Việt Nam có cần "giải pháp thời chiến” để cứu doanh nghiệp?

© Ảnh : TTXVN phátHà Nội kết nối nông sản các vùng miền về tiêu thụ tại Thủ đô.
Hà Nội kết nối nông sản các vùng miền về tiêu thụ tại Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Giải pháp thời chiến” không phù hợp, không có cơ sở pháp lý, “giải pháp thời chiến” chỉ là một khái niệm có ý nghĩa tinh thần.

Vừa qua Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Tài chính phải tiếp tục có đề xuất về gói hỗ trợ lần hai. Hai gói hỗ trợ, một là tài khóa như giãn, giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất quy mô 180.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng, đã phần nào phát huy tác dụng, nhưng chưa thực sự hiệu quả. Ý kiến chung từ các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế là cần triển khai gói hỗ trợ lần hai. Vấn đề quan trọng nhất là tháo gỡ các điều kiện để doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn.

Vì sao cần gói hỗ trợ lần hai?

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã bị sụt giảm đến 80% lượng đơn hàng xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái, cho dù đã phần nào được hỗ trợ từ gói hoãn, giảm thuế của Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Nếu Bộ trưởng không làm được thì điều mấy trăm tỷ sang đơn vị khác

Điều đáng ngạc nhiên với họ là các gói tín dụng, an sinh xã hội cần hơn để có được dòng tiền thì lại gần như không thể tiếp cận được. Theo thông tin từ Bộ Lao động- Thương binh -Xã hội thì hiện mới chỉ giải ngân được khoảng 0.3% gói hỗ trợ doanh nghiệp vay trả lương. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế là 10% GDP, tương ứng 30 tỷ USD tại Việt Nam.

“Đặc biệt là gói 690 triệu USD lãi suất 0% cho doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động ngừng việc. Rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được.
Vì không tiếp cận được, doanh nghiệp không có đơn hàng, không có doanh thu, từ đây phát sinh việc không thể hỗ trợ người lao động. Cho nên, nhiều lao động phải nghỉ việc”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Minh bình luận với Sputnik”.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tới thời điểm này, hiệu quả từ các gói hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng do dịch đều thấp hơn nhiều so với mục tiêu. Bộ Tài chính tính đến hết tháng 6 số tiền đã giãn thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp thực tế chỉ đạt 24% của gói tài khóa.

Cần phải nhấn mạnh rằng, gói hỗ trợ doanh nghiệp trị giá khoảng 180.000 tỷ VND không phải là “bơm tiền” cho các doanh nghiệp mà là cáс biện pháp hỗ trợ tài khóa như giãn thuế, giảm thuế và một số loại phí được tính. Gói này chủ yếu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các đối tượng có nguy cơ phá sản cao hơn so với các doanh nghiệp lớn và rất lớn. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế hồi tháng 4/2020, để chuẩn bị thực hiện gói hỗ trợ 180.000 tỷ VND cho các doanh nghiệp thì đại dịch COVID-19 trên thế giới sẽ đạt đỉnh vào tháng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2020. Và đến tháng 7, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phục hồi sản xuất, còn các doanh nghiệp lớn và rất lớn, vốn có dự trữ tài chính, nguyên vật liệu nhiều hơn có thể trụ lại được cho tới hết quý II/2020.

Quang cảnh buổi họp báo.  - Sputnik Việt Nam
Báo động: Gần 1/3 dân số Việt Nam thất nghiệp, giảm thu nhập vì Covid-19

Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 6 và đầu tháng 7, đại dịch COVID-19 không những không suy giảm mà còn có chiều hướng phức tạp hơn. Trung bình cứ từ 4 ngày đến 1 tuần thì thế giới lại có thêm một triệu ca nhiễm mới và khoảng 4.000 đến 5.000 ca tử vong. Nhiều nước đã phải tái áp dụng các biện pháp ngăn chặn và cách ly xã hội. Trong số đó có nhiều nước là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU, và thậm chí là cả Trung Quốc.

“Tình hình đó ảnh hưởng rất lớn đến việc phục hồi sản xuất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vốn dựa vào các thị trường này. Vì vậy, cần có thêm một gói hỗ trợ nữa để giúp các doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất, giữ chân lao động, nhất là lao động có tay nghề khá trở lên và tiếp tục duy trì kho nguyên liệu vốn đã cạn dần sau nhiều tháng bị ách tắc giao thương.
Một điểm cũng cần nhấn mạnh là diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên thế giới. Với nguy cơ kéo dài nó đã bắt đầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lớn và rất lớn. Nguồn nguyên phụ liệu của họ cũng đứng trước nguy cơ cạn kiệt trong khi vẫn chưa thể khai thông các tuyến nhập khẩu do giao thương vẫn bị dịch bệnh làm cho ách tắc. Vì vậy, gói hỗ trợ thứ hai vừa giúp các doanh nghiệp lớn và rất lớn vượt qua khó khăn, vì các doanh nghiệp này, với số vốn lớn và năng lực sản xuất lớn có thể tạo được những giá trị thặng dư rất lớn một khi khi phục hồi sản xuất”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
“Để đạt được hiệu quả, theo tôi kịch bản cho lần hỗ trợ thứ hai cần có sự thay đổi về cách tiếp cận theo hướng Chính phủ chia sẻ một phần rủi ro cùng doanh nghiệp, đặc biệt trong vấn đề tín dụng. Với tình hình  doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, thị trường đi xuống, tiêu dùng đi xuống, họ sẽ khó có nguồn thu để chi trả nợ”, - Chuyên gia tài chính Nguyễn Hoàng nếu ý kiến của mình với Sputnik.

Làm sao để triển khai gói hỗ trợ lần hai hiệu quả?

Bộ Lao động Thương binh xã hội đang đề xuất với Chính phủ nới lỏng tiêu chí được nhận hỗ trợ từ gói vay 16.000 tỉ đồng. Bỏ tiêu chí ngặt nghèo là doanh nghiệp không có nguồn thu mới được vay vốn, gia hạn gói vay đến hết tháng 12 năm nay: Đó là hai điểm chính trong thực hiện gói hỗ trợ lần hai.

“Việc thực hiện gói hỗ trợ lần 1 được đánh giá là không hiệu quả. Trước hết là vì để chống thất thoát, chống lợi dụng và chống việc áp dụng sai đối tượng, các gói hỗ trợ tài kháo để duy trì sản xuất (180.000 tỷ VND) và cả gói hỗ trợ an sinh (62.000 VND) đều quy định rất chặt về thủ tục áp dụng. Trong đó có việc chứng minh thiệt hại để được nhận hỗ trợ.
Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chu trình sản xuất từ đầu vào tới đầu ra kéo dài thì việc chứng minh thiệt hại chỉ trong vòng vào ba tháng không hề đơn giản. Có những doanh nghiệp tuy ban đầu chưa thể nhận thấy rõ ngay thiệt hại do dịch bệnh gây ra (phần lớn là gián tiếp) mà phải tới nửa năm sau hoặc hơn mới có thể có đủ dữ liệu đẻ giải trình. Nhưng đến khi đó thì các nguồn vốn đã cạn, nguyên phụ liệu cho đầu vào cũng sử dụng hết. Khi đó mới hỗ trợ thì đã muộn”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Vì vậy, ai cũng hiểu là cần có những biện pháp nới lỏng các điều kiện, tính toán lại theo dự báo tình hình mới để gói hỗ trợ thứ nhất phát huy hết tác dụng. Việc sử dụng các gói hỗ trợ tài khóa bằng cách giảm, miễn thuế, phí, tiền sử dụng đất,.v.v… mới chỉ là miễn giảm trách nhiệm của doanh nghiệp chứ chưa phải là hỗ trợ sản xuất, nói đúng hơn, chưa phải là hỗ trợ đầu tư.

“Trong sản xuất thì hỗ trợ đầu tư mới là động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Gói hỗ trợ thứ nhất không giải quyết được vấn đề kích thích sản xuất mà mới chỉ giải quyết vấn đề “cứu đói” cho doanh nghiệp mà thôi”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói tiếp với Sputnik.
“Gói hỗ trợ thứ hai sẽ không được sử dụng đại trà như gói hỗ trợ thứ nhất mà phải sử dụng có trọng tâm trọng điểm. Những doanh nghiệp không có khả năng phục hồi sớm sẽ phải “nhường” cho các doanh nghiệp ở một số lĩnh vực có tiềm năng phục hồi sớm hơn, trừ các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu, các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với quốc phòng và an ninh, kể cả an ninh phi truyền thống”, - Chuyên gia tài chính Nguyễn Hoàng nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Những doanh nghiệp có năng lực phục hồi sớm, nhanh và mạnh, nếu được hỗ trợ đúng cách, sẽ đóng vai trò là các đầu tàu, kéo theo sự phục hồi của các doanh nghiệp khác.

35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng nhất châu Á?

Một điểm cũng nên chú ý là, trong đề xuất về gói hỗ trợ thứ hai không đề cập đến việc bổ sung gói hỗ trợ an sinh thứ nhất gồm 62.000 tỷ VND. Việc thực hiện gói hỗ trợ an sinh này vẫn đang tiếp tục được giải ngân.

“Đối với việc tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ dân sinh thì trong giai đoạn tới, sẽ chú trọng vào việc giải quyết cho hơn 30 triệu lao động bị ảnh hưởng, đặc biệt là lao động có tay nghề khá và cao, trong khi vẫn tiếp tục thực hiện nốt phần còn lại đối với những người thuộc tầng lớp yếu thế trong xã hội. Đây cũng là một biện pháp để duy trì sản xuất và giữ động lực cho giai đoạn phục hồi mạnh mẽ hơn có thể diễn ra vào thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Có cần “giải pháp thời chiến”?

Hiện nay, ở Việt Nam, có thể nghe ý kiến cho rằng, tình hình đòi hỏi "giải pháp thời chiến". Vậy giải pháp này có thực sự cần hay không ?

Bộ trưởng Bộ Kê hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chưa thể mở cửa, chống suy thoái kinh tế như chống giặc

“Trong hoàn cảnh đó mà đặt vấn đề giải pháp thời chiến là không phù hợp, ngay cả khi dịch bệnh trên thế giới và ở một số nước Đông Nam Á vẫn còn phức tạp. Thêm vào đó, khái niệm “giải pháp thời chiến” không hề có trong hệ thống pháp luật và pháp điểm Việt Nam. Vì vậy, nếu áp dụng sẽ không có cơ sở pháp lý”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Còn có một khái niệm tương tự là “tình trạng khẩn cấp” thì khái niệm ấy cũng không thể áp dụng khi chưa hề có tình huống khẩn cấp nào diễn ra theo quy định của pháp luật. Và cuối cùng thì “giải pháp thời chiến” chỉ là một khái niệm có ý nghĩa tinh thần. Và tinh thần này không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã được Thủ tướng Việt nam nêu ra ngay từ khi dịch COVID-19 mới “mon men” qua biên giới Việt Nam. Đó là tinh thần “Chống dịch như chống giặc”. Nhưng đó không phải là cơ sở pháp lý để có thể áp dụng “giải pháp thời chiến”.

“Có lẽ những người nêu ra đề xuất này học theo cách của người Mỹ khi họ đang lâm vào thế nguy hiểm do COVID-19 bùng phát ngày một mạnh ở Mỹ, chứ không hề căn cứ vào thực tế tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và cách thức, tính chất, đặc điểm tác động của dịch COVID-19 tới xã hội Việt Nam”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала