Lực lượng tên lửa phòng không bảo vệ vững chắc bầu trời Nga

CC BY-SA 3.0 / Leonidl / S-25 Berkut trong bảo tàng của khu thử nghiệm Kapustin Yar
S-25 Berkut trong bảo tàng của khu thử nghiệm Kapustin Yar - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 8 tháng 7 là Ngày binh chủng tên lửa phòng không của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga. Hiện nay ở nước Nga các tổ hợp tên lửa phòng không (SAM) là cơ sở của hệ thống phòng không chiến lược.

Về các đặc điểm kỹ thuật và khả năng chiến đấu, các hệ thống phòng không của Liên Xô và Nga đã và đang được coi là tốt nhất trên thế giới và do đó đang có nhu cầu trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Lịch sử lực lượng tên lửa phòng không

Lực lượng Tên lửa Phòng không đã được thành lập vào ngày 8/7/1960. Vào ngày này, theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô đã thành lập bộ tư lệnh mới chỉ huy lực lượng phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên, trên thực tế, các đơn vị tên lửa phòng không đầu tiên đã được thành lập ở Liên Xô vào đầu những năm 1950.

Hệ thống phòng không đầy đủ giá trị đầu tiên là S-25 Berkut đã được trang bị cho quân đội vào năm 1955 và đã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Matxcơva. Hệ thống phòng không bao gồm 56 vị trí bắn cố định nằm trên hai vành đai nằm cách trung tâm thủ đô Liên Xô 45- 50 km và 85-90 km. Nhiệm vụ phát hiện mục tiêu đã được giao cho các trạm radar quan sát vòng tròn nằm cách xa Matxcơva 200-300 km và 25-30 km. Thiết bị định vị của mỗi hệ thống tên lửa phòng không thực hiện nhiệm vụ dẫn đường tên lửa tới mục tiêu (60 tên lửa phòng không có khả năng bắn đồng thời tới 20 mục tiêu ở độ cao từ 3 đến 25 km).

© Sputnik / Vladimir Akimov / Chuyển đến kho ảnhS-25 Berkut tại Lễ duyệt binh Chiến thắng Matxcơva ngày 7 tháng 11 năm 1966
Lực lượng tên lửa phòng không bảo vệ vững chắc bầu trời Nga - Sputnik Việt Nam
S-25 Berkut tại Lễ duyệt binh Chiến thắng Matxcơva ngày 7 tháng 11 năm 1966

Các hệ thống Berkut được triển khai vào năm 1958 có khả năng hoạt động hoàn toàn đồng bộ. Vào thời điểm đó kết quả này đã được coi gần như lý tưởng. Sau đó, vào giữa những năm 1970, hệ thống Berkut đã được hiện đại hóa triệt để và có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không bay với tốc độ lên tới 4.300 km / giờ trên độ cao từ 0,5 đến 35 km. Điều này đã cho phép Berkut tiếp tục phục vụ quân đội trong một thời gian nhất định.

Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
"Dvina" - lá chắn pháo-tên lửa của Việt Nam

Tuy nhiên, một nhược điểm đáng kể của S-25 là độ ổn định tương đối thấp, do đó nó dễ bị tổn thương. Để bảo vệ một số lượng lớn các cơ sở quan trọng trên lãnh thổ Liên Xô khỏi các cuộc tấn công từ trên không, các nhà thiết kế đã tập trung nỗ lực để phát triển các hệ thống phòng không di động có thể tự di chuyển hoặc được vận chuyển bằng đường sắt đến các vị trí mới.

S-75 - cựu chiến binh của các cuộc xung đột cục bộ

Tổ hợp đầu tiên trong số đó là S-75 nổi tiếng đã được trang bị cho quân đội vào năm 1957. Tùy theo phiên bản sửa đổi, hệ thống này được biết đến dưới các tên gọi Dvina, Desna, Volkhov, Volga. Hệ thống này đã ra trận lần đầu không phải ở Liên Xô mà ở Trung Quốc. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1959, với sự giúp đỡ của nó, chiếc máy bay trinh sát tầm xa RB-57D của Không quân Đài Loan đã bị bắn hạ ở vùng lân cận Bắc Kinh trên độ cao hơn 20 km. Vào ngày 16 tháng 11 năm 1959, gần Volgograd, tên lửa S-75 đã bắn rơi khinh khí cầu trinh sát của Mỹ ở độ cao 28 km.

© Flickr / Alan WilsonTổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina".
Lực lượng tên lửa phòng không bảo vệ vững chắc bầu trời Nga - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina".

Và một sự kiện nổi tiếng nhất là việc bắn hạ trên lãnh thổ Liên Xô máy bay do thám U-2 của Mỹ vào ngày 1 tháng 5 năm 1960. Hai quả tên lửa của tổ hợp S-75 đã bắn trúng mục tiêu ở độ cao 21,6 km tại vùng Ural. Phi công Francis Powers nhảy dù xuống mặt đất đã bị bắt giữ. Nhân tiện, khi đó các chiến sĩ của đơn vị tên lửa quá ư thận trọng: trên màn hình radar chưa hoàn hảo, những mảnh vỡ lớn của máy bay đã thắp sáng như các mục tiêu mới, và chỉ huy của sư đoàn tên lửa phòng không tiếp tục phóng tên lửa vào chúng. Tuy nhiên, nhiệm vụ chiến đấu đã được hoàn thành, vì vậy cấp trên đã nhắm mắt làm ngơ trước việc đơn vị này đã sử dụng quá nhiều tên lửa.

Lần thứ hai tổ hợp S-75 đã phóng tên lửa để bắn hạ phi cơ do thám U-2 của Mỹ trên bầu trời Cuba vào ngày 27 tháng 10 năm 1962. Trong thời gian cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất trên biển Caribê, Liên Xô và Hoa Kỳ suýt chút nữa tới bờ vực chiến tranh hạt nhân.

© Flickr / cclark395Máy bay ném bom chiến đấu Mỹ F-4 "Phantom" II
Lực lượng tên lửa phòng không bảo vệ vững chắc bầu trời Nga - Sputnik Việt Nam
Máy bay ném bom chiến đấu Mỹ F-4 "Phantom" II

Tất nhiên, không thể không nhắc đến phần đóng góp to lớn của hệ thống phòng không S-75 trong việc bắn trả trước các đợt tấn công của không quân Mỹ ném bom xuống nước Việt Nam DCCH. Vào ngày 24/7/1965, một khẩu đội S- 75 đã bắn hạ 3 chiếc máy bay tiêm kích F-4 Phantom đang bay ở độ cao 5 km. Ban đầu, các tổ hợp S-75 do chuyên gia Liên Xô điều khiển, đồng thời họ đã huấn luyện các binh sĩ Việt Nam. Và không lâu sau đó các chiến sĩ Việt Nam không chỉ làm chủ được các tổ hợp mà còn vượt qua các giáo viên (ví dụ, các binh sĩ Việt Nam đã đạt được kết quả nổi bật - thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu khoảng 40 phút thay cho 1,5 giờ theo tiêu chuẩn). Tính tổng cộng, trong những năm chiến tranh, 60 sư đoàn S-75 đã phóng 6.800 tên lửa, đã bắn rơi trên bầu trời Việt Nam, theo những nguồn tin khác nhau, từ 1.290 đến 2.000 máy bay Mỹ các loại, bao gồm từ 54 đến 60 máy bay B- 52.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn mua lại của Thổ Nhĩ Kỳ S-400 của Nga

Hoạt động và trang bị của lực lượng tên lửa phòng không Nga

Hiện nay, binh chủng tên lửa phòng không là một phần của Lực lượng Không quân Vũ trụ thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. Các tổ hợp tên lửa phòng không tạo thành hệ thống hỏa lực chính của lực lượng này. Hệ thống phòng không S-300 Favorit đang được thay thế bằng các hệ thống S-400 Triumph tiên tiến hơn được trang bị cho quân đội kể từ năm 2007. S-400 có khả năng phát hiện các mục tiêu khí động học và đạn đạo bay với tốc độ lên tới 17.380 km\giờ (14,5 Mach) ở khoảng cách lên tới 600 km liên tục suốt cả ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu, có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách từ 2 đến 250 km và ở độ cao từ 2 đến 35 km. Và để tiêu diệt các mục tiêu mà sức mạnh của S-400 rõ ràng là quá mức, trong năm nay hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350 Vityaz sẽ được chuyển giao cho lực lượng không quân vũ trụ. Thiếu tướng Sergei Babakov, Tư lệnh Lực lượng phòng thủ tên lửa, cho biết rằng, S-350 được thiết kế để bảo vệ khỏi các cuộc không kích lớn bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hệ thống này có thể bắn trúng mục tiêu ở phạm vi lên tới 120 km, ở độ cao tới 25 km, ngay cả khi mục tiêu bay với tốc độ 9.000 km\giờ (7,5 Mach).

© Sputnik / Ramil Sitdikov / Chuyển đến kho ảnhS-350 "Vityaz"
Lực lượng tên lửa phòng không bảo vệ vững chắc bầu trời Nga - Sputnik Việt Nam
S-350 "Vityaz"

Trong khi đó, quân đội Nga đang chờ đợi hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo và đầu đạn của chúng ở những nơi mà cho đến nay chưa thể làm được, cũng như các mục tiêu siêu âm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала