Tại sao châu Âu và châu Á từ bỏ khí đốt hóa lỏng LNG từ Mỹ?

© AP Photo / Steven SenneKho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ
Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giá nhiên liệu xanh ở châu Âu và châu Á đang ở mức thấp trong nhiều năm qua. Không có lý do để mua vào LNG Mỹ, ngay cả Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cũng thừa nhận như vậy. Khách hàng từ chối hơn một trăm giao dịch được lên kế hoạch cho mùa hè. Kết quả là xuất khẩu sụp đổ gần 63,6%.

Tại sao khí đốt từ bên kia đại dương hóa ra lại trở nên vô dụng - theo tài liệu của Sputnik.

Giá đã giảm

Năm ngoái, xuất khẩu ròng khí đốt tự nhiên Hoa Kỳ đạt 54,7 tỷ mét khối - tăng 20,7 tỷ so với năm 2018. Theo Cheniere Energy, nhà sản xuất khí hóa lỏng LNG lớn nhất, trong quý đầu tiên, doanh số toàn cầu đạt 100 triệu tấn - nhiều hơn 10 triệu so với năm 2019. Tăng trưởng được tạo ra chủ yếu do người Mỹ.

© REUTERS / Gary CameronKho chứa khí hóa lỏng ở Hoa Kỳ
Tại sao châu Âu và châu Á từ bỏ khí đốt hóa lỏng LNG từ Mỹ? - Sputnik Việt Nam
Kho chứa khí hóa lỏng ở Hoa Kỳ

Kế hoạch đầy tham vọng: năm 2020 - 67,2 tỷ mét khối, năm 2021 — 79,5 tỷ. Những số liệu này được công bố vào tháng 1 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Nhưng rõ ràng là điều này sẽ không xảy ra.

Nguồn cung tăng trong bối cảnh mùa đông ấm áp và nhu cầu hạn chế do đại dịch coronavirus làm giảm mạnh thị trường khí đốt châu Âu và châu Á. Giá trung bình tại điểm trung chuyển TTF châu Âu trong bốn tháng đầu năm  giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2019, giao hàng giao ngay tại Nhật Bản giảm 44%.

đá phiến sét khí ở Pennsylvania, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Dầu đá phiến Mỹ được dự đoán một tương lai ảm đạm

Ngay trong tháng 4, việc xuất khẩu LNG Mỹ sang châu Âu đã trở nên không thực tế về mặt kinh doanh. Các công ty lớn châu Âu và châu Á đã hủy hợp đồng cho tháng 6-7.

Theo Bloomberg, hàng từ các nhà máy LNG Mỹ trong tháng 4 đã giảm gần 30%. Đến tháng 5, xuất khẩu giảm hơn một phần ba, bao gồm cả do đại dịch coronavirus.

Kinh tế không bền vững

Dự báo tháng 6 của Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ rất bi quan. Khách hàng châu Âu và châu Á đã hủy mua 110 lô hàng LNG: 70 lô bị hủy vào tháng 6-7 và 40 lô trong tháng 8. Nguồn cung cấp khí đốt tới các cảng biển Hoa Kỳ giảm hơn một nửa từ cuối tháng 3, từ mức kỷ lục 277 triệu mét khối mỗi ngày trước đó.

"Giá giao ngay cho khí đốt tự nhiên và LNG ở châu Âu - Á đã làm suy yếu khả năng kinh tế của hàng xuất khẩu Mỹ, vốn cực kỳ nhạy cảm về giá", - theo các nhà phân tích EIA.

Theo ước tính của họ, trung bình khoảng 101 triệu mét khối mỗi ngày được gửi từ Mỹ đến châu Âu, châu Á vào tháng 6, và  tháng 7 tháng 8 sẽ là 62 triệu, gần 25% tiềm năng xuất khẩu.

Sản xuất khí đốt tại Ras Laffan, Qatar - Sputnik Việt Nam
Thị trường khí đốt sau đại dịch coronavirus: liệu có đi theo con đường của “dầu mỏ”

Tiếp tục rơi giá

Các cảnh báo của chuyên gia được xác nhận bằng việc khách hàng nước ngoài tiếp tục từ chối mua khí đốt ít nhất cho đến cuối mùa hè: giá hợp đồng tương lai ở Mỹ cao hơn giá châu Âu cho đến tháng Chín.

6 nhà máy LNG Mỹ, hoạt động hết công suất thơi gian tháng 1 - 4, trong tháng 5, đã giảm còn 65% công suất. Vào đầu tháng 7, sẽ còn 50% hoặc thậm chí ít hơn, theo khảo sát của Platts Analytics vào tháng 6.

"Vì lợi thế về giá thực tế đã biến mất, việc từ chối nguồn cung từ Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian", Nikos Tsafos, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ, cho biết.

Theo ông Igor Yushkov, nhà phân tích hàng đầu của Quỹ An ninh năng lượng quốc gia, người mua hiện sẵn sàng trả giá LNG Mỹ ở mức thậm chí  không bao gồm chi phí hóa lỏng và vận chuyển. Nạn nhân chính là terminal Sabine Pass  - đầu tiên và lớn nhất của Hoa Kỳ: khách hàng mua trước khối lượng trong bối cảnh giá cao, và đến thời điểm vận hành vào năm 2016, tình hình đã thay đổi. Kể từ đó nhà máy toàn chịu lỗ.

© Ảnh : goldenpassterminal.comGolden Pass LNG Terminal trên đường thủy Sabine-Neches ở Sabine Pass, Texas
Tại sao châu Âu và châu Á từ bỏ khí đốt hóa lỏng LNG từ Mỹ? - Sputnik Việt Nam
Golden Pass LNG Terminal trên đường thủy Sabine-Neches ở Sabine Pass, Texas

Theo Bộ Năng lượng, xuất khẩu LNG từ Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2020 trung bình 218 triệu mét khối mỗi ngày, nhưng đã giảm 17% trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Năm. EIA dự kiến ​​nguồn cung sẽ bắt đầu tăng trong tháng 9, do nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu đang dần hồi phục.

Các thùng chứa uranium làm giàu thấp để sử dụng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân tại một cảng ở St. Petersburg, Nga. Lưu trữ hình ảnh - Sputnik Việt Nam
Mỹ chuẩn bị chiến tranh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Chết chìm trong khí đốt

Tuy nhiên, các ngân hàng đầu tư lớn nhất không quá lạc quan như vậy. Như các nhà phân tích giải thích, nguồn cung ứng nhiên liệu khổng lồ đã tích lũy đầy ắp trên thế giới. Thương mại LNG quốc tế sụp đổ, các kênh phân phối quan trọng dầu đá phiến Mỹ đóng lại. Và kể từ khi dầu một lần nữa tăng giá lên 40 đô la / thùng, các công ty dầu mỏ tiếp tục sản xuất và tung ra rất nhiều khí đốt giá rẻ ra thị trường dưới dạng sản phẩm phụ.

Do giá giảm ở châu Âu, nơi được coi là một "bãi chứa" truyền thống cho LNG Mỹ, theo nhà phân tích BofA Securities, hiện không có nhu cầu tại đó. Bây giờ, thay vì bán ra nước ngoài, nhiên liệu được bơm vào các bể và kho chứa.

Theo Goldman Sachs, do bãi bỏ xuất khẩu, dự trữ khí đốt Mỹ sẽ tăng thêm 21,52 tỷ mét khối, cao hơn gần một phần ba so với một năm trước, và 18% so với mức trung bình trong năm năm qua. Đến tháng 10, khả năng lưu trữ khí đốt của đất nước có thể cạn kiệt, sẽ dẫn đến việc giảm kỷ lục khai thác và sản xuất LNG.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала