Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật lệ và lòng tin?

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng SOM Việt Nam chủ trì hội nghị.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng SOM Việt Nam chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Biển Đông, an ninh hàng hải, khủng bố, an ninh mạng, tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện vẫn là những vấn đề nóng bên cạnh đại dịch Covid-19.

Đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề cập vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông, kêu gọi tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế ở các vùng biển tranh chấp.

Thúc đẩy lòng tin, tăng cường hợp tác, đối thoại, đảm bảo an ninh khu vực, thiết lập trật tự dựa trên luật lệ, nâng cao vai trò hợp tác kênh quốc phòng-quân sự trong ARF và ADMM+ trong bối cảnh Covid-19 và hậu Covid-19 là những nội dung chính tại trực tuyến Chính sách an ninh ARF (ASPC) tại Hà Nội.

Củng cố hợp tác quốc phòng trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Sáng nay 8/7, trong vai trò chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Chính sách an ninh ARF (ASPC) tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chủ trì hội nghị.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam chủ trì hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Hội nghị ADSOM+: Các lãnh đạo Quốc phòng cấp cao bàn về Biển Đông và Covid-19

Thành phần tham dự hội nghị gồm có đoàn 26 đối tác trong khuôn khổ ARF, Ban Thư ký ASEAN, cùng tùy viên quân sự các nước ASEAN và các nước đối tác.

Tại hội nghị, đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu bật quyết tâm của Việt Nam và các nước tham dự có mặt ngày hôm nay về khả năng chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng hy bọng sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp giữa các nước ARF tại Hà Nội vào cuối năm nay.

Trưởng ADSOM Việt Nam đánh giá cao kết quả Đối thoại Quan chức Quốc phòng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF DOD), được tổ chức hôm 1/7 vừa qua. Đây là tiền đề để chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị ASPC ngày hôm nay.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNQuang cảnh Hội nghị trực tuyến Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ASPC).
Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật lệ và lòng tin? - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ASPC).

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong lúc đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới, đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của người dân, việc tổ chức hội nghị ASPC là rất kịp thời để các quốc gia trong khuôn khổ ARF có thể chia sẻ quan điểm về tình hình thế giới, khu vực và vai trò của hợp tác quốc phòng trong bối cảnh Covid-19 và hậu Covid-19.

Nhà máy ô tô Vinfast đem lại ngồn ngân sách lớn cho thành phố Hải Phòng.  - Sputnik Việt Nam
Mặc Covid-19, căng thẳng Biển Đông, thương chiến, Việt Nam vẫn là quốc gia sáng giá

Đồng thời, Hội nghị cũng là cơ hội để các thành viên thảo luận nhằm nâng cao vai trò hợp tác kênh quốc phòng-quân sự trong ARF cũng như sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa ARF và ADMM+.

Hội nghị được chia thành 3 phiên làm việc. Tại phiên làm việc thứ nhất, các thành viên đưa ra quan điểm về tình hình thế giới, trong khu vực và các chính sách quốc phòng. Tiếp theo, các đại biểu thảo luận về việc tăng cường kết nối giữa ARF và ADMM+. Cuối cùng, hội nghị thảo luận về tăng cường vai trò hợp tác quốc phòng ARF.

Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có những chia sẻ quan điểm về tình hình thế giới. Theo ông, đại dịch Covid-19 đã phô bày một thế giới hết sức mong manh trước tác động của những thách thức an ninh phi truyền thống.

Trước đây, dịch bệnh là vấn đề thuộc về lĩnh vực y tế, xã hội, môi trường, kinh tế. Tuy nhiên, rõ ràng với những gì đang diễn ra, đây cũng là vấn đề về an ninh, quốc phòng và an toàn của mỗi nước, cũng như đặt ra nhu cầu về sự hợp tác toàn diện để phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Thực tế đã cho thấy, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa để đối mặt với những thách thức hiện nay, cũng như những thách thức trong tương lai.

Theo tướng Vịnh, trong công tác phòng chống dịch bệnh, hợp tác quốc phòng đã cho thấy vai trò quan trọng. 

“Cũng thông qua dịch Covid-19 này, các nước càng nhận ra rằng, sự hợp tác quốc phòng là cần thiết để ngăn chặn chiến tranh, tạo dựng lòng tin chiến lược để tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Và trong việc đối phó với dịch bệnh, hợp tác quốc phòng đóng vai trò hết sức quan trọng”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của chính phủ cũng như hợp tác giữa các ngành, quốc phòng đã và đang đóng vai trò tích cực và chủ động, xúc tiến hợp tác quốc tế trên bình diện song phương và đa phương rất hiệu quả.

Biển Đông, khủng bố, an ninh biển, an ninh mạng, Triều Tiên vẫn là vấn đề nóng

Phát biểu tại Hội nghị, ngoài việc đề cập đến thực tế đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế, xã hội, đời sống người dân khu vực cũng như trên thế giới, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh còn nêu rõ các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thông vẫn tồn tại.

“Mặc dù Covid-19 đang hoành hành và thu hút sự chú ý của toàn thế giới, làm các hoạt động khác giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh dịch Covid-19, các thách thức an ninh cả truyền thống và phi truyền thống vẫn tồn tại và không mất đi, các điểm nóng vẫn tiếp tục tồn tại, gây ra quan ngại ở nhiều khu vực trên thế giới”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói.

Đồng thời, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nhấn mạnh, vẫn còn tồn tại nhiều điểm nóng trên thế giới và khu vực. Đó là các vấn đề như an ninh mạng, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, khủng bố, an ninh môi trường và an ninh biển, trong đó có biển Đông.

USS Gabrielle Giffords - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Mỹ, tàu khảo sát HD4 Trung Quốc và tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm gì ở Biển Đông?

Do đó, các quốc gia ARF cần phải tiếp tục quan tâm, không để những thách thức an ninh khác đe dọa sự ổn định của khu vực. Đây cũng là lý do vì sao Hội nghị ASPC nêu lên các vấn đề liên quan tới thách thức an ninh cũng như hợp tác để xử lý các thách thức này.

Trước thách thức này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, cần có một sự hợp tác rộng lớn, xây dựng lòng tin, bày tỏ thiện chí để giải quyết mọi vấn đề an ninh trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với một tinh thần thiện chí vì lợi ích của quốc gia mình, đồng thời vì lợi ích của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Nhật Bản nêu vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông

Nhiều ý kiến phát biểu tại Hội nghị ngày 8/7 bày tỏ quan ngại, trong khi cả thế giới đang căng mình chống dịch bệnh do coronavirus thì vẫn xuất hiện những hành động đơn phương, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở khu vực.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu lập trường về Biển Đông, luật an ninh Hồng Kông, ASEAN-Trung Quốc

Đặc biệt, vấn đề hòa bình, ổn định ở Biển Đông được nhiều đại biểu đại diện Bộ Quốc phòng các nước và liên minh châu Âu đề cập.

Về vấn đề Biển Đông, phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Nishida Yasunori cho rằng việc một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị chìm khi va chạm với tàu Trung Quốc ở Biển Đông là điều đáng quan ngại.

Theo ông Nishida Yasunori, những nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng, đặc biệt trong vấn đề hàng hải ở Biển Đông đang làm ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Trước tình hình đó, Nhật Bản ủng hộ cách giải quyết hòa bình, ủng hộ an ninh, an toàn hàng hải theo luật định quốc tế.

“Nhật Bản tin vào một trật tự hàng hải mở, tự do dựa trên luật lệ ở Biển Đông. Chúng tôi đã chứng kiến một số sự kiện, trong đó có việc thiết lập các viện nghiên cứu cũng như thiết lập một huyện hành chính mới tại Biển Đông và một số hiện tượng khác có thể gây ra căng thẳng, ví dụ như một tàu đánh cá của Việt Nam chìm sau khi va chạm với tàu Hải cảnh của Trung Quốc. Điều này đã gây ra quan ngại ở khu vực Biển Đông. Vấn đề đạn đạo Bắc Triều Tiên cũng là vấn đề khiến cộng đồng quốc tế quan ngại”, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chia sẻ.

Thứ trưởng Yasunori nêu rõ, Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ lập trường của ASEAN, đặc biệt là tuyên bố chung của lãnh đạo Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua, đó là giải quyết các vấn đề một cách hoà bình, các lãnh đạo ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì, thúc đẩy hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

“Nhật Bản có lợi ích trong việc duy trì trật tự thế giới, vì thế chúng tôi mong muốn được hợp tác với tất cả các nước”, ông Nishida Yasunori nhấn mạnh.

Theo đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cộng đồng quốc tế cần hợp tác cùng nhau đối mặt với các khó khăn này, tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) là điều rất quan trọng, cũng như việc giải giáp các loại vũ khí, tên lửa đạn đạo, đe dọa nghiêm trọng an ninh và hòa bình trong khu vực.

“Điều cần thiết là cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia cùng chia sẻ các giá trị. Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do của chúng tôi chia sẻ quan điểm của ASEAN. Để thực hiện chiến lược này, Nhật Bản sẽ thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Từ khi đại dịch Covid-19 nổ ra, nhu cầu đối thoại của các quốc gia thành viên vẫn không thay đổi mà chỉ có tăng lên. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin tự do, rộng mở và minh bạch về bệnh dịch”, Thứ trưởng Nishida Yasunori cho biết.
Bằng luật lệ và lòng tin: Các bên nên kiềm chế, tránh xung đột ở Biển Đông

Tán đồng ý kiến của Nhật Bản, ông Guillaume Descot thuộc Cơ quan hành động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng các hành động đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông đã, đang gây ra những vấn đề an ninh, đe dọa hòa bình trong khu vực. EU kêu gọi các nước kiềm chế và thực hiện đúng các cam kết, tránh dùng vũ lực và các hành động gây căng thẳng.

“EU cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN về thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ và cũng như quản trị biển dựa trên luật lệ và lòng tin. Đây là cách duy nhất để duy trì lòng tin và sự đồng thuận”, ông Guillaume Descot đề nghị.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan
Về phần mình, đại diện Bộ Quốc phòng New Zealand, ông Mike Thompsom, Cục trưởng Cục Châu Á, Tổng cục Quốc tế cho biết ủng hộ các cơ chế mà ASEAN giữ vai trò trung tâm, kêu gọi các bên liên quan trong khu vực giải quyết những bất đồng ở Biển Đông thông qua các giải pháp hòa bình.

Theo ông Thompson, New Zealand cũng có lợi ích ở Biển Đông vì hơn 50% lượng hàng hóa bằng đường biển của chúng tôi đi qua khu vực này.

“Chúng tôi cũng ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN trong khu vực Biển Đông để hướng tới xây dựng COC, Ngoài ra, đảm bảo lợi ích của quốc gia khác trong khu vực, chúng tôi ủng hộ cơ chế mà ASEAN giữ vai trò trung tâm”, đại diện Bộ Quốc phòng New Zealand nhấn mạnh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) chủ trì Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là cơ chế do kênh ngoại giao chủ trì, chú trọng vào xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa. Kể từ khi được thành lập vào năm 2004, Hội nghị ASPC đã mở ra kênh đối thoại, trao đổi mới giữa các quan chức quốc phòng, nhà ngoại giao và các chuyên gia nghiên cứu quân sự.

Các mục tiêu chính của ASPC bao gồm: Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác các biện pháp xây dựng lòng tin trong giới quân sự khuôn khổ ARF và sự tham gia của các quan chức quốc phòng ARF, mở các kênh đối thoại và trao đổi mới giữa các quan chức quốc phòng, nhà ngoại giao và các chuyên gia nghiên cứu quân sự, tăng cường hơn nữa sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các quan chức quốc phòng, tiếp tục thúc đẩy và chứng minh vai trò của ARF và nâng cao vị thể của diễn đàn này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала