Các biện pháp của Mỹ nhắm vào Trung Quốc gây bất lợi cho các đồng minh của họ

Đăng ký
Vào tháng tới, Hoa Kỳ sẽ áp đặt lệnh cấm mua sản phẩm từ các công ty sử dụng thiết bị, linh kiện hoặc công nghệ từ Huawei và bốn nhà sản xuất Trung Quốc khác. Lệnh cấm này do Hội đồng quản lý việc mua sắm liên bang (FAR) ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 13-8.

Washington giải thích rằng, quyết định này đã được thông qua để bảo vệ an ninh quốc gia. Hoa Kỳ viện dẫn lý do thông tin sẽ có thể bị đánh cắp và chuyển đến Bắc Kinh để làm cơ sở cho lệnh cấm này.

Các công ty Nhật Bản đang đối mặt với sự lựa chọn khó

Theo Nikkei Asian Review, quyết định này khiến các công ty Nhật Bản phải đối mặt với sự lựa chọn khó. Một mặt, chính quyền Nhật Bản đã chi tiêu ra đến 580 tỷ USD để làm ăn với Washington, mua sản phẩm dịch vụ trong năm 2019, và phía Mỹ đã mua 1,5 tỷ USD thiết bị và dịch vụ từ các doanh nghiệp Nhật. Mặt khác, Washington ước tính rằng, chi phí để các đối tác nước ngoài tuân thủ thật chặt chẽ quy định mới ước tính lên đến 80 tỷ USD. Ngoài ra, chỉ còn rất ít thời gian để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.

Huawei  - Sputnik Việt Nam
Mỹ tuyên bố rằng Huawei và ZTE là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia

Hơn nữa, các doanh nghiệp chưa hiểu rõ lệnh cấm mới của Washington có nghĩa gì khi nói về việc cấm sử dụng các sản phẩm của một số nhà sản xuất Trung Quốc. Xét theo thông tin công khai, ở đây nói về các sản phẩm của Huawei, ZTE, Hangzhou Hikvision Digital Technology, Zhejiang Dahua Technology, cũng như Hytera Communications bị liệt vào danh sách đen. Nhưng, lệnh cấm mới của Mỹ sẽ nghiêm ngặt đến mức nào? Chẳng hạn, liệu có thể sử dụng các thiết bị chuyển mạch của các nhà sản xuất Trung Quốc trong các mạng công ty? Nếu công ty đã lắp đặt camera Hikvision trong văn phòng thì cũng sẽ bị cấm mua sắm của chính phủ Hoa Kỳ? Nếu những nhân viên của công ty sử dụng điện thoại thông minh Huawei: điều đó cũng bị cấm hay không? Chưa có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi này.

Nippon Telegraph & ĐT khẳng định rằng, họ sẽ thay thế tất cả các sản phẩm Trung Quốc trước khi quy định của Mỹ có hiệu lực và không có ý định tiếp tục sử dụng chúng. Tập đoàn SoftBank của Nhật cũng đang loại dần thiết bị của Huawei và ZTE ra khỏi mạng không dây thế hệ thứ 4. Tuy nhiên công ty vẫn duy trì sản xuất điện thoại thông minh 5G với linh kiện từ ZTE và khẳng định không có kế hoạch thay đổi ở hiện tại.

Mỹ tiếp tục tấn công Huawei

Trung Quốc không chỉ là nhà cung cấp linh kiện quan trọng nhất mà còn là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm và hàng hóa trung gian của các nhà sản xuất Nhật Bản. Nhật Bản đã cung cấp chip và vi mạch trị giá hàng tỷ đô la cho Huawei. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với tập đoàn Trung Quốc nhằm mục đích kiềm chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc, - Giáo sư Zhou Yongsheng từ Viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc nói với Sputnik. Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ đang phải đối mặt với sự lựa chọn khó: hoặc chịu tổn thất kinh tế lớn, hoặc bị mất sự ủng hộ chính trị của Mỹ, chuyên gia nói.

Khách tham quan  đeo khẩutrang bảo vệ tại cửa hàng Huawei - Sputnik Việt Nam
Mỹ tìm được lý do để chặn tài sản của Huawei
"Các cuộc tấn công của Mỹ vào Huawei và các công ty khác của Trung Quốc có một mục tiêu chính - cản trở sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Hoa Kỳ muốn loại bỏ một đối thủ cạnh tranh. Từ quan điểm này, cuộc tấn công vào Huawei chỉ là những nỗ lực của Mỹ duy trì ưu thế vượt trội về công nghệ bằng mọi cách và phương tiện. Washington xuất phát chủ yếu từ lợi ích của chính mình, đồng thời họ muốn lôi kéo thêm đồng minh để gây áp lực lên Trung Quốc. Tuy nhiên, như được biết, các công ty Nhật Bản bán chip cho Huawei trị giá 50-60 tỷ nhân dân tệ. Vì vậy, các yêu cầu mới của Hoa Kỳ khiến các công ty và chính quyền Nhật Bản phải đối mặt với một lựa chọn khó. Nếu Nhật Bản đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, họ sẽ chịu tổn thất kinh tế rất lớn. Nếu không, Tokyo sẽ phải gánh chịu áp lực của Mỹ trong một thời gian dài".

Nhiều đối tác của Mỹ phải chịu tác dụng phụ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm kiềm chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Ví dụ, do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei, Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loam (TSMC) có thể mất khách hàng lớn thứ hai chỉ sau Apple đóng góp từ 15% đến 20% doanh thu của TSMC. Nhà sản xuất Đài Loan tuyên bố sẽ ngừng cung cấp sản phẩm cho Huawei từ tháng 9. Công ty ARM của Anh cũng buộc phải chấm dứt hợp tác với tập đoànTrung Quốc. Các công ty Mỹ cũng bị thiệt hại: ví dụ, 60% doanh thu của Qualcomm đến từ thị trường Trung Quốc. Trong năm ngoái, Huawei đã mua chip trị giá hơn 18 tỷ USD. Ngoài ra còn có những công ty khác của Trung Quốc, dù không thành công như Huawei, nhưng cũng hoạt động trên quy mô lớn.

Do đó, những hành động xúi giục của Mỹ nhằm gây ra những tranh cãi chính trị với Trung Quốc đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chắc chắn sẽ không có kết quả tốt ở đây: các doanh nhân sẽ mất hoặc là thị trường Trung Quốc hoặc là thị trường Mỹ. Chắc là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chính sách gây áp lực lên các đồng minh của mình để hợp lực chống lại các công ty Trung Quốc. Và chỉ có rất ít người có thể chống lại ý chí của Hoa Kỳ, chuyên gia Zhou Yongsheng nói.

"Theo tôi, trong tình hình hiện tại, các đồng minh của Mỹ sẽ lên tiếng phản đối yêu cầu của Mỹ bằng cách nào đó. Rõ ràng là các đồng minh của Hoa Kỳ trong “Liên minh 5 con mắt” (FiveEye) sẽ theo sát Washington. Và Nhật Bản luôn ủng hộ lập trường của Mỹ đối với Huawei. Một số nước phương Tây, ví dụ như Đức, đang cố gắng duy trì sự độc lập tương đối. Nhưng, ngay cả với Đức, bây giờ thật khó dự đoán liệu Berlin có thể công khai phản đối Mỹ hay không".
Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc công bố dự luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông

Trên thực tế, Đức đang cố gắng duy trì sự trung lập trong tình hình hiện tại. Sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel nhậm chức vào năm 2005, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gần gấp năm lần lên đến 110 tỷ euro. Do đó, bất chấp áp lực chính trị từ Washington, Berlin không vội vàng đi theo, vì lợi ích kinh tế của các công ty Đức đang bị đe dọa. Ví dụ, vài ngày sau khi Anh thông qua quyết định cấm Huawei khỏi mạng 5G, đồng thời yêu cầu nhà mạng loại bỏ thiết bị Huawei trước năm 2027, chính quyền Đức đã tuyên bố rằng, hiện tại không có lý do gì để thắt chặt chính sách đối với tập đoàn Trung Quốc. Bản thân bà Merkel cũng không đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Bắc Kinh liên quan đến việc Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. Mặc dù vì điều này, Thủ tướng Đức đã phải lắng nghe những lời chỉ trích ngay cả từ các đồng minh của bà trong đảng CDU.

Thật khó để dự đoán liệu Washington có thể lôi kéo những nước khác vào trò chơi chống Trung Quốc hay không. Một mặt, có thí dụ với Vương quốc Anh, nước đã chống lại khá lâu. London đã cố gắng tìm sự thỏa hiệp để làm hài lòng Washington và không làm tổn thương bản thân quá nhiều, nhưng cuối cùng, chính nước Anh sẽ phải chịu gánh nặng chi phí.

Song, trong điều kiện khủng hoảng hiện nay, không ai muốn tăng chi phí. Ví dụ, theo dự báo của Deloitte, GDP của khu vực eurozone có thể giảm tới 7,5% trong năm 2020.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала