Dự án LNG với Mỹ “cứu” Việt Nam khỏi bị Trump trừng phạt?

© AP Photo / Steven SenneKho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ
Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Donald Trump từng phàn nàn rằng Hà Nội hưởng quá nhiều lợi thế từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và đe dọa áp đặt thuế quan đối với Việt Nam do thâm hụt thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng lớn.

Nhằm cân bằng cán cân thương mại, Việt Nam đã tìm cách nhập khẩu thêm hàng hóa của Hoa Kỳ, đặc biệt là các mặt hàng năng lượng như than đá và khí hóa lỏng LNG. Dự án Nhà máy điện khí Chân Mây liên doanh Việt – Mỹ có thể giúp Việt Nam cân bằng cán cân thương mại với Washington.

Cũng trong ngày 22/7, Việt Nam và các bên thực hiện ký kết 4 dự án gồm dự án nhà máy điện khí tại Cà Ná - tỉnh Ninh Thuận, dự án phát triển nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Chân Mây - tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn – tỉnh Bình Thuận, hợp tác thu xếp tài trợ giữa TPBank – Bamboo Capital với tổng giá trị hơn 20 tỷ USD.

Liên doanh Hoa Kỳ-Việt Nam với kế hoạch đầu tư tới 6 tỷ USD vào Nhà máy điện khí LNG

Theo NYT, Công ty Cổ phần Chân Mây LNG (Chan May LNG), một công ty liên doanh của Hoa Kỳ-Việt Nam, có kế hoạch đầu tư số tiền lên tới 6 tỷ đô la vào một dự án nhà máy điện khí ở Việt Nam nhằm nỗ lực kiếm thêm thu nhập trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao của quốc gia Đông Nam Á này.

“Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng từ năm 2021 khi nhu cầu về điện vượt xa việc xây dựng các nhà máy mới”, NYT nhận định.

Dự án tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ bao gồm một nhà máy điện 4,000MW, trạm LNG và kho chứa trang thiết bị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chân Mây LNG John Rockhold chia sẻ bên lề Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 (Vietnam Energy Summit).

Việc xây dựng nhà máy năng lượng dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm tới, theo đó, giai đoạn đầu tiên của nhà máy 2,4 GW sẽ được vận hành bắt đầu từ năm 2024 và toàn bộ nhà máy sẽ chính thức hoạt động từ năm 2027, Rockhold cho biết.

"Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ Hoa Kỳ cho dự án, vì họ có sẵn LNG để bán", ông nói. "Chúng tôi có một số nhà cung cấp LNG từ Hoa Kỳ và chúng tôi đang đặt hàng ngay bây giờ."
“Khi đi vào hoạt động đầy đủ, dự án sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 tỷ đô la Mỹ LNG mỗi năm”, ông nói thêm rằng nó sẽ giúp thu hẹp thâm hụt thương mại mà Hoa Kỳ đang có với Việt Nam.
“Việt Nam đã tìm cách nhập khẩu thêm hàng hóa của Hoa Kỳ, như than đá và LNG, để thu hẹp khoảng cách thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm của mình trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung”, NYT cho biết.

Đối với Công ty Cổ phần Chân Mây LNG, có 60% giá trị sở hữu do các nhà đầu tư Hoa Kỳ nắm giữ và 40% thuộc về Việt Nam.

Đại diện của doanh nghiệp này cho biết một số tổ chức đã thể hiện sự quan tâm đến việc tài trợ cho các dự án, bao gồm Ngân hàng EximBank của Hoa Kỳ, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và International Finance Corp.

Tổng Giám đốc Rockhold cũng thông tin, nhà máy sẽ sử dụng tua-bin từ General Electric.

"Dự án hiện đang nằm được Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam xem xét. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm nhận được giấy phép đầu tư vào mùa thu này", ông Rockhold nói.

4 dự án đầu tư năng lượng hơn 20 tỷ USD vừa được ký kết

Ngày 22/7, Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020, triển khai thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngay trong sáng cùng tại Diễn đàn cấp cao về phát triển Năng lượng Quốc gia 2020 này, các đại biểu đã chứng kiến 5 hoạt động ký kết đầu tư giữa các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam, khu vực cũng như thế giới.

Theo đó, có 4 dự án ký kết đáng chú ý gồm dự án nhà máy điện khí tại Cà Ná - tỉnh Ninh Thuận, dự án phát triển nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Chân Mây - tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn – tỉnh Bình Thuận, hợp tác thu xếp tài trợ giữa TPBank – Bamboo Capital.

Bản hợp đồng giá trị nhất và nổi bật nhất trong đó chính là dự án điện gió ngoài khơi La Gàn thuộc tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD.

Đây là dự án do Tập đoàn Copenhagen Infrashtructure Partners (CIP), thay mặt Quỹ thị trường Mới I, cùng với Asiapetro và Novasia Energy ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận.

Được biết, với công suất tiềm năng lên đến 3,5GW, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt

Ninh Thuận: Đề xuất chuyển vùng xây điện hạt nhân sang làm điện khí ở Cà Ná

Ngày 22/7, phát biểu tại diễn đàn Năng lượng cấp cao Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu đã đề xuất hàng loạt kiến nghị để đưa địa phương này trở thành trung tâm về năng lượng của cả nước.

Theo đó, nhằm khai thác lợi thế của tỉnh Ninh Thuận để thành lập các trung tâm năng lượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị cần xác lập cụ thể vị trí khu vực của Ninh Thuận để đưa vào trong chỉ đạo triển khai thực hiện của Nghị quyết 55 vừa được ban hành.

Theo ông Phạm Văn Hậu, một trong những chủ trương lớn của Nghị quyết 55 làchủ trương phát triển năng lượng khí LNG và tập trung phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG. Địa phương vốn đã có cảng Cà Ná với lợi thế là cảng nước sâu, có thể tiếp nhận tàu thương mại đến 250.000 tần.

Cảng Cà Ná cũng tọa lạc trên vị trí gần với tổ hợp khí 6.000 MW mà Thủ tướng đã đồng ý bổ sung giai đoạn 1 của tổ hợp 1.500 MW.

Chính vì lẽ đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất với Chính phủ cho phép chuyển quy hoạch 4.600MW đã quy hoạch trong sơ đồ VII về điện hạt nhân sang đầu tư tổ hợp điện khí LNG Cà Ná.

Cũng tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thiên Định cũng kiến nghị với Chính phủ có chính sách bổ sung quy hoạch sơ đồ VII dự án điện khí Chân Mây, nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Ông Phan Thiên Định cho biết, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng phê duyệt có diện tích 27.108ha, có nhiều khu chức năng, trong đó có khu vực đất công nghiệp, cùng với hệ thống cảng biển nước sâu và dịch vụ hậu cảng. Tất cả những yếu tố này phù hợp với việc phát triển dự án điện khí quy mô lớn.

"Dự án điện khí được triển khai tại khu vực này sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nói riêng, tạo ra động lực tăng trưởng cho cả Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng nói chung", ông Định cho biết.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án được nghiên cứu, đề xuất với sự tham gia ban đầu của các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển Dự án Nhà máy điện khí tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (quy mô 6 tỉ USD) với đại diện CTCP Chân Mây LNG đối với dự án này.

Hiện nhà chức trách đang xây dựng Quy hoạch điện VIII. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, quy hoạch này sẽ tạo ra không gian phát triển nguồn điện phù hợp. Các dự án điện sẽ linh hoạt theo lợi thế của từng khu vực, như điện gió phát triển ở khu vực Nam Trung Bộ, điện mặt trời ở Tây Nguyên, điện khí có thể đầu tư ở khu vực có cảng nước sâu.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cảnh báo việc quy hoạch điện phải gắn với quy hoạch hạ tầng, hệ thống đường truyền tải điện, hệ thống kho cảng, hệ thống dẫn khí do vấn đề hiện nay là kho cảng khí chưa có quy hoạch rõ ràng nên "mạnh ai nấy làm, trăm hoa đua nở, có thể dẫn tới khủng hoảng nếu không kiểm soát tốt".

"Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, trên cơ sở quy hoạch Chính phủ sẽ yêu cầu Bộ Công thương lập kế hoạch từng thời kỳ, công bố cho các nhà đầu tư biết. Đây là để tạo môi trường đầu tư nhưng cũng là công cụ kiểm soát phát triển bền vững năng lượng", Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала