ở Việt Nam và không bay cho Jetstar Pacific.

Ngoài chuyên chở hành khách, mỗi ngày Vietjet Air còn khai thác thêm 10 chuyến bay chuyên chở hàng hóa, cùng với đó các chuyến bay thực hiện chuyên chở miễn phí vật tư, trang thiết bị y tế, y bác sĩ phục vụ chống dịch. - Sputnik Việt Nam
Vietjet Air lên tiếng về sự cố máy bay trượt khỏi đường băng ở Tân Sơn Nhất

Liên quan đến quy trình kiểm tra bằng của 27 phi công Pakistan nêu trên, ông Đinh Việt Thắng cho biết, hiện Cục Hàng không Việt Nam đã gửi đề nghị sang phía Pakistan, nhà chức trách nước này phải có trách nhiệm trả lời Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Ông Đinh Việt Thắng cũng thông tin thêm, hiện Cục Hàng không Việt Nam đã gửi đề nghị sang phía Pakistan, chờ cơ quan chức năng nước này xác minh và trả lời.

“Nếu Pakistan nói bằng hợp pháp, hợp chuẩn thì các hãng vẫn sẽ sử dụng các phi công đó bình thường, vì bằng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đã được Cục Hàng không kiểm tra năng lực trước đó. Nhưng trường hợp bằng cấp, chứng chỉ không đảm bảo, chúng tôi sẽ thu hồi bằng và không cho phép phi công hoạt động tại Việt Nam”, ông Thắng cho biết.

Theo ông, quy trình kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ và năng lực phi công của Cục rất chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO.

“Từ trước tới nay, Cục chưa phát hiện trường hợp phi công nào gian lận về bằng lái, vì trước khi cấp chứng chỉ tại Việt Nam đều có kiểm tra và xác định từ nhà chức trách nơi cấp bằng”, Cục trưởng Cục Hàng không cho hay.
Phi công Pakistan được tiếp nhận, cấp phép bay tại Việt Nam như thế nào?

Qua vụ bê bối sử dụng bằng lái giả của phi công Pakistan, nhiều người đặt câu hỏi về quy trình tiếp nhận và cấp phép bay cho phi công phi công nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Vietnam Airlines hỗ trợ người Việt mắc kẹt tại Nhật Bản về nước

Chia sẻ về vấn đề này, thông cáo báo chí của Cục Hàng không Việt Nam cho biết, quy trình cấp phép và năng định cho phi công nước ngoài được thực hiện nghiêm ngặt theo Bộ quy chế An toàn hàng không Việt Nam, các tài liệu hướng dẫn thực hiện và Sổ tay hướng dẫn cấp phép cho nhân viên hàng không.

Ngoài ra, việc kiểm tra cấp phép cũng tuân theo quy định tại Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế. Quy trình này bao gồm 4 bước.

Trước hết, sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép của phi công nước ngoài, Cục Hàng không sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ bao gồm việc kiểm tra thông tin tại các mẫu đơn đề nghị, kiểm tra các điều kiện về tuổi, sức khỏe, bằng cấp, tổng số giờ bay khai thác, số giờ bay trên loại, kinh nghiệm của người đề nghị cấp phép.

Tiếp đó, Cục sẽ liên hệ với nhà chức trách cấp giấy phép gốc của phi công nước ngoài để đảm bảo rằng giấy phép do người lái nước ngoài đề nghị công nhận đã được cấp bởi quốc gia thành viên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), cũng như đảm bảo qui định tối thiểu về cấp giấy phép cho nhân viên hàng không theo Annex 1.

“Tất cả các giấy phép của phi công nước ngoài bay khai thác tại Việt Nam đều được Cục Hàng không Việt Nam cấp trên cơ sở chuyển đổi từ giấy phép nước ngoài do quốc gia thành viên khác của ICAO cấp, trên cơ sở căn cứ vào kết quả sát hạch lý thuyết tại Cục Hàng không Việt Nam và thực hành trên buồng lái mô phỏng được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn”, đại diện Cục Hàng không cho hay.

Nếu xác định tình trạng giấy phép đề nghị chuyển đổi từ phi công nước ngoài đảm bảo không vi phạm qui định hiện hành, Cục Hàng không sẽ tiến hành sát hạch lý thuyết của phi công. Sau khi hoàn tất sát hạch lý thuyết, phi công được sát hạch thực hành trên buồng lái mô phỏng được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn, do giáo viên kiểm tra bay được Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền kiểm tra về kỹ năng bay.

Chỉ những phi công đã hoàn tất tất cả các bước nói trên mới được cấp giấy phép và năng định để được phép bay cho các hãng hàng không tại Việt Nam, trên các máy bay đăng ký tại Việt Nam.

“Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép lái máy bay cho 27 phi công Pakistan tuân thủ các quy chế an toàn hàng không Việt Nam và Công ước Chicago về hàng không dân dụng”, lãnh đạo Cục Hàng không khẳng định.

Máy bay mang số hiệu VN321 tại Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh. - Sputnik Việt Nam
Vietnam Airlines chỉ còn khai thác 8 đường bay nội địa
Cũng theo vị này, đến nay các hãng hàng không Việt Nam chưa ghi nhân trường hợp phi công Pakistan nào liên quan đến vấn đề sự cố hay uy hiếp an toàn bay.

Sau khi tiếp nhận nội dung này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ngay trong ngày 25 tháng 6 năm 2020, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo tạm dừng xếp lịch cho các người lái là người Pakistan làm việc cho các hãng hàng không Việt Nam và ban hành các công văn số 2650 & 2651/CHK-TCATB vào ngày 26/6/2020 yêu cầu các hãng tạm thời không phân lịch bay cho các người lái nêu trên cho đến khi có thông báo mới của Cục Hàng không Việt Nam.

“Cục Hàng không Việt Nam hiện đang phối hợp với nhà chức trách Pakistan rà soát toàn bộ hồ sơ của các người lái Pakistan”, thông cáo báo chí của Cục Hàng không khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала