Bắc Kinh sẽ đáp trả London như thế nào?

© Sputnik / Maria Plotnikova / Chuyển đến kho ảnhKhu trung tâm thương mại Bắc Kinh - Gomao
Khu trung tâm thương mại Bắc Kinh - Gomao - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với các công ty của Anh và châu Âu sau khi London quyết định cấm mua thiết bị mới của Huawei cho mạng 5G từ năm tới. Truyền thông Trung Quốc và phương Tây dẫn nguồn là các chuyên gia cho biết, Jaguar Land Rover, BP và một số công ty châu Âu khác có thể bị đặt dưới mối đe dọa.

Cần lưu ý rằng đối với Bắc Kinh, đây sẽ là một biện pháp cực đoan trong trường hợp Hoa Kỳ thành lập được một liên minh chống Trung Quốc và châu Âu thống nhất được các nỗ lực trong việc gây tổn hại cho lợi ích của các công ty Trung Quốc.

Vòng xoáy leo thang mới

Tuần trước, một vòng xoáy leo thang mới đã diễn ra trong quan hệ Anh-Trung. Chính phủ của ông Boris Johnson đã phán quyết về tương lai của Huawei ở nước này. Đến cuối năm 2020, Vương quốc Anh phải ngừng mua thiết bị mới của Huawei để xây dựng mạng 5G và đến năm 2027, các nhà khai thác di động phải loại bỏ hoàn toàn các thành phần của nhà cung cấp Trung Quốc khỏi mạng 5G của mình.

Huawei - Sputnik Việt Nam
Mỹ và Anh sẽ tìm cách thay thế thiết bị của Huawei dùng cho mạng 5G

Ở một mức độ nhất định, quyết định này có vẻ như là một sự thỏa hiệp, vì, trước tiên, nó chỉ ảnh hưởng đến các mạng thế hệ mới, trong khi cơ sở hạ tầng viễn thông hiện tại sẽ không bị thay đổi. Thứ hai, một số nghị sĩ bảo thủ chống Trung Quốc còn khăng khăng đòi loại trừ hoàn toàn Huawei khỏi các mạng vào năm 2023. Tuy nhiên, Trung Quốc coi đây là động thái không thân thiện của London. Đó là một quyết định tai hại của Vương quốc Anh khi coi đối tác thương mại quan trọng nhất của mình là Trung Quốc như một kẻ thù, Global Times viết.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab rằng London đang đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông chỉ tổ thêm dầu vào lửa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án mạnh mẽ những hành động này, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ không cho phép can thiệp vào công việc nội bộ.

Chính thức, Bắc Kinh mới chỉ hứa rằng sẽ đưa ra các biện pháp quyết đoán để đáp trả hành động của chính phủ Anh chống lại Trung Quốc, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, nhưng không nói chính xác sẽ thực thi những biện pháp nào. Tuy nhiên, một số cơ quan truyền thông Trung Quốc và phương Tây, dựa vào các nguồn và ý kiến chuyên gia, cho rằng Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp đối xứng chống lại các công ty Anh. Ví dụ, Global Times viết rằng Jaguar Land Rover, BP và HSBC ở Trung Quốc có thể phải đối mặt với số phận tương tự như Huawei ở Anh.

© REUTERS / MATTHEW CHILDSTrụ sở chính của Huawei tại Anh
Bắc Kinh sẽ đáp trả London như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Trụ sở chính của Huawei tại Anh

Chính sách "mắt đền mắt, răng đền răng"

Trong khi đó, Trung Quốc không có khuynh hướng theo đuổi chính sách "mắt đền mắt, răng đền răng", vì nếu làm thế sẽ gây tổn hại cho cả lợi ích của Trung Quốc và lợi ích của phía bên kia. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc im lặng trước hành động của Vương quốc Anh thì trong mắt một số quốc gia Bắc Kinh trông sẽ yếu thế, và các quan hệ sẽ chỉ xấu đi vì điều này, Wang Yiwei, giáo sư chương trình Jean Monnet của EU tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, chia sẻ với Sputnik.

Huawei. Nước Anh - Sputnik Việt Nam
Anh tìm thỏa hiệp về Huawei
“Trung Quốc không có khuynh hướng theo đuổi chính sách “mắt đền mắt, răng đền răng” vì nó có thể gây hại cho tất cả mọi người, kể cả chính Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc không thể hiện đủ quyết tâm để chống lại các cuộc tấn công này, hành động của Vương quốc Anh sẽ trở thành tấm gương đối với các quốc gia khác, và họ sẽ coi Trung Quốc là yếu đuối và thiếu quyết đoán. Giờ đây, Hoa Kỳ đã ép các đối tác trong Liên minh Five Eyes và một số đối tác châu Âu khác, vốn không thể theo đuổi chính sách độc lập trong lĩnh vực an ninh chiến lược, để xây dựng một hệ thống quốc tế mới. Nếu Trung Quốc không phản đối thì Mỹ sẽ tạo ra một hệ thống loại trừ Trung Quốc. Và sau đó Bắc Kinh sẽ phải tìm kiếm những con đường mới. Điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện mới.
Cả Trung Quốc và các nước khác đều không muốn để xảy ra tình huống này. Trung Quốc hiện coi Huawei là một chỉ số về quan hệ. Vương quốc Anh và một số quốc gia khác đang theo đuổi chính sách kép một cách hoàn toàn rõ ràng, khi mà trong lĩnh vực an ninh, họ ủng hộ Hoa Kỳ, còn trong nền kinh tế họ muốn dựa vào Trung Quốc. Và vụ án Mạnh Vãn Châu (giám đốc tài chính của Huawei, bị bắt giữ năm 2018 tại Canada theo yêu cầu của Hoa Kỳ) đã xác nhận điều này. Các quốc gia này phụ thuộc vào Hoa Kỳ về an ninh chiến lược và không có đủ độc lập để theo đuổi chính sách riêng, thúc đẩy quyết định của chính mình.
Chúng ta thấy rằng Đức và Pháp không hoàn toàn theo chân Hoa Kỳ, vì các quốc gia này đang thúc đẩy các ý tưởng về tự chủ chiến lược và chủ quyền công nghệ ở EU. Và Trung Quốc ủng hộ cách tiếp cận này. Tuy nhiên, có những nước châu Âu khác, đặc biệt là Thụy Điển, Ba Lan, Cộng hòa Séc, với định kiến về ý thức hệ vẫn đang còn được duy trì. Ý gần đây đã tuyên bố rằng họ sẽ cấm Huawei. Đây là một tình huống rất xấu".

Ai sẽ chịu thiệt hại khi Anh tuân thủ các yêu cầu của Hoa Kỳ?

Việc Anh tuân thủ các yêu cầu của Hoa Kỳ có thể gây hại trước hết cho chính London. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba đối với các sản phẩm của Anh, sau Mỹ và EU. Nhìn chung, về thương mại song phương, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ năm của Vương quốc Anh. Năm ngoái, thương mại song phương tăng 17,6% và vượt 101 tỷ USD. Tính tới thời điểm cuối năm 2019, Vương quốc Anh là nước nhận đầu tư trực tiếp lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu (từ năm 2000 đến 2019, khối lượng đầu tư tích lũy vượt quá 50 tỷ euro). Giờ đây, khi mối quan hệ xấu đi, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể không sẵn sàng đầu tư vào một thị trường có rủi ro chính trị.

Huawei  - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ cho phép các công ty nước mình hợp tác với Huawei theo tiêu chuẩn mạng 5G

Mặt khác, thực tế cho thấy Hoa Kỳ, với tư cách là đồng minh chính trị và người bảo đảm an ninh của nhiều nước phương Tây, vẫn có đòn bẩy tốt. Ví dụ, liên quan đến Huawei, hồi đầu năm hầu hết các nước châu Âu đã từ chối thực hiện các biện pháp quá cứng rắn. EU vào tháng 1 đã công bố một loạt các biện pháp chiến lược và kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro tiềm tàng cho các quốc gia thành viên EU liên quan đến việc xây dựng mạng 5G. Các gói biện pháp không nêu tên bất kỳ công ty cụ thể. Đồng thời, mỗi quốc gia được đề nghị tự phát triển chính sách cụ thể trong lĩnh vực xây dựng và bảo mật của các mạng thế hệ thứ năm. Giờ đây có thêm nhiều quốc gia nhượng bộ những yêu cầu của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa chuỗi cung ứng, chẳng hạn, khi Vũ Hán bị phong tỏa, dẫn tới tình trạng gần như gián đoạn trong việc cung cấp iPhone và các sản phẩm khác của các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu, người ta khó có thể tưởng tượng việc từ chối hợp tác hoàn toàn với Trung Quốc. Hoa Kỳ đang ngày càng sử dụng công nghệ của mình như một cây gậy chính trị, dường như quên đi rằng một phần đáng kể trong xuất khẩu của Trung Quốc là hàng hóa trung gian, gần như không thể sống thiếu chúng, kể cả khi đưa sản xuất hàng hóa thành phẩm từ Trung Quốc ngược về Hoa Kỳ, EU hoặc các nước khác. Và luận điểm về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia từ các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc có vẻ như xa rời thực tế. Rốt cuộc, ngay cả chiếc iPhone cũng chỉ được thiết kế ở California, như dòng chữ của công ty được ghi ở mặt sau điện thoại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала