Delhi và Tokyo kết bạn để chống lại ai?

© Ảnh : JMSDFCuộc tập trận hải quân Nhật-Ấn
Cuộc tập trận hải quân Nhật-Ấn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các cuộc tập trận hải quân của hải quân Ấn Độ và Nhật Bản gần đây ở Ấn Độ Dương đã làm nảy sinh rất nhiều suy đoán, mục đích của động thái này chính là chống lại ai đây?

Đối thủ khả năng là Trung Quốc

Ít người nghi ngờ rằng nhu cầu tập trận hải quân của Ấn Độ và Nhật Bản xuất phát từ cơ sở thực tế gia tăng tích cực rõ ràng về yêu sách từ phía Trung Quốc đối với vùng đất của các nước láng giềng. Một ví dụ là hành vi của quân đội Trung Quốc ở biên giới với Ấn Độ ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, nơi các cuộc đụng độ đã diễn ra từ tháng Năm, dẫn đến thương vong về người. Một ví dụ khác là sự xâm chiếm thường xuyên của các tàu Trung Quốc vào vùng biển xung quanh Quần đảo Senkaku (quần đảo Điếu Ngư), mà Tokyo coi là của riêng mình. Bắc Kinh giải thích hành động của mình bằng sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng không đồng ý với cách giới lãnh đạo Trung Quốc biện minh cho quyền của họ đối với các lãnh thổ biên giới. Ngoài ra, ngày nay dường như nhiều người cho rằng Bắc Kinh ngày càng nghiêng về các phương pháp mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Ví dụ, mặc dù nhiều lần tuyên bố về mong muốn gia nhập Đài Loan vào Trung Quốc đại lục bằng biện pháp hòa bình, máy bay quân sự của Trung Quốc ngày nay là khách thường xuyên trên bầu trời Đài Loan, gây hoang mang cho người dân trên đảo.

Tàu khu trục Nhật Bản Kurama - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc có khả năng đáp trả bất kỳ hành động hải quân nào của Ấn Độ và Nhật Bản
Nhiều nhà phân tích trên các phương tiện truyền thông khu vực đưa ra "phán quyết công bằng": "Các cuộc tập trận chung của các hạm đội Ấn Độ và Nhật Bản ở Ấn Độ Dương cho thấy hai nước đang trở nên gần gũi hơn khi coi Trung Quốc là mối đe dọa chung đối với họ".

Một trong những nhà ngoại giao cấp cao của Ấn Độ cho rằng các cuộc tập trận hải quân này báo hiệu cho Trung Quốc rằng cần phải giải quyết các vấn đề gây tranh cãi bằng các phương pháp ngoại giao thay vì gây hấn. Một tuyên bố gây tranh cãi theo ý kiến ​​của tôi. Việc Ấn Độ và Nhật Bản tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung thể hiện rõ ràng ý định của các nhóm cầm quyền ở các quốc gia này nhằm tăng hiệu quả chiến đấu của các lực lượng vũ trang của chính họ, và có nghĩa là nên chuẩn bị tốt hơn cho chiến tranh.

© Ảnh : JMSDFCuộc tập trận hải quân Nhật-Ấn
Delhi và Tokyo kết bạn để chống lại ai? - Sputnik Việt Nam
Cuộc tập trận hải quân Nhật-Ấn

NATO châu Á có triển vọng không?

Theo một số nhà phân tích, việc tăng cường hoạt động quân sự ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là minh chứng cho tính cấp bách trở lại của “Bộ tứ kim cương” Đối thoại An ninh bốn bên (Quad) - nhóm chiến lược quân sự không chính thức giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Ý tưởng hợp nhất bốn quốc gia này, với tư cách « người mang ý tưởng» của nền dân chủ tự do, thuộc về Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông đã phát biểu về nó vào năm 2007. Mười năm sau, ý tưởng này đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn, ông đã đưa nó vào khái niệm của mình về "Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do".

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Thỏa thuận quân sự Úc – Ấn Độ: liên minh tiềm năng đe dọa Trung Quốc

Và kể từ năm 2017, hợp tác quân sự giữa bốn quốc gia đã tăng cường rõ rệt. Các cuộc họp của tướng lĩnh quân đội cấp cao và các nhà ngoại giao được tổ chức,  các cuộc tập trận quân sự của bốn nước đang diễn ra. Các nhà tổ chức của họ tuyên bố rằng mục tiêu của họ là đảm bảo an ninh trong khu vực và tự do hàng hải ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhưng ít ai ngờ rằng mục đích thực sự của liên minh này là chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Xét rằng thành phần quân sự chiếm ưu thế trong QUAD, một số nhà báo gọi đây là "liên minh NATO Châu Á" hiện thời chưa được chính thức thành lập bằng thỏa thuận nào cả.

Và mặc dù Đối thoại An ninh bốn bên  không có đăng ký hợp pháp, nhưng trong điều kiện hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, nó có triển vọng.

"Khi Trung Quốc ngày càng quan tâm đến khu vực, thì các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều hơn, đặc biệt là các quốc gia "bộ Tứ", có nghĩa vụ phải xích lại gần với nhau hơn", - đó là ý kiến của một trong những nhà ngoại giao Ấn Độ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала