Foreign Affairs: Đã một đi không trở lại thời hoàng kim quyền lực Hoa Kỳ trong thế giới đơn cực

© REUTERS / LEAH MILLISTổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo các chuyên gia của Foreign Affairs, phản ứng không thích đáng với đại dịch coronavirus, khủng hoảng kinh tế, sự hồi sinh của chính trị dân tộc và củng cố biên giới quốc gia đang làm nổi bật nguy cơ đe doạ chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dựa theo nguyên tắc «Nước Mỹ trên hết».

Đã mất thế ưu việt

Trước đây những lời dự báo về chuyện Mỹ mất thế ưu việt và sự biến đổi trật tự quốc tế đã được nói lên từ lâu và mỗi lần đều không ứng nghiệm. Tuy nhiên, bây giờ những động lực đảm bảo quyền bá chủ của Hoa Kỳ đã trở ngược chống lại chính nó: sau một vòng luẩn quẩn, những yếu tố thuận lợi từng giúp củng cố sức mạnh của Hoa Kỳ lại bắt đầu phát sinh những sự kiện phá hoại làm suy yếu nó.

Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ thừa nhận cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc

Với thế lực ngày càng tăng từ các cường quốc như Trung Quốc và Nga, hệ thống quốc tế tự do đã cạnh tranh mạnh với những dự án độc đoán và phi tự do mà Hoa Kỳ đứng đầu.

«Vị thế thống lĩnh toàn cầu của Hoa Kỳ không chỉ suy yếu, mà còn đổ vỡ. Và tiến trình lao dốc ảnh hưởng này không theo chu kỳ nữa mà trở thành cố định», - các chuyên gia của Foreign Affairs nhận xét.

Trong thời kỳ đơn cực, Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ cùng nhau khai thác độc quyền thực sự để trở thành «người bảo hộ». Không có nguồn hỗ trợ nào khác, nhiều nước thiên về khả năng tuân thủ những điều kiện mà phương Tây đặt ra để ban phát sự giúp đỡ. Nhưng ngày nay, tình thế đã thay đổi: phương Tây không còn độc quyền «bảo hộ» nữa, các cường quốc khác đưa ra khái niệm thay thế về trật tự quốc tế, thu hút ban lãnh đạo của những nước yếu hơn.

Tăng cường sự hợp tác Trung-Nga

Trong nhiều năm, các học giả và chính trị gia phương Tây lập luận rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục tuân thủ nguyên tắc và chuẩn mực của trật tự quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu. Nhưng hiện nay, mặc dù từng nhiều thập kỷ nghi kỵ và ganh đua với nhau, cả Matxcơva và Bắc Kinh đều đang cố gắng phấn đấu tái cấu trúc nền chính trị quốc tế.

Trí tuệ nhân tạo  - Sputnik Việt Nam
Lầu Năm Góc đánh giá hợp tác của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ

Trung Quốc và Nga cũng dẫn đầu trong việc tạo lập những thể chế quốc tế mới và diễn đàn khu vực, trong đó không tính đến phần tham gia của Hoa Kỳ và phương Tây trên bình diện rộng hơn, ví dụ như BRICS. Ngoài ra, nhiều tổ chức an ninh khu vực mới đang được tạo lập theo sáng kiến của Trung Quốc và Nga.

Như các tác giả bài báo trên Foreign Affairs kết luận, các chính trị gia Mỹ có thể chuẩn bị cho một trật tự thế giới sau khi hoàn tất quyền bá chủ toàn cầu. Nếu họ giúp bảo vệ cốt lõi của hệ thống Mỹ, chính quyền Mỹ sẽ có thể đảm bảo rằng Hoa Kỳ không nằm trong số những nước thua trận trong cuộc đấu vì trật tự quốc tế mới. Tuy nhiên, như các chuyên gia khái quát, để đạt tới thành tựu như vậy, Washington cần thừa nhận rằng thế giới hôm nay đã không còn giống với thời kỳ dị thường trong lịch sử là những năm 1990 và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

«Đã qua rồi và sẽ không bao giờ trở lại thời hoàng kim của quyền lực Mỹ trong thế giới đơn cực», - các tác giả của Foreign Affairs kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала