Việt Nam nêu lập trường về Biển Đông, luật an ninh Hồng Kông, ASEAN-Trung Quốc

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam đã trao công hàm phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa. Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh không tái diễn hành động vi phạm chủ quyền quốc gia cũng như gây phức tạp tình hình Biển Đông.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Việt Nam ủng hộ chính sách một quốc gia hai chế độ của Trung Quốc, các vấn đề liên quan đến Hồng Kông là công việc nội bộ của Bắc Kinh. Việt Nam mong muốn tình hình Hồng Kông sớm ổn định và phát triển thịnh vượng.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tàu khảo sát Trung Quốc HD4 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế cũng như ưu tiên của ASEAN trong việc cùng Trung Quốc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, tránh xung đột, đảm bảo an ninh và hòa bình trong khu vực.

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa

Ngày 2/7 trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông từ ngày 1/7-5/7 tại khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

“Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho quy trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc, và việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

USS Theodore Roosevelt - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến săn ngầm ở Biển Đông: Mỹ dằn mặt Trung Quốc
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Việt Nam có giao thiệp, trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia này.

“Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại các hành vi tương tự trong tương lai”, bà Lê Thị Thu Hằng bày tỏ.

Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa

Ngày 29/6, Cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc (MSA) tuyên bố Hải quân nước này sẽ tiến hành các cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông từ 1/7 đến ngày 5/7 tới đây.

Theo thông báo của Cục Hải sự Hải Nam, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễn tập dài 5 ngày tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bên trong khu vực giới hạn bởi 6 tọa độ 17°16.24N 111°24.65E; 18°02.19N, 112°59.45E; 16°58.63N, 113°48.37E; 16°29.12N, 113°44.93E, 15°41.19N, 112°38.17E, 16°03.58N, 111°26.69E.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan

Thông báo của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cũng yêu cầu mọi tàu thuyền tránh xa khỏi các khu vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc không cho biết mục đích cuộc tập trận cũng như lực lượng tham gia cuộc tập trận hải quân.

Trước đó, hồi tháng 8/2019, Trung Quốc từng tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật trái phép ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nơi mà Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974.

Thời gian qua, Trung Quốc thực hiện một loạt hành động phi pháp, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, gây hấn ở Biển Đông trong khi các nước trong khu vực đang quay cuồng chống Covid-19. Nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc liên tục nhiều lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Bãi Tư Chính, sau đó bám sát tàu khoan của phía Malaysia.

Chưa hết, nhiều vụ tàu Trung Quốc đâm chìm và đe dọa tàu cá cùng ngư dân Việt Nam cũng được ghi nhận. Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và ban hành lệnh cấm đánh bắt cá.

Việt Nam lên tiếng vụ tàu khảo sát HD4 Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế

Cũng trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao, liên quan đến thông tin tàu khảo sát HD4 của Trung Quốc hoạt động đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đây, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, tất cả mọi hoạt động thăm dò, khảo sát, khai thác của các bên đều phải có sự đồng ý của Việt Nam.

“Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát phải có sự đồng ý của Việt Nam, phù hợp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và công ước của UNCLOS 1982 có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực biển Đông, trong khu vực cũng như trên thế giới”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

USS Nimitz - Sputnik Việt Nam
Đừng to mồm ở Biển Đông: Sát thủ tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới dọa được Mỹ
Trên thực tế, Việt Nam đã nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phátngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị, đồng thời, Hà Nội đề nghị Bắc Kinh không làm phức tạp tình hình Biển Đông.

Bên cạnh đó, trong Tuyên bố Chủ tịch ASEAN 2020 về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 coi Biển Đông là vấn đề hệ trọng liên quan đến an toàn, an ninh khu vực. Cụ thể nhấn mạnh, sự cần thiết phải thúc đẩy xây dựng niềm tin chung, kêu gọi các bên kiềm chế không có hành động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định cũng như tránh những hành động có thể tiếp tục làm phức tạp tình hình và theo đuổi các giải pháp giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình theo các nguyên tắc được công nhận trên toàn cầu theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Trung Quốc, ASEAN cam kết tiếp tục đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 2/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin ở Hội nghị tham vấn ASEAN - Trung Quốc, hai bên đã trao đổi và thống nhất một số định hướng quan trọng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) chủ trì Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc

Trong đó, ASEAN và Trung Quốc cam kết đàm phán COC. Tiến trình đàm phán COC đã chịu ảnh hưởng, gián đoạn vì dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19).

Tại Hội nghị, các nước ASEAN và Trung Quốc khẳng định lại cam kết phối hợp thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin nhằm đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có Biển Đông, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và sớm nối lại đàm phán Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả.

Phát biểu tại Hội nghị tham vấn quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc (ACSOC) lần thứ 26 hôm 1/7, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu xây dựng COC phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, thay mặt các nước ASEAN trình bày về các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống nổi lên trong khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh ASEAN đã triển khai cách tiếp cận an ninh toàn diện trong bối cảnh khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp đan xen do nhiều thách thức đang nổi lên.

“Đối thoại và hợp tác, xây dựng lòng tin và chia sẻ các chuẩn mực đóng vai trò then chốt trong giải quyết tất cả các thách thức an ninh. ASEAN và Trung Quốc cần đẩy mạnh hợp tác nâng cao năng lực chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ.

Theo Thứ trưởng, trong quan hệ và ứng xử giữa các quốc gia, cần đề cao nguyên tắc tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế và giải quyết hoà bình các tranh chấp và khác biệt.

GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương báo cáo “Những điểm mới trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng” - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc không từ bỏ Biển Đông và Việt Nam không thể có Đảng mạnh mà nhà nước yếu

Thứ trưởng khẳng định ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982.

Ngoài ra, các nước cũng ghi nhận thông báo của Việt Nam, trong vai trò Chủ tịch ASEAN về kế hoạch tổ chức các Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2020.

Phản ứng của Việt Nam về luật an ninh quốc gia Hồng Kông

Trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị Bộ Ngoại giao cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 30/6, tại kỳ họp lần thứ 20 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 13, các thành viên Uỷ ban thường vụ đã bỏ phiếu thông qua Luật bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu hành chính Hồng Kông. Luật này được thi hành kể từ ngày công bố.

Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc thông qua Luật an ninh quốc gia Hồng Kông

Về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình Hồng Kông.

“Lập trường của Việt Nam về tình hình Hong Kong đã được nêu rõ. Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc, luật cơ bản Hồng Kông và các quy chế liên quan của Hồng Kông”, bà Lê Thị Thu Hằng bày tỏ.
“Các vấn đề liên quan đến Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc. Việt Nam mong muốn tình hình Hong Kong được ổn định và phát triển thịnh vượng, là một trung tâm tài chính, kinh tế quan trọng của thế giới”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc vừa thông qua cho đặc khu Hồng Kông ngày 30/6 trên thực tế là điều luật mới nhắm vào các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với lực lượng nước ngoài đe dọa an ninh quốc gia, với mức án tối đa cho người vi phạm là tù chung thân.

Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc công bố dự luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông

Cũng theo luật mới, Trung Quốc sẽ thành lập cơ quan an ninh quốc gia ở Hồng Kông để hướng dẫn về việc thực thi luật này.

Trước sự việc này, các nước phương Tây đã chỉ trích Bắc Kinh, cho rằng đây là bước đi làm suy yếu các quyền tự trị của Hồng Kông. Đồng thời, chính phru Anh nhất trí cho phép khoảng 3 triệu người Hồng Kông cùng những người phụ thuộc được định cư ở Anh và có cơ hội nhập tịch nếu muốn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала